Thực Trạng Nkhhc Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Tại Chợ Mới, Bắc Kạn


Đối với những trẻ bị NKHHC nhiều lần và đã được uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom), sau khi uống, các bà mẹ đã nhận thấy lợi ích của việc dùng thuốc.

…Cháu sẵn sàng mua thuốc cho con của cháu uống vì sau khi uống thuốc bệnh giảm hẳn đi, con của cháu không hay ốm nhiều nữa, bệnh nhẹ hơn…”

Bà Triệu Thị T. 25 tuổi (Dân tộc Dao) thôn Bản Quất, xã Như Cố


“... Trước đây con em hay ốm lắm, một năm đi viện khoảng 3 lần, mỗi lần đi khoảng hơn tuần và tốn khoảng 1000.000 đồng. Từ khi được Y tế thôn bản hướng dẫn cách chăm sóc con và trạm y tế cho con em uống thuốc phòng bệnh thì bây giờ thỉnh thoảng cháu mới bị ho mà chỉ ho nhẹ, cháu cho con uống vỏ quít hấp mật ong, thế là khỏi, con của cháu ăn, uống tốt và ngủ ngon...Y tế thôn bản nên hướng dẫn các bà mẹ thường xuyên như thế này để các mà mẹ biết và chăm sóc con tốt hơn nữa...”

Bà Hoàng Thị Nh. 20 tuổi (Dân tộc Tày) thôn Bản Đồn, xã Hòa mục

* Sự chấp nhận của lãnh đạo cộng đồng

Lãnh đạo cộng đồng ủng hộ vì giải pháp can thiệp đã thiết lập hệ thống mang tính mạng lưới làm việc thường quy giữa trạm y tế, NVYTTB và người dân. Nội dung can thiệp được tổ chức thực hành cho các nhóm khác nhau từ lãnh đạo tới người dân, cụ thể, rõ ràng, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Tạo được cơ chế phối hợp giữa các cán bộ địa phương của các ngành, của chính quyền với người dân được thúc đẩy.



… Ở miền núi này còn nhiều vấn đề lắm, nhiều người mắc bệnh và bệnh cũng nặng nên cần có sự giúp đỡ của các Bác sỹ để bệnh nhẹ đi và số người mắc phải giảm xuống…người dân ở đây nhận thức cũng chậm nên phải nói và hướng dẫn cụ thể, thường xuyên mới được. Tôi cho rằng việc làm của trường Y Thái Nguyên là tốt đấy vì người dân vừa được hướng dẫn làm cụ thể và y tế thôn bản lại được kiến thức và được theo dõi trẻ tại nhà, như vậy thì y tế thôn bản và người dân sẽ gần gũi nhau hơn…”

Ông Hà Văn T. 53 tuổi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nông Hạ

Theo nhận định của lãnh đạo phòng y tế và Trung tâm y tế huyện, việc triển khai đề tài tại địa phương đã nâng cao được sức khỏe cộng đồng và điều quan trọng là mô hình hoạt động này được chuyển giao như một giải pháp khoa học công nghệ cho địa phương, đó chính là sự bền vững của mô hình can thiệp.


...Chúng tôi rất mừng vì chương trình của trường Y đã đào tạo thêm kiến thức, kỹ năng cho NVYTTB, họ giúp chúng tôi làm việc tại cộng đồng, quan trọng nhất là theo dõi được sức khỏe trẻ em ở tại nhà. Không những thế, họ còn làm việc cụ thể và thường xuyên với cán bộ ở trạm. Trước đây chúng tôi chưa từng nhận chương trình nào tương tự như thế này nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đã được các anh, chị ở trường Y hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi cách tiến hành để sau này chúng tôi còn mở rộng ra những nơi khác và chúng tôi đã được các thầy cô ở trường Đại học Y khoa Thái Nguyên chuyển giao cách làm này để có thể áp dụng cho các chương trình y tế khác...”

Bà Triệu Thị Th. 48 tuổi, Trưởng phòng y tế, huyện Chợ Mới

* Sự chấp nhận của nhân viên y tế thôn bản

- Y tế thôn bản chấp nhận tham gia can thiệp do đạt được kiến thức và kỹ năng phòng chống NKHHC, được cộng đồng tin tưởng, tạo nên uy tính cao của họ với nhân dân, được góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.


Trước đây khi chưa có chương trình này khi làm việc với cộng đồng tôi cảm thấy lạ, khi tham gia vào chương trình này mỗi tháng 2 lần đến thăm từng gia dình trong thôn, được gần gũi với bà con, tôi cảm thấy rất vui. Ban đầu thực hiện công việc này, nhiều bà mẹ chưa hiểu vấn đề nhưng qua nhiều lần tiếp xúc, khi được nghe truyền thông, biết được nguy hại của căn bệnh này, họ rất phấn khởi và cộng tác với tôi, bây giờ tôi làm việc rất thuận lợi. Tôi nghĩ khi chương trình này không còn làm nữa nhưng tôi vẫn sẵn sàng đến với bà con vì công việc cũng dễ làm và đã thành nếp rồi, nếu không thấy mình đến thì bà con lại nhắc, những lần đến như vậy, tôi thấy vui với cộng đồng, hiểu thêm về cái cộng đồng mình làm …”

Ông Hoàng Hữu D. 44 tuổi, Y tế thôn bản, xóm Bản Đồn, xã Hòa Mục

Dân tộc HMông. Một dân tộc rất đặc thù của miền núi Phía Bắc Việt Nam, họ sống ở các triền núi cao, thành chòm xóm, không hội họp, giao lưu với các dân tộc khác trên địa bàn, đó cũng là một trở ngại trong quá trình triển khai can thiệp.

“… Mới đầu rất chi là trở ngại, đặc biệt các chị người HMông ... không có ai đi nghe truyền thông vì người HMông không bao giờ làm việc và tiếp xúc với dân tộc khác ở chỗ chúng tôi. Người HMông chỉ làm theo người Mông thôi, không tập trung với chúng tôi nên rất khó ... một thời gian đầu cứ phải đi từng nhà để động viên và tổ chức truyền thông luôn một nhóm chỗ người HMông và người ta nghe mấy lần, thấy có lợi ích, người ta mới chịu nghe chung với người Dao ở khu ngoài… Nếu chương trình này kết thúc, Tôi vẫn thực hiện công việc


này vì Tôi đã có kiến thức và biết cách làm và phải làm thường xuyên như là nhắc lại cho chị em nhớ, để chị em còn phòng bệnh cho con mình …”

Bà Nguyễn Thị H. 35 tuổi, Y tế thôn bản xóm Đồng Luông, xã Quảng Chu

* Sự chấp nhận của cán bộ y tế

Theo ý kiến của cán bộ y tế, đề tài này đã giúp họ thúc đẩy mạng lưới từ trạm y tế tới y tế thôn bản với người dân và ngược lại. Hoạt động giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bằng các giải pháp kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả, phù hợp với khả năng của cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và lồng ghép các hoạt động khác của trạm y tế xã. Vì vậy sau 2 năm can thiệp tình trạng sức khỏe của trẻ đã được cải thiện rõ rệt.

“ Cái này (can thiệp phòng chống NKHHC) có hiệu quả rõ ràng, trước khi có chương trình can thiệp này thì số lượng các cháu bị NKHHC đến chỗ chúng tôi đông hơn, kể cả khi bị bệnh nhẹ người ta không hiểu biết người ta cũng mang đi hoặc là có khi bệnh nặng sắp chết mới mang đến. Nhưng mà khi có chương trình này, thực hiện sau 2 năm chúng tôi thấy có hiệu quả rõ ràng, số lượng trẻ bị NKHHC đã giảm đi, các bà mẹ đã có kiến thức, vấn đề này rất có thiết thực đối với địa phương… có một số bà mẹ hỏi tôi xem chương trình còn có thuốc phòng bệnh không? Vì là có một số người vẫn tiếp tục đăng ký mua cho con, cháu. Không có hỗ trợ tiền người ta vẫn mua…”

Ông Triệu Đức X. 54 tuổi - Trạm trưởng trạm y tế xã Hoà Mục

Về trình độ của NVYTTB, trong thời gian can thiệp được sự giám sát hỗ trợ của nhóm nghiên cứu, cán bộ y tế xã, đã được cải thiện

“...YTTB theo dõi trẻ đều đặn hàng tháng và tham gia giao ban với trạm y tế xã 1 lần/1 tháng. Nói chung là các anh chị cũng nhiệt tình, ở xã chúng tôi có 14 NVYTTB nhưng có vài ba người, trình độ của các Anh/ Chị hơi kém, do vậy lúc đầu họ còn gặp khó khăn trong việc hoạt động cho nên về khâu truyền thông cũng không được tốt lắm. Qua 2 năm hoạt động, chúng tôi đã kèm cặp, giúp đỡ cho các Anh/ Chị. Do vậy là các Anh/ Chị cũng có khá lên nhiều ...”

Bà Ma Thị Th. 42 tuổi - Trạm trưởng trạm y tế xã Nông Hạ


Chương 4 BÀN LUẬN


4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn

4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung

Trong tổng số 1152 trẻ được điều tra tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, cho thấy: Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ là 36,1 %, NKHH dưới cấp là 7,8 %, tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khu vực này là 43,9 %. Kết quả trên chứng tỏ NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng còn cao. Chợ Mới - Bắc Kạn là một huyện miền núi có nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa xã hội, khoảng 80 % là người dân tộc thiểu số, tình hình bệnh tật nói chung và bệnh trẻ em nói riêng là khá nặng nề. Đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn như thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ nghèo còn cao (hơn 60 % số hộ được nghiên cứu có thu nhập bình quân (dưới 200.000 đ/người/tháng), bà mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ, điều kiện vệ sinh nhà ở còn kém: Đun bếp trong nhà ở, chuồng gia súc dưới sàn nhà, nhà ẩm thấp..., phải chăng những yếu tố này đã góp phần làm cho tỷ lệ NKHHC ở khu vực này cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của Prietsch S.

O. Năm 2008 ở thành phố Rio Grande, miền Nam Brazil: NKHHC ở trẻ là 23,9

% [125] và cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) ở Hương Thủy- Thừa thiên Huế: NKHHC tại cộng đồng là: 39,7

% [68]. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nizami S. Q ở cộng động vùng ngoại vi thành phố Karachi, Parkistan (2006): Tỷ lệ mắc NKHHC chung là 44,0 %, NKHH dưới cấp là 8,2 % [120].

* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo lứa tuổi

Các báo cáo hoạt động của chương trình phòng chống NKHHC trẻ em một số tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ, thành phố Đà Nẵng đều cho thấy, tỷ lệ NKHHC đặc biệt là viêm phổi nặng và tử vong hay xảy ra trong nhóm trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi [8], kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỷ lệ NKHH dưới cấp ở trẻ em tại Chợ Mới, Bắc Kạn có xu hướng tăng cao ở nhóm trẻ này, cụ thể là: Từ 2 tháng đến dưới 1 tuổi (11,0 %), ở nhóm trẻ 12 – 35 tháng tuổi (10,9 %), nhóm 36 – 60 tháng tuổi là 4,7 %. Xu hướng nhóm trẻ dưới 1 tuổi mắc cao nhất dẫn đến nguy cơ diễn biến nặng. Điều này có thể được lý giải bằng đặc điểm giải phẫu, sinh lý của trẻ, các tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp và phổi chưa hoàn toàn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Đường thở


từ mũi đến thanh khí, phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc trẻ càng nhỏ, càng dễ xung huyết và rất mỏng, có nhiều mao mạch. Niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị chít hẹp và gây khó thở. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, dãn các phế nang khi bị viêm phổi [13], [14]. Ngoài ra, đối với lứa tuổi trên 6 tháng thì khả năng miễn dịch của trẻ kém do thiếu các globulin miễn dịch của mẹ sang trong thời kỳ bào thai giảm sút, khả năng tự sản xuất chưa đáp ứng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở lứa tuổi này cũng đã được phản ánh trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ về NKHHC ở Thừa Thiên Huế [68] và ở nghiên cứu năm 2005 của Nguyễn Tiến Dũng về thực hành xử trí NKHHC của cán bộ y tế xã thuộc trung tâm y tế huyện Chương Mỹ, Hà Tây [38].

* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5) cho thấy, sự khác biệt về tỷ lệ NKHHC giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của tác giả Acharya D. (2003) Nam Ấn Độ [77], Hàn Trung Điền (2002) tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị [36].

* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo vùng

Chúng tôi có phân tích xem trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III) với khu vực miền núi (khu vực II) có sự khác biệt hay không? Kết quả cho thấy, chưa có sự khác biệt về tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi của hai khu vực này tại địa điểm nghiên cứu. Theo chúng tôi, tiêu chí để phân biệt Khu vực III và Khu vực II chủ yếu dựa vào phân vùng cao, thấp theo mặt nước biển, có đánh giá tỷ lệ hộ nghèo, kết cấu hạ tầng cơ sở công cộng, địa bàn dân cư,…Nhưng thực tế kết quả điều tra lại cho thấy yếu tố liên quan đến NKHH dưới cấp ở đây chủ yếu là do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, cai sữa sớm, kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và điều kiện vệ sinh nhà ở kém, không phải do các tiêu chí để phân biệt khu vực, vùng của Ủy ban dân tộc.

* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm các dân tộc

Tại các khu vực chúng tôi nghiên cứu có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, HMông, Hoa, Sán chí, Sán Dìu, Cao Lan, Mường... Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 3.1) cho thấy rằng: Chưa thấy có sự khác biệt tỷ lệ NKHHC giữa trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ dân tộc Kinh, với p>0,05. Điều này


theo chúng tôi cũng phù hợp, vì trẻ em dân tộc kinh chỉ chiếm khoảng 20 % trong tổng số trẻ nhỏ, là dân tộc Kinh nhưng sinh ra trong điều kiện của miền núi, vùng cao và gia đình trẻ hầu hết đã sinh sống lâu đời trên vùng quê này. Họ chung sống hòa hợp với cộng đồng người dân tộc thiểu số, cùng chung điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên và phong tục tập quán.

Tuy vậy khi xem xét về tỷ lệ NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi của từng dân tộc thấy: Tỷ lệ NKHH dưới cấp của trẻ em ở các dân tộc rất khác nhau (bảng 3.6) Trong khi dân tộc Tày: 7,0 %; Kinh: 6,7 %; Nùng: 9,6 %, Dao: 9,9 % và HMông: 26,3 %. Tỷ lệ NKHH dưới cấp trẻ em người dân tộc HMông cao hơn trẻ em dân tộc Kinh và trẻ em dân tộc thiểu số khác (p<0,01). Tại sao trẻ em dân tộc HMông bị NKHH dưới cấp cao gấp hơn 3 lần? có thể hiểu, qua quan sát thực tế và phỏng vấn sâu chúng tôi thấy, người HMông có phong tục tập quán riêng, họ không bao giờ làm việc và tiếp xúc với các dân tộc khác trên cùng địa bàn, họ sống thành chòm, xóm riêng biệt, chủ yếu làm nương rẫy, bếp đun giữa nhà, chuồng gia súc cạnh nhà, kiến thức nuôi con, tập quán sinh hoạt của các bà mẹ người dân tộc HMông kém hơn các bà mẹ người Kinh và người Tày. Cái chính là khi trẻ mắc NKHH trên cấp, họ không điều trị và chăm sóc gì, do đi làm xa, trẻ em tự trông nhau và do người già trông, trẻ khi mắc bệnh được đưa từ thôn bản tới trạm y tế xã cũng ít hơn so với các dân tộc thiểu số khác, cùng sống trong điều kiện như nhau, môi trường như nhau, nhưng có lẽ nhóm trẻ em H’Mông khi mắc bệnh NKHH trên cấp không được điều trị ngay từ đầu, nên dẫn đến NKHH dưới cấp. Do vậy các yếu tố xã hội như kiến thức nuôi con, phong tục tập quán là những vấn đề cần phải quan tâm trong dự phòng bệnh NKHHC trẻ em.

Bà Nguyễn Thị H. Nhân viên Y tế thôn bản xóm Đồng Luông, Quảng Chu, nơi có dân tộc HMông sinh sống đã cho biết: “...Người H’Mông không bao giờ làm và tiếp xúc với dân tộc khác ở chỗ chúng tôi cả, người H’Mông chỉ làm theo người H’Mông thôi...”

4.1.2. Thực trạng vi khí hậu tại Chợ Mới, Bắc Kạn

Chúng tôi đặt vấn đề liệu vi khí hậu có ảnh hưởng gì tới tình trạng sức khỏe ở trẻ nhỏ? Đo trên 100 mẫu nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và so sánh với tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam để đánh giá. Kết quả trong các bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy: 100 % các hộ gia đình được nghiên cứu thì nhiệt độ hiệu dụng vào mùa đông không đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhà ở. Nhiệt độ hiệu dụng trung


bình trong nhà vào mùa đông quá lạnh (12,880C ± 1,480C) thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (230C- 250C), sự chênh lệch nhiệt độ hiệu dụng trong nhà (12,880C ± 1,480C) và ngoài nhà (12,130C ± 1,250C) vào mùa đông là không đáng kể. Về mùa hè nhiệt độ hiệu dụng trung bình trong nhà (26,580C ± 1,560C) và ngoài nhà (26,60C ± 1,630C) không có sự khác biệt, với p> 0,05. Khu vực chúng tôi nghiên cứu là những xã vùng núi, vùng cao khí hậu rất lạnh vào mùa đông, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, qua quan sát thực tế chúng tôi thấy: Nhà ở của người dân nơi đây chủ yếu là nhà lợp lá và vách che bằng phên nứa. Một số nhà đồng bào dân tộc Tày, Nùng vẫn ở nhà sàn nhưng vách nứa không đủ khả năng che gió lạnh mùa đông. Vì vậy rất lạnh vào mùa đông và lại nóng về mùa hè. Thực tế cho thấy khí hậu lạnh là một yếu tố liên quan đến NKHHC ở trẻ em.

Chúng tôi có tham khảo bảng nhiệt độ trung bình theo tháng của Trạm khí tượng thủy văn, huyện Chợ Mới trong 2 năm nghiên cứu, kết quả cho thấy những ghi nhận này trùng hợp với các nghiên cứu thực địa của chúng tôi. Các tháng về mùa đông thời tiết lạnh và mùa hè nhiệt độ cũng khá cao. Địa hình khu vực này có nhiều núi cao, người dân làm nhà ở trên các triền núi và thung lũng, nên mùa đông vẫn lạnh và mùa hè nhiệt độ tương đối cao, nóng bức và gió thay đổi liên tục và quẩn không khí không được lưu thông, không tạo nên sự thoáng mát.

Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình, thấp nhất, cao nhất tháng tại huyện Chợ Mới

Đơn vị tính: (0C)


Năm

2007

2008

Tháng

Ttb

Tx

Tm

Ttb

Tx

Tm

1

14,7

25,5

4,1

13,5

29,0

3,8

2

20,8

30,3

5,3

12,4

25,6

5,1

3

20,4

30,2

11,5

19,8

31,4

6,7

4

22,1

34,6

13,0

23,5

34,9

16,3

5

25,2

36,8

15,9

25,6

35,4

17,9

6

28,3

35,4

21,9

26,9

35,7

21,3

7

28,1

34,7

21,9

26,9

35,7

21,3

8

27,1

35,8

22,7

27,3

35,7

23,2

9

25,3

33,4

16,2

26,6

37,0

22,0

10

23,9

33,5

14,7

24,6

32,5

17,4

11

18,1

29,4

3,9

18,6

29,4

7,3

12

18,1

28,1

7,1

15,5

26,6

6,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 12

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn, tỉnh Bắc Kạn [72]


4.1.3. Thực trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo nhiều nghiên cứu đa số ban đầu do virus nhưng sau đó sẽ bội nhiễm vi khuẩn. NKHH dưới cấp đa số có diễn biến ban đầu là NKHH trên cấp như chảy nước mũi, ho và sau đó viêm phổi do vi khuẩn. Để xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở cộng đồng do loại vi khuẩn nào để từ đó đề ra được biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ tại cộng đồng, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với khoa Vi sinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tiến hành lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm. Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu về nguyên nhân do virus. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nuôi cấy dịch tỵ hầu có vi khuẩn chiếm 47,9 % trong đó: Haemophilus. influenzae chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6 %), sau đó là Streptococcus pneumoniae (14,1 %); Staphylococus aureus (tụ cầu) chiếm 4,2 % tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phan Lê Thanh Hương (2004) và Trần Thị Biển (1997), cụ thể là: Năm 2004, Phan Lê Thanh Hương lại cho thấy căn nguyên chủ yếu của NKHHC trẻ nhỏ là Haemophilus influenzae (47 %) và Streptococcus pneumoniae (35,3 %) [50], còn nghiên cứu của Trần Thị Biển về căn nguyên gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh NKHHC ở trẻ em dưới 3 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện Xanh-Pôn, Hà Nội năm 1997, cho thấy: Staphylococcus aureus (24,7 %), Brahamera catarrhalis (22,4 %), Strep pneumonia (19,1 %), Haemophilus influenzae (15,7 %) ... [11]. Ngoài ra, vấn đề này cũng được một số tác giả ngoài nước đề cập đến: Năm 2006, Nizami, S. Q. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình mắc NKHHC và xác định nguyên nhân gây bệnh ở trẻ, tuổi từ 2 tháng tới 5 tuổi ở cộng đồng vùng ngoại vi thành phố Karachi, Parkistan cho thấy: Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Haemophilus influenzae (10,9 %), Streptococcus pneumoniae (3,7

%) và Klebsiella pneumoniae (8,5 %) [120].

Năm 2004, Monica Lakhanpaul, Mria Atkinson và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dịch tễ học và căn nguyên gây viêm phổi ở một số nước Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước đang phát triển, cho thấy: Viêm phổi mắc phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia - CAP) do nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn gây bệnh là rất khác nhau theo nhóm tuổi của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy căn nguyên ở các nước đang phát triển trong 15 năm gần đây là S.pneumoniae và Mycoplasma. Một số ca bệnh do cả 2 vi khuẩn này gây nên. Tỷ lệ mắc do S.pneumoniae dao động từ 4 % đến 21 %. Ngoài ra, các căn

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí