Nói cách khác y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được XH thừa nhận và lương tâm nghề nghiệp của người thầy thuốc.
+ Y đạo là những quy định bằng văn bản có tính chất pháp lý bắt buộc cả thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân theo.
Có thể thấy y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan đến ngành nghề của mình. Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc. Y đức của người cán bộ y tế là một phần của đạo đức xã hội.
Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương “Y đức là những chuẩn mực quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [34]
Tóm lại, y đức là đạo đức của người hành nghề y, là hệ thống các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của riêng ngành y, thể hiện qua các tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được XH thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Y đức hay còn gọi là đạo đức y học là cách xử thế hay các hành vi của người thầy thuốc trong khi tiếp xúc với người bệnh, chữa bệnh, chăm sóc họ và qua họ chăm sóc sức khỏe của gia đình họ, cho cộng đồng XH trong đó có họ sinh sống.
1.2.4. Khái niệm về giáo dục y đức
Từ những khái niệm cơ bản đã nêu trên có thể hiểu, giáo dục y đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của nhà giáo dục giúp cho học sinh, sinh viên ngành y tự gác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện để đáp ứng những yêu cầu chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của ngành y, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người bác sĩ tương lai.
1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục y đức
Từ khái niệm quản lý và QLGD, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động giáo dục y đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục y đức đạt được kết quả tốt nhất.
Quản lý hoạt động giáo dục y đức là phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt đông giáo dục y đức, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục y đức. Quản lý hoạt động giáo dục y đức là quản lư cả mục tiêu, nội dung, h́nh thức phương pháp giáo dục y đức, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục y đức, phát huy năng lực tự giáo dục của sinh viên. Quản lý hoạt động giáo dục y đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục y đức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục y đức.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Cấu Trúc Luận Văn: Ngoài Phần Mở Đầu, Kết Luận, Khuyến Nghị, Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Và Phụ Lục, Nội Dung Chính Của Luận Văn Chia Làm 3 Chương:
- Bản Chất Quản Lý Và Một Số Đặc Trưng Của Hoạt Động Quản Lý
- Phương Pháp Giáo Dục Y Đức Trong Quá Trình Đào Tạo
- Nhóm Các Phương Pháp Kích Thích Tính Tích Cực Hoạt Động Và Điều Chỉnh Hành Vi
- Thực Trạng Nhận Thức Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên Về Y Đức Và Tầm Quan Trọng Của Việc Giáo Dục Y Đức
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
1.3. Giáo dục y đức trong quá trình đào tạo cán bộ y tế
1.3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế
1.3.1.1. Mục tiêu đào tạo cán bộ y tế
- Mục tiêu tổng quát
Đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn với kỹ năng thực hành giỏi, phẩm chất chính trị tốt, tận tụy, phục vụ người bệnh và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Phát triển đội ngũ nhân lực khám chữa bệnh đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, theo hướng tối ưu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bênh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
- Mục tiêu cụ thể
Tăng nhanh số lượng nhân lực, nhất là bác sỹ, thông qua các loại hình đào tạo khác nhau, ưu tiên nhân lực cho các địa phương còn nhiều khó khăn, các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã;
Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa, đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật, nâng cấp bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh;
Nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bệnh viện;
Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực khám chữa bệnh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và một số lĩnh vực chuyên khoa kém thu hút nhằm cân đối phân bố nhân lực khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới.
1.3.1.2. Nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế
- Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức điều phối các hoạt động đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, và chuyển giao công nghệ cho cán bộ viên chức y tế theo chỉ tiêu của Bộ Y tế và nhu cầu xã hội.
- Tổ chức điều phối các hoạt động đào tạo:
Đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế đang hoạt động y tế trong lãnh vực y tế ở Việt Nam để cập nhật về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong lãnh vực chuyên môn nghiệp vụ y tế nhằm góp phần thực hiện thông tư 07/2008/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục với cán bộ ngành y tế”.
- Đào tạo chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II cho các cán bộ y tế ở các cơ sở y tế công lập, các cơ sở y tế ngoài công lập, các cán bộ y tế muốn chuyển đổi chuyên ngành công tác vì nhu cầu của cơ quan tuyển dụng hoặc cá nhân.
- Đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành: Đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành cho các cán bộ y tế muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ để tự đào tạo, nghiên cứu, để tham gia các đoàn công tác ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, tham gia đào tạo các chương trình ngắn hạn hoặc có cấp bằng.
- Thực hiện các chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nâng cao tay nghề cho cán bộ các cơ sở y tế và người học các nhu cầu chính đáng.
- Liên kết với các tổ chức, đơn vị khác tham gia đào tạo theo đúng qui định của pháp luật.
1.3.2. Cơ sở tâm lý và cơ sở xã hội học của nghề y
1.3.2.1. Cơ sở tâm lý học của nghề y
Đặc điểm tâm lý đối tượng phục vụ của thầy thuốc
- Bệnh tật tác động đến tâm lý và ngược lại bệnh tật chịu sự ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh. Bất kỳ một bênh dù nặng. hay nhẹ đều ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Bệnh ảnh hưởng đến người thân và cả những người xung quanh, đó là sự lo âu thay đổi kinh tế, sinh hoạt và hạnh phúc gia đình.
- Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. Thông thường bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.
- Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính nóng nảy; từ người chu đáo thích quan tâm đến người khác thành người ích ky; từ người vui tính hoạt bát thành người đăm chiêu uể oải nghi bệnh: từ người lịch sự nhã nhặn thành người khắt khe hạnh họe người khác, từ người có bản lĩnh độc lập thành người mê tín dị đoan tin vào những lời bói toán số mệnh... Song cũng có khi bệnh tật làm cho tâm lý người bệnh theo hướng làm cho họ yêu thương, quan tâm tới nhau hơn. Làm cho người bệnh có ý chí quyết tâm cao hơn...
- Mỗi người có thái độ khác nhau trước những bệnh tật. Một số người cho rằng bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được, đành cam chịu mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên quyết đấu tranh khắc phục bệnh tật: có người lại sợ hãi lo lắng bệnh tật; đôi khi chúng ta gặp những người bệnh thích thú với bệnh tật. Bên cạnh những người giả vờ bị bệnh có người lại giả vờ như không bị bệnh.
- Các biểu hiện tám lý thường gặp ở bệnh nhân
+ Sợ hãi
+ Lo âu, xao xuyến
+ Trầm cảm
+ Bực tức
+ Vị kỷ
+ Thoái hồi
1.3.2.2. Cơ sở xã hội học của nghề y
- Đặc thù của nghề thầy thuốc
Nghề y là một nghề đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, cấp thiết như nghề y, nó có quan hệ thiết thực đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.
- Vị thế của người thầy thuốc và bệnh nhân
Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, đó không phải là máy móc, công trình kiến trúc hay đường xá mà là "người" một người cụ thể đang ở tình trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác cũng như về tinh thần, họ cần sự quan tâm, cần được cứu chữa và giúp đỡ của thầy thuốc. Sức khoẻ, sự sống của họ được giao phó cho thầy thuốc, vì vậy không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, sự bàng quang và chủ nghĩa hình thức ở người thầy thuốc.
1.3.3. Nội dung giáo dục y đức trong quá trình đào tạo
- Nội dung của công tác giáo dục y đức trước hết cần giúp cho SV nhận thức rõ và sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của y đức trong học tập và trong suốt quá trình làm nghề sau này.
- Giáo dục y đức cần phân tích cho SV hiểu rõ hơn các quan điểm về y đức nổi bật từ trước đến nay:
Chẳng hạn, danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã đưa ra lời di huấn:
“Cõi trời Nam gấm vóc Nước sông Hồng chảy dài Vườn hạnh phúc nghĩa nhân Gió mùa xuân áp rộng Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang” [8]
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã dứt chí công danh để gửi trọn đời mình cho nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người. Suốt 40 năm trời hành nghề, ông đã để lại một di sản lớn về y học dân tộc vànhững bài học thấm thía về đạo làm thuốc chữa bệnh của người thầy thuốc. Cho đến nay, những bài học ấy của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn nguyên giá trị: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để lại ân đức về sau”. [8]
Thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và mang bản chất của đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu nhân loại, con người sâu sắc mà Người đã khái quát thành một triết lý sống: nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Đó là sự đồng cảm với những người lao động phải chịu cảnh ngang trái, bất công trong xã hội cũ. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ mang nghĩa “đồng bào” trong nước, mà còn là toàn thể nhân loại.
Kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và những giá trị đạo đức của nền y học thế giới, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về y đức của người thầy thuốc Việt Nam, được ngành y tế coi là phương châm chỉ đạo cho sự phát triển nền y tế nước nhà. Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức bao gồm hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm đối với người bệnh.
Thứ 2: Thầy thuốc phải xây dựng tình đoàn kết với đồng nghiệp
Giáo dục y đức cần chỉ ra cho SV nắm rõ về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế: (Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế). [6]
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
Ngoài ra Bộ Y tế cũng ra quyết định số 2526/1999/QĐ-BYT ngày 21/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản "Tiêu chuẩn cụ thể phấn đấu về y đức", áp dụng đối với cán bộ, công chức của bệnh viện.
1. Đối với bản thân: