- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các phòng, khoa, bộ môn tổ chức triển khai đến ĐNGV tuân thủ chương trình đào tạo ĐDV và chuẩn năng lực điều dưỡng đã được ban hành. Đồng thời, lồng ghép giảng dạy y đức với các môn chuyên ngành và hoạt động thực hành lâm sàng tại các CSYT.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thiết kế xây dựng các chuyên đề, chương trình ngoại khóa với các nội dung giáo dục y đức thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm nâng cao nhận thức.
- Lãnh đạo của trường CĐYT, cụ thể phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và giao cho phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức nhân sự là ĐNGV và mời các chuyên gia đang làm việc trong các CSYT tổ chức xây dựng nội dung giáo dục y đức phù hợp với thực tế để đưa vào trong chương trình học về y đức nhằm đạt được mục tiêu đào tạo chuẩn năng lực ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng. Đặc biệt, nội dung giáo dục y đức luôn phải được cần được cập nhật và bổ sung nhằm đáp ứng với tình hình thực tế và phù hợp với chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng.
- Lãnh đạo nhà trường chủ trì phối hợp với các CSYT trong việc tổ chức triển khai nội dung giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong việc giảng dạy thực hành lâm sàng tại các CSYT.
1.5.4. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Trong quản lý tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT, trong đó GV là chủ thể có vai trò trực tiếp đến chất lượng giáo dục cũng như thực hiện thành công của việc đổi mới phương pháp và CBQL trực tiếp liên quan đến hình thức tổ chức thực hiện. Do vậy, trọng tâm của việc tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV điều dưỡng là hoạt động dạy học của GV. Lãnh đạo các trường CĐYT chỉ đạo các phòng, khoa, bộ môn xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy ĐNGV tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV. Tổ chức quản lý đổi mới phương pháp và hình thức đào tạo được thể hiện ở nội dung sau:
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý phương pháp và hình thức GD phải thay đổi để phù hợp với chuẩn năng lực ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng.
- Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục y đức cho SV và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt và ban hành kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Yêu Cầu Đối Với Nghề Điều Dưỡng Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Sự Phát Triển Của Nền Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế
- Khái Quát Về Hệ Thống Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể ĐNGV về nội dung đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ĐNGV sử dụng các phương tiện, ứng dụng công nghệ trong giáo dục y đức (từ khâu chuẩn bị xây dựng thiết kế bài giảng; tổ chức mô hình giảng dạy lý thuyết và thực hành; tổ chức lượng giá kết quả học tập của SV và lưu trữ sản phẩm giảng dạy). GV tạo nhiều tình huống trong giảng dạy để SV lĩnh hội và làm chủ nhiều tri thức, từ đó phát triển hình thành kỹ năng nghề và đạo đức nghề điều dưỡng.
- Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV điều dưỡng theo kế hoạch, tiến độ đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục y đức. Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh biện pháp quản lý đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.
1.5.5. Quản lý đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Quản lý ĐNGV tham gia giảng dạy y đức ở các trường CĐYT là sự tác động của lãnh đạo nhà trường đến việc xây dựng ĐNGV của trường, nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nội dung quản lý ĐNGV, bao gồm:
- Trên cơ sở chương trình đào tạo ngành điều dưỡng và quy mô đào tạo ngành điều dưỡng, rà soát để xác định nhu cầu về ĐNGV tham gia giảng dạy y đức và các môn chuyên ngành điều dưỡng đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để có sự phân công giảng dạy trong các trường CĐYT cho phù hợp.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo phối hợp với phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức hiện khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ, năng lực của ĐNGV để tìm ra hạn chế về năng lực, hạn chế về phương pháp giảng dạy và hạn chế nghiệp vụ sư phạm để làm cơ sở nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực và kiến thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV.
- Đồng thời, tổ chức đào tạo bồi dưỡng ĐNGV theo lộ trình nhằm phát triển về chất lượng ĐNGV dạy y đức ngành điều dưỡng cho SV theo yêu cầu đào tạo đáp ứng thị trường lao động. Nâng cao chất lượng ĐNGV đều phải dựa theo chuẩn năng lực nghề nghiệp ĐDV và chuẩn đạo đức nghề nghiệp ngành ĐDV. Vì vậy, đòi hỏi ĐNGV tham gia giáo dục y đức cần phải được chuẩn hóa năng lực và trình độ y đức của ngành điều dưỡng. Ngoài ĐNGV có năng lực chuyên môn, cần phải có kiến thức sâu rộng về quy tắc ứng xử y đức cũng như có kiến thức về văn hóa, tôn giáo, tài chính và triết học nhân văn.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các phòng, khoa, bộ môn xây dựng và tổ chức triển khai các biện pháp đánh giá chất lượng ĐNGV hàng năm, tạo động lực để ĐNGV tích cực, sáng tạo chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác giáo dục y đức cho SV điều dưỡng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng hiện nay.
1.5.6. Quản lý phối hợp giữa trường và cơ sở y tế trong giáo dục y đức cho sinh viên điều dưỡng thông qua thực tập lâm sàng
Tổ chức giáo dục y đức thông qua TTLS tại các CSYT giúp cho SV áp dụng những kiến thức được học tại trường và thực hành dựa trên bằng chứng trong chăm sóc người bệnh (bao gồm nhận định người bệnh và xác định đúng vấn đề chăm sóc; lập kế hoạch chăm sóc người bệnh), thực hiện các kỹ thuật cơ bản về kỹ năng nghề và thái độ ứng xử với người bệnh. Điều này, giúp SV hình thành kỹ năng nghề và chuẩn đạo đức của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. Do vậy, việc phối hợp giữa các trường CĐYT với các CSYT trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng là nội dung quan trọng đối với kỹ năng nghề của SV.
Nội dung phối hợp giữa nhà trường và các CSYT trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng thông qua TTLS, bao gồm:
- Trên cơ sở mục tiêu, thời lượng, nội dung kiến thức TTLS tại các CSYT trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các CSYT tạo xây dựng chương trình phối hợp giữa nhà trường với CSYT trong đào tạo, hướng dẫn, giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong năm học.
- Trên cơ sở chương trình phối hợp (hoặc hợp đồng trách nhiệm) với các nội dung tham gia quản lý, giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá kết quả học tập của SV, đảm bảo cơ chế phối hợp linh hoạt và cam kết đào tạo chất lượng, hiệu quả được hai bên thống nhất, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch TTLS theo từng kỳ học cho các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các CSYT, trong đó thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được của các hoạt động, trách nhiệm của các bên liên quan, thời gian thực hiện và các nguồn lực cần huy động khi tham gia giáo dục y đức cho SV.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo, các khoa, bộ môn và giảng viên tổ chức và thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các CSYT trên cơ sở cơ chế phối hợp và kế hoạch đã đề ra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên, cán bộ hướng dẫn tại các khoa của CSYT, đảm bảo tổ chức đúng mục đích, tiến độ và huy động đủ nguồn lực tham gia vào quá trình giáo dục y đức cho SV điều dưỡng để đạt kết quả và có hiệu quả.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì xây dựng lịch học TTLS và tổ chức triển khai kế hoạch TTLS đến các phòng chức năng, khoa, bộ môn và giảng viên. Đồng thời gửi kế hoạch TTLS đến CSYT làm căn cứ phối hợp triển khai thực hiện.
- Đối với các CSYT chỉ đạo phòng Chỉ đạo tuyến triển khai kế hoạch TTLS cho SV đến các khoa trong CSYT. Chỉ đạo các khoa phân công cán bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục y đức và tổ chức đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV trong thời gian TTLS tại khoa. Đồng thời, phối hợp với GV của nhà trường phân chia nhóm SV để trực tiếp hướng dẫn, giáo dục y đức cho SV tại các phòng bệnh, khi chăm sóc và theo dõi người bệnh.
- Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn và giảng viên xây dựng mẫu bảng kiểm dựa theo chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức
nghề điều dưỡng để SV tự đánh giá năng lực của bản thân qua các giai đoạn học tập và TTLS tại CSYT.
- Chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với khoa, bộ môn và GV thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát,đánh giá các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các CSYT trong việc thực hiện giáo dục y đức thông qua TTLS cho SV, để kịp thời điều chỉnh các hoạt động để đạt mục tiêu về giáo dục y đức và mục tiêu đào tạo đề ra.
1.5.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Để quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trên cơ sở chuẩn năng lực nghề nghiệp và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT, cần phải có một công cụ đánh giá chất lượng giáo dục y đức một cách khoa học, bám sát với quản lý mục tiêu giáo dục y đức nói riêng và mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nói chung.
Bộ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng phải được xây dựng dựa trên yêu cầu của chương trình đào tạo SV ngành điều dưỡng hệ cao đẳng để phù hợp với chuẩn năng lực nghề điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng. Các tiêu chuẩn về giáo dục y đức của SV ngành điều dưỡng sẽ được là công cụ quản lý chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.
Nội dung xây dựng bộ công cụ quản lý chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, bao gồm:
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với các phòng chức năng và các khoa, bộ môn xác định mục tiêu, xây dựng các tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV điều dưỡng dựa trên trên chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV và Bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng và trên cơ sở góp ý của ĐNGV và chuyên gia các CSYT.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì tổ chức tập huấn hướng dẫn cho CBQL& GV của trường nắm được nguyên tắc, cách thức và quy trình thực hiện Bộ tiêu chí. Đồng thời, nâng cao hiểu biết của CBQL&GV trong quá trình thực hiện Bộ tiêu chí để thiết kế các bài giảng và tổ chức lớp học.
- Chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với các phòng chức năng tổ chức đánh giá triển khai áp dụng bộ tiêu chí và kết quả giáo dục y đức cho SV điều dưỡng hàng năm, để làm căn cứ để các trường CĐYT điều chỉnh các tiêu chí chất lượng cho phù hợp với yêu cầu xã hội về chất lượng NNL điều dưỡng.
1.5.8. Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT là sự tác động của lãnh đạo nhà trường đến việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho quá trình giáo dục y đức bao gồm: Xác định nhu cầu cơ sở vật chất, thiết bị và mô hình đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; tổ chức thực hiện các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm, thiết bị và mô hình đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; kinh phí đảm bảo cho hoạt động quản lý đào tạo và quá trình giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; hướng dẫn giảng viên sử dụng thiết bị, mô hình phục vụ giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.
Quản lý các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT bao gồm các công việc sau:
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo phòng Hành chính tổng hợp chủ trì phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn xây dựng và tổ chức triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng các nguồn lực (các văn bản quy định, kinh phí đầu tư, cơ sở vật chất, giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm, thiết bị, mô hình ...) làm căn cứ xây dựng kế hoạch, quản lý và sử dụng các nguồn lực đảm bảo hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng đúng mục đích và hiệu quả.
- Chỉ đạo phòng Hành chính tổng hợp chủ trì phối hợp với các phòng chức năng xây dựng và ban hành các quy định về quản lý cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm, thiết bị, mô hình phục vụ hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục y đức đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra.
- Chỉ đạo phòng Hành chính chủ trì tổ chức triển khai đến các phòng, khoa, bộ môn trong trường trong việc sử dụng các nguồn đảm bảo tổ chức đúng mục đích và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo đúng các quy định cho quá trình giáo dục y đức cho SV điều dưỡng.
- Lãnh đạo nhà trường giao trách nhiệm cho phòng Kế hoạch Tài chính chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả sử dụng của các phòng chức năng liên quan trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục y đức đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu về đào tạo NNL điều dưỡng.
- Chỉ đạo phòng Hành chính chủ trì phối hợp với phòng chức năng tổ chức thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng có nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho SV hay không. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giúp các trường điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động giáo dục y đức. Đồng thời, làm cơ sở xây dựng lộ trình đầu tư cơ sở vật chất, các phòng thực hành, thí nghiệm và mô hình hiện đại, đáp ứng đáp ứng mục tiêu giáo dục y đức cho SV và phù hợp với yêu cầu xã hội về chất lượng NNL điều dưỡng.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
1.6.1. Chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân lực y tế
Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với quan điểm chỉ đạo:
- Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện…Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
- Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [4].
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, nhằm xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đồng thời năm 2017, Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt “Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016- 2020” thuộc dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016- 2020 tầm nhìn 2025 với mục tiêu hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp về cơ chế chính sách; hoạt động đào tạo dựa trên chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới.
Theo tinh thần của Nghị quyết 46/NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”[3]. Bộ Y tế ban hành Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu chung “Phát triển nhân lực y tế đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế, dân số, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển”. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng NNL y tế. Các trường CĐYT cần có các giải pháp về tăng cường đào tạo nâng cao trình độ ĐNGV về số lượng, chất lượng trong các trường CĐYT. Cập nhật chương trình đào tạo ở mọi loại hình và trình độ đào tạo. Khuyến khích một số cơ sở đào tạo đủ điều kiện tổ chức liên kết đào tạo với các trường danh tiếng trong khu vực và quốc tế, đào tạo theo chương trình tiên tiến. Đồng thời, thường xuyên cải tiến phương pháp dạy và học, lấy người học làm trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế trong các trường CĐYT.