Thực Trạng Các Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sv Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên

2.4.3. Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng các hình thức giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên qua câu hỏi 5 (phụ lục 1) và câu 7 (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên


Hình thức giáo dục y đức

Đối tượng khảo

sát

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình


Xếp loại

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao

giờ

1. Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa

Mác - Lênin

CBGV

76

6

3

0

3,86

1

SV

245

48

7

0

3,79

2

2. Giáo dục y đức qua giờ học thực

tế lâm sàng

CBGV

64

19

3

0

3,75

2

SV

253

42

5

0

3,83

1

3. Giáo dục y đức qua sinh hoạt lớp, khoa, đoàn, hội

sinh viên

CBGV

45

26

7

7

3,28

3

SV

54

102

134

10

2,66

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 10

Hình thức giáo dục y đức

Đối tượng khảo

sát

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình


Xếp loại

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

bao giờ

4. Giáo dục y đức qua hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ

hội, TDTT

CBGV

32

43

10

0

3,26

4

SV

51

101

136

12

2,63

6

5. Giáo dục y đức qua hoạt động xã hội sức khỏe cộng

đồng

CBGV

13

21

38

13

2,4

8

SV

52

123

52

20

2,33

9

6Giáo dục y đức qua hoạt động vào các ngày chủ điểm

của năm học

CBGV

16

21

35

13

2,47

6

SV

46

102

141

21

2,64

5

7Giáo dục y đức qua hoạt động

chính trị, thời sự

CBGV

12

22

35

16

2,35

9

SV

44

89

138

29

2,49

8

8Giáo dục y đức qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến

máu nhân đạo

CBGV

16

18

36

15

2,41

7

SV

42

91

143

24

2,5

7

9. Giáo dục y đức qua những tấm gương sáng về phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp

CBGV

23

41

18

3

3,0

5

SV

48

109

133

10

2,65

4


* Theo đánh giá của CBQL - GV

Từ số liệu thể hiện ở bảng 2.5 có thể thấy các hình thức giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được các em đánh giá với mức độ thường xuyên từ cao đến thấp như sau:

1. Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac - Lênin... ( X = 3,86 tương đương mức độ rất thường xuyên)

2. Giáo dục y đức qua giờ học thực tế lâm sàng ( X = 3,75 tương đương mức độ rất thường xuyên)

3. Giáo dục y đức qua sinh hoạt lớp, khoa, đoàn, hội sinh viên ( X =3,28 tương đươn mức độ rất thường xuyên)

4. Giáo dục y đức qua hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, TDTT ( X =3,26 tương đương mức độ rất thường xuyên)

5. Giáo dục y đức qua những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ( X = 3,0 tương đương mức độ thường xuyên)

6. Giáo dục y đức qua hoạt động vào các ngày chủ điểm của năm học ( X

= 2,47tương đương mức độ thỉnh thoảng)

7. Giáo dục y đức qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo (

X =241 tương đương mức thỉnh thoảng)

8. Giáo dục y đức qua hoạt động xã hội sức khỏe cộng đồng ( X = 2,4tương đương mức thỉnh thoảng)

9. Giáo dục y đức qua hoạt động chính trị, thời sự ( X =2,33 tương đương mức thình thoảng)

* Theo đánh giá của SV:

Từ số liệu thể hiện ở bảng 2.5 có thể thấy các hình thức giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được các em đánh giá với mức độ thường xuyên từ cao đến thấp như sau:

1. Giáo dục y đức qua giờ học thực tế lâm sàng ( X = 3,83 tương đương mức độ rất thường xuyên)

2. Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac - Lênin... ( X = 3,79 tương đương mức độ rất thường xuyên)

3. Giáo dục y đức qua sinh hoạt lớp, khoa, đoàn, hội sinh viên ( X =2,66 tương đươn mức độ thường xuyên)

4. Giáo dục y đức qua những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ( X = 2,65 tương đương mức độ thường xuyên)

5. Giáo dục y đức qua hoạt động vào các ngày chủ điểm của năm học

( X 2,64 tương đương mức độ thường xuyên)

6. Giáo dục y đức qua hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, TDTT ( X =2,63 tương đương mức thường xuyên)

7. Giáo dục y đức qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo ( X =2,5 tương đương mức thỉnh thoảng)

8. Giáo dục y đức qua hoạt động chính trị, thời sự ( X =2,49 tương đương mức thình thoảng)

9. Giáo dục y đức qua hoạt động xã hội sức khỏe cộng đồng ( X = 2,33 tương đương mức thỉnh thoảng)

Hai hình thức giáo dục được CBGV và SV đánh giá có mức độ tổ chức thường xuyên nhất đó là: “Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac - Lênin” và “giáo dục y đức qua hoạt động thực tế lâm sàng”

Hình thức giáo dục y đức “Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac - Lênin”. Đây là hình thức mà qua các môn học trên lớp SV được GV những kiến thức, nội dung liên quan đến giáo dục y đức cho SV. Đây là một hình thức có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành trong môi trường học tập của SV.

Với hình thức “giáo dục y đức qua hoạt động thực tế lâm sàng”, có thể nói đây mà một môi trường thực tế và thuận tiện cho việc nâng cao y thuật và

bồi dưỡng y đức của SV. Tại môi trường học tập thực tế này các em được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, với các cán bộ y tế tại cơ sở thực tập và trải nghiệm những tình huống thực tế nên qua đó các em học hỏi được nhiều điều và nhận thấy đây là môi trường mà bản thân được giáo dục y đức nhiều nhất và thường xuyên nhất.

Nhưng hình thức giáo dục y đức được CBGV và SV đánh giá có mức độ thực hiện thấp nhất và chỉ ở mức thỉnh thoảng đó là:

Giáo dục y đức qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo Giáo dục y đức qua hoạt động chính trị, thời sự

Giáo dục y đức qua hoạt động xã hội sức khỏe cộng đồng

Đây là những hình thức giáo dục y đức đòi hỏi sự kết hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Bênh cạnh đó thì có thể thấy một số hình thức giáo dục y đức như: Giáo dục y đức qua sinh hoạt lớp, khoa, đoàn, hội sinh viên

Giáo dục y đức qua hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, TDTT

Giáo dục y đức qua những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Các hình thức giáo dục y đức này được CBGV đánh giá là được thực hiện rất thường xuyên nhưng SV lại chỉ đánh giá các hình trên được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên mà thôi.

Tóm lại, có thể thấy các hình thức giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã được thực hiện khá phong phú và đa dạng nhưng mức độ thường xuyên chưa cao mới chỉ chủ yếu tập trung vào các hình thức giáo dục thông qua đào tạo chuyên môn chứ chưa đẩy mạnh vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động mang tính cộng đồng cao.

3.86

3.79

3.83

3.75

3.28

3.26

3

2.66

2.63

2.64

2.65

2.47

2.49

2.5

2.4

2.41

2.33

2.35


CB-GV SV

4.5


4


3.5


3


2.5


2


1.5


1


0.5


0

1 2 3 4 5 6 7 8 9


Biểu đồ 2.4. Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Trong đó:

1. Giáo dục y đức qua bài giảng các môn học trên lớp như môn pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac - Lênin

2. Giáo dục y đức qua giờ học thực tế lâm sàng

3. Giáo dục y đức qua sinh hoạt lớp, khoa, đoàn, hội sinh viên

4. Giáo dục y đức qua hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, TDTT

5. Giáo dục y đức qua hoạt động xã hội sức khỏe cộng đồng

6. Giáo dục y đức qua hoạt động vào các ngày chủ điểm của năm học

7. Giáo dục y đức qua hoạt động chính trị, thời sự

8. Giáo dục y đức qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo

9. Giáo dục y đức qua những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

2.5. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

2.5.1. Thực trạng về công tác tổ chức nhân lực

Để khảo sát về thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV, đề tài sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 2) và thù được kết quả như sau:

Bảng 2.6 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV


Các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Mức độ

Điểm bình quân


Xếp thứ

Tích

cực (4điểm)

Trung

bình (3điểm)

Ít tham

gia (2điểm)

Không

tham gia (1điểm)

1. Ban giám hiệu nhà trường

36

45

5

0

3,37

3

2. Ban lãnh đạo các khoa

32

43

10

0

3,1

7

3. Đoàn TNCS HCM

41

39

4

0

3,36

4

4. Hội sinh viên

35

41

9

0

3,31

5

5. Phòng công tác học sinh

sinh viên


62


21


2


0


3,71


1

6. Giáo viên phụ trách

chủ nhiệm


53


29


3


0


3,58


2

7. Giáo viên giảng dạy bộ môn

34

42

9

0

3,29

6

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.6 có thể thấy các lực lượng giáo dục trong nhà trường đều đã tham gia vào hoạt động giáo dục y đức cho SV nhưng có mức độ tích cực chưa đồng đều. Mức độ tích cực của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với công tác giáo dục y đức cho SV được sắp xếp từ cao đến thấp như sau:

1. Phòng công tác học sinh sinh viên

2. Giáo viên phụ trách chủ nhiệm

3. Ban giám hiệu nhà trường

4. Đoàn TNCS HCM

5. Hội sinh viên

6. Giáo viên giảng dạy bộ môn

7. Ban lãnh đạo các khoa

Theo cấu tạo tổ chức của nhà trường thì phòng Công tác HS -SV thuộc Ban giám hiệu nhà trường do một đồng chí hiệu phó phụ trách trực tiếp và chỉ đạo. Chức năng cơ bản của phòng công tác HS-SV là:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú.

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV.

- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí