Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế


trọng quyền tự quyết của người bệnh, lòng nhân ái, không làm điều có hại và công bằng với người bệnh [44].

1.4.4. Hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

- Giáo dục y đức thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo điều dưỡng: Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, các môn học trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng đều góp phần cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ nghiêm túc với nghề. Giáo dục y đức được giảng dạy tích hợp trong các môn học chuyên môn. Ngoài những môn học riêng như các môn học sau: Tâm lý y học, Pháp luật Y tế và đạo đức nghề nghiệp; Tâm lý

- Giao tiếp - Giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng... Mỗi môn học ngoài việc cung cấp kiến thức, kỹ năng thì còn định hướng phát triển đạo đức nghề và hình thành nhân cách cho SV. Kết quả của việc giáo dục y đức cho SV được thể hiện trong suốt quá trình GD trong tất cả các môn học của SV tại trường.

- Giáo dục y đức cho sinh viên thông qua thực tập lâm sàng tại cơ sở y tế: Hoạt động TTLS tại các CSYT là hoạt động đặc thù đối với SV ngành y nói chung và SV điều dưỡng nói riêng, nhằm giúp cho SV củng cố kiến thức chuyên môn, áp dụng kiến thức đã học vào những tình huống thực tế tại các CSYT, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghề và trao dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, với cán bộ y tế trong hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết để SV tự tin bước vào môi trường khám chữa bệnh sau tốt nghiệp. Hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng thông qua hoạt động TTLS tại các CSYT có vai trò ý nghĩa quan trọng trong đào tạo NNL điều dưỡng.

- Giáo dục y đức cho sinh viên thông qua tổ chức các hoạt động theo chủ đề, ngoại khóa: Tổ chức các hoạt động do nhà trường tổ chức hoặc các tổ chức đoàn thể, các Câu lạc bộ, Hội SV, Đội hiến máu của trường... tổ chức tham gia các hoạt động trong và ngoài trường cho SV tham gia như: Coi trọng công tác giáo dục đạo đức trong giáo chính trị, tư tưởng cho SV, thông qua các hoạt động theo các chuyên đề; Tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện, Tình nguyện mùa hè xanh; Tham gia tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu, vùng xa... thông qua các hoạt động này, cho thấy tác dụng của việc giáo dục cho SV về tinh thần tập thể, đoàn kết và có trách nhiệm với công việc và trách nhiệm cộng đồng. Đồng thời,


giúp cho SV chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn và nhận thức sâu sắc về các chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng.

1.4.5. Phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Phương pháp giáo dục y đức cho SV là cách thức tác động của các nhà giáo dục đến người học (SV) thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho người học những chuẩn mực đạo đức và y đức cần thiết phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội và với quy định đạo đức nghề y nói chung và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng nói riêng.

Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng là nội dung quan trọng trong đào tạo ngành điều dưỡng, do vậy, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền tải những nội dung về chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng tới SV. Do đó, cần kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại trong giáo dục y đức cho SV điều dưỡng để SV có cơ hội thực hành, trải nghiệm thông qua xử lý các tình huống thực tế. Có nhiều phương pháp thực hiện trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng như:

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 8

- Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp GV dùng lời nói để trình bày, giải thích và tổng kết những kiến thức về đạo đức nghề y và các chuẩn mực đạo đức nghề điều dưỡng một cách hệ thống, logic và khoa học, nhằm giúp cho SV tiếp thu được những kiến thức về đạo đức nghề y và các chuẩn mực đạo đức nghề điều dưỡng một cách bài bản, hệ thống.

- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp, trong đó GV tổ chức hoạt động giáo dục bằng cách xây dựng kịch bản các tình huống xử lý khi chăm sóc người bệnh, theo đó SV thực hành theo các kịch bản dưới sự hướng dẫn của GV. Việc thực hành đóng vai giúp SV hiểu sâu sắc nội dung đạo đức y học, các chuẩn mực đạo đức nghề điều dưỡng và tự tin khi thực hành xử lý các tình huống trong quá trình học tập.

- Phương pháp tình huống: Là phương pháp trong đó GV sử dụng các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để SV thể hiện những hành vi chuẩn mực đạo đức, trong giải quyết các tình huống và SV phải tích cực, vận dụng những kinh nghiệm và phân tích để giải quyết tình huống. Việc học tập theo phương pháp này giúp SV sáng tạo, hứng thú và tích cực tìm ra cách giải


quyết tình huống theo cách thức mới. Qua đó, hình thành cho SV tính tự giác, tích cực, củng cố và vận dụng kiến thức đã học trong việc xử lý các tình huống về đạo đức nghề điều dưỡng.

- Phương pháp dạy học theo dự án: Phương pháp này là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực hành dưới sự hướng dẫn của GV, giúp cho SV phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan mang tính mở, khuyến khích SV tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết các tình huống. Nhiệm vụ này được SV thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Mỗi phương pháp nêu trên đều là những phương pháp tối ưu, phù hợp với việc giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Tuy nhiên, muốn sử dụng phương pháp có hiệu quả, các nhà giáo dục cần vận dụng, phối hợp các phương pháp này để phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế. Đồng thời, phát triển kỹ năng, thái độ và hình thành đạo đức nghề cho SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

1.4.6. Các lực lượng tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Chủ thể giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT là GV, CBQL, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường và bác sĩ làm việc tại các CSYT tham gia giảng dạy thực hành cho SV là chủ thể trực tiếp tác động vào quá trình giáo dục y đức, tạo nên sự phát triển nghề nghiệp của SV. Trong đó có giáo dục y đức được thực hiện thông qua chủ trương, chính sách và các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng. Các trường đào tạo ngành y và các CSYT, các bệnh viện chính là địa bàn học tập và thực hành của người làm công tác y tế, đồng thời đó chính là nơi mà họ được giáo dục về y đức.

- Giảng viên, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng tham gia giảng dạy tại trường CĐYT. Đây là ĐNGV có vai trò nòng cốt, trực tiếp kiến thức nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục y đức cho SV.

- Cán bộ QLGD, gồm cán bộ các phòng, khoa, bộ môn. Đây là lực lượng có vai trò phối hợp, chịu trách nhiệm thực hiện quản lý việc giáo dục y đức cho SV


điều dưỡng, thông qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Cơ sở thực hành lâm sàng, bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng trưởng được phân công tham gia quản lý, giáo dục y đức khi SV tham gia TTLS tại các CSYT.

- Tổ chức Đảng, thông qua nghị quyết của Đảng ủy hàng tháng đưa ra mục tiêu và nội dung về giáo dục y đức theo các chuyên đề, để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho SV. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thông qua tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho SV và tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa để SV tham gia, các hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề cho SV.

1.4.7. Đánh giá kết quả giáo dục y đức cho cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Trong các trường CĐYT, việc thường xuyên đánh giá kết quả hoạt động GD là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục, thông qua hoạt động đánh giá kết quả nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra đối với SV sau một giai đoạn giáo dục để phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động GD. Đánh giá kết quả GD là hoạt động xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng nghề và đạo đức nghề nghiệp của SV so với yêu cầu của chương trình đào tạo đề ra. Đồng thời, thông qua việc đánh giá thường xuyên SV phải tự đánh giá mức độ đạt được của mình để nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện và có phương hướng phấn đấu vươn lên.

Đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV điều dưỡng được thực hiện đánh giá trong suốt quá trình học tập ba năm tại các trường CĐYT. Kết quả đánh giá giáo dục y đức cần có tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức nghề điều dưỡng trong quá trình học tập tại trường, thực hành và TTLS tại các CSYT.

Y đức của người điều dưỡng được biểu hiện trên các mặt nhận thức, thái độ và hành vi thông qua hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV điều dưỡng được đánh giá dựa trên mức độ nhận thức nghề nghiệp điều dưỡng, xu hướng phát triển nghề và thái độ đạo đức nghề điều dưỡng của SV khi thực hiện mục tiêu đề ra.


Trong bối cảnh hiện nay, việc đánh giá về giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT cần tiếp cận theo Bộ chuẩn năng lực cơ bản của nghề điều dưỡng và áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐDV để thực hiện. Các phương pháp chính sử dụng để đánh giá giáo dục y đức gồm các phương pháp tự luận, phương pháp vấn đáp, phương pháp thực hành và phương pháp quan sát… Ngoài ra, đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV điều dưỡng đòi hỏi các nhà giáo dục cần đánh giá năng lực nhận thức, thái độ và hành vi của SV khi thực hành ứng xử trong các tình huống giả định, tình huống lâm sàng và thực tế khi giao tiếp ứng xử với người bệnh tại CSYT nơi SV thực tập.

Thông qua việc đánh giá kết quả giáo dục y đức của SV điều dưỡng, các nhà quản lý, nhà giáo dục đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về chuẩn đạo đức nghề nghiệp ĐDV sau tốt nghiệp, đáp ứng nghề điều dưỡng và đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, các trường CĐYT xây dựng kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung giáo dục và có phương pháp cho phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

1.5. Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

1.5.1. Phân cấp chủ thể trong quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng các trường cao đẳng y tế

Quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT tiếp cận theo hoạt động. Vì vậy, chủ thể quản lý các hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trường cao đẳng chủ yếu vào các nội dung như: Quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng; Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý phối hợp giữa trường với CSYT trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng thông qua TTLS; Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.


Với các hoạt động trên, chủ thể quản lý trong QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng các trường CĐYT chính là các nhà quản lý cấp Bộ, ngành và hiệu trưởng các trường CĐYT sẽ chịu trách nhiệm thực hiện. Mỗi hoạt động trong QLGD y đức cho SV sẽ bao gồm các nội dung cụ thể và các điều kiện để thực hiện đảm bảo được quyền, trách nhiệm và năng lực quản lý của các cấp quản lý trong hệ thống quản lý của ngành y tế và cơ sở đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Trong đó, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Tổng cục GDNN - Bộ Lao động - TBXH xây dựng để đề xuất các chủ trương về chất lượng chương trình, phê duyệt các chương trình đào tạo NNL y tế, chương trình đào tạo bồi dưỡng về nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, đào tạo phát triển ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng; tạo hành lang pháp lý và chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng các cơ chế chính sách phối hợp của các lực lượng, CSYT tham gia; đồng thời chỉ đạo đưa ra các lộ trình đánh giá chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành y tế sát với kế hoạch đào tạo đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của SV, Bộ quy tắc đạo đức nghề điều dưỡng và Chuẩn năng lực nghề điều dưỡng trong nước và quốc tế.

Đối với Tổng cục GDNN- Bộ Lao động TBXH chủ trì có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo ĐDV trình độ cao đẳng theo hướng chuẩn năng lực điều dưỡng khu vực và quốc tế. Phối hợp với Cục khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ y tế phê duyệt các chương trình đào tạo về NNL y tế nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng tạo sự thống nhất trong chương trình đào tạo và quản lý đào tạo NNL điều dưỡng.

Đối với hiệu trưởng các trường CĐYT chủ trì chỉ đạo các phòng, khoa/bộ môn và giảng viên thực hiện các hoạt động QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng như: Quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng; Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý phối hợp giữa trường với CSYT trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng thông qua TTLS; Quản lý


kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT để đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp cho SV sau khi tốt nghiệp.

Đối với các CSYT thực hiện cơ chế phối hợp trong quản lý giáo dục y đức cho SV thông qua hoạt động TTLS thông qua hợp đồng trách nhiệm, kế hoạch thực tập lâm sàng theo kỳ đã được thống nhất, tổ chức hướng dẫn SV thực tập và đánh giá kết quả giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong quá trình thực tập tại các khoa của CSYT.

1.5.2. Quản lý xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

Xây dựng mục tiêu là một chức năng trong QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. Trong đó, bao gồm, xác định những vấn đề, phân tích tình hình thực tiễn và bối cảnh đặt ra; Dự báo các khả năng và nhu cầu chất lượng về NNL điều dưỡng; Lựa chọn và xác định mục tiêu và hoạch định đường lối, phương pháp và cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu của quá trình GD. Thông qua mục tiêu giáo dục y đức chính là thiết kế các cấp độ đạt được về đạo đức nghề điều dưỡng cho SV, dựa trên chuẩn năng lực nghề nghiệp ĐDV và chuẩn đạo đức ngành điều dưỡng, đáp ứng thị trường lao động.

Xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV điều dưỡng có vai trò quan trọng, giúp cho các hoạt động quản lý của lãnh đạo nhà trường và các hoạt động giáo dục y đức được triển khai một cách chủ động và đạt hiệu quả. Thông qua mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, CBQL, ĐNGV và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết và các biện pháp, giúp việc thực hiện mục tiêu thuận lợi và mang lại kết quả cao. Ngoài ra, việc xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV, giúp cho việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng được thuận lợi. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý.

Nội dung mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng được xây dựng, bao gồm:


- Lãnh đạo các trường CĐYT chỉ đạo phòng Đào tạo phối hợp các phòng chức năng, khoa, bộ môn triển khai tổ chức khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT.

- Nhà trường xác định mục tiêu giáo dục y đức cho SV điều dưỡng phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường CĐYT nói chung và mục tiêu đào tạo ngành điều dưỡng nói riêng.

- Xác định nội dung giáo dục y đức phù hợp với chuẩn năng lực ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng; phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Xác định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức hợp lí từ khâu tổ chức thực hiện đến kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

- Xác định các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục y đức cho SV điều dưỡng. Đồng thời, thiết lập các điều kiện bảo đảm để kế hoạch thực hiện có hiệu quả.

- Quán triệt, tổ chức hướng dẫn triển khai đến các lực lượng thực hiện mục tiêu giáo dục y đức cho SV điều dưỡng bám sát mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nói riêng.

- Lãnh đạo nhà trường chủ trì phối hợp với các CSYT trong việc tham gia xây dựng mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng để việc triển khai thực hiện được chủ động, thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

1.5.3. Quản lý nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng

Quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng là sự tác động quản lý của lãnh đạo nhà trường đến chương trình, nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng nhằm đưa nội dung chương trình nhằm đáp ứng chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng và chuẩn năng lực ĐDV.

Quản lý nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, bao gồm:

- Lãnh đạo các trường CĐYT chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục y đức với mục tiêu đáp ứng chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

- Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì tổ chức quán triệt, triển khai đến các lực lượng thực hiện chương trình giáo dục y đức cho SV điều dưỡng, được cụ thể hóa bằng nội dung GD phù hợp với chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng và chuẩn năng lực ĐDV.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí