Phương Pháp Giáo Dục Y Đức Trong Quá Trình Đào Tạo

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách công tác được giao.

+ Có tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ.

+ Không vi phạm pháp luật, thực hiện nghiêm túc Quy chế bệnh viện. Quy trình kỹ thuật bệnh viện và Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Không để sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm.

+ Trong giờ làm việc cán bộ, công chức phải mặc trang phục y tế chỉnh tề, đeo thẻ công chức theo quy định.

2. Đối với người bệnh:

+ Tôn trọng người bệnh, không lạm dụng nghề nghiệp gây phiền hà cho người bệnh.

+ Tiếp xúc với người bệnh niềm nở, thái độ tận tình.

+ Khi cấp cứu người bệnh khẩn trương, trường hợp nặng phải hết lòng cứu chữa đến cùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

+ Phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo.

+ Chỉ định thuốc điều trị phù hợp với chẩn đoán, không lạm dụng thuốc, cận lâm sàng kỹ thuật cao.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6

+ Hướng dẫn nội quy bệnh viện, quyền lợi, nghĩa vụ người bệnh đối với bệnh viện đầy đủ, tỷ mỷ, giải thích rõ ràng cho người bệnh và gia đình người bệnh.

+ Tôn trọng riêng tư và lịch sự đối với người bệnh.

+ Đảm bảo công bằng trong chăm sóc phục vụ người bệnh, không phân biệt giàu nghèo, chức vụ và thân quen.

+ Không có hành vi sách nhiễu, gợi ý bồi dưỡng, nhận quà, tiền biếu, thu phí ngầm trước, trong lúc người bệnh đến thăm khám và nằm điều trị tại bệnh viện.

+ Khi người bệnh tử vong phải thông cảm sâu sắc và chia buồn với gia đình người bệnh.

+ Không có thư khiếu nại của người bệnh và gia đình người bệnh.

3. Đối với đồng nghiệp:

+ Tôn trọng đồng nghiệp, không làm ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp.

+ Chấp hành sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên. Cộng tác và hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Không đùn đẩy người bệnh, không đùn đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp.

+ Khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, thật thà, đoàn kết, giúp đỡ mọi người.

4. Đối với xã hội:

+ Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh ở gia đình, nơi công cộng vàtích cực tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh ở nơi cư trú.

+ Đoàn kết với nhân dân tại nơi cư trú, gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

+ Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương. Tích cực giúp đỡ người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng

1.3.4. Phương pháp giáo dục y đức trong quá trình đào tạo

Phương pháp giáo dục y đức là là cách thức tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng của giáo viên và SV (với tư cách là nhà giáo dục và đối tượng giáo dục) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục y đức phù hợp với mục đích, mục tiêu của giáo dục y đức đã đặt ra trước đó.

Có nhiều phương pháp giáo dục y đức khác nhau, cụ thể:

1.3.4.1. Nhóm các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành ý thức cá nhân

- Phương pháp giảng giải:là phương pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói chân tình để khuyên bảo, giái thích, minh họa, phân tích làm sáng tỏ những khái niệm về đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực, những nếp sống văn hóa cần có ở mỗi cá nhân trong một cộng đồng.

- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục khéo léo tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, tranh luận về một chủ đề nhất định nào đó có liên quan đến nội dung giáo dục.

Phương pháp đàm thoại có thể tạo cơ hội để phát huy tính tích cực hạt động của mỗi cá nhân SV khi họ trực tiếp tham gia giải thích, tranh luận, thảo luận, nhận xét, đánh giá và tự rút ra những kết luận cho bản thân về các tình huống có liên quan tới những chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành và phát triển niềm tin, thói quen và hành vi phù hợp.

- Phương pháp nêu gương: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục qua những câu chuyện có thật, những tấm gương về người tốt, việc tốt của một tập thể, một cá nhân nhằm kích thích tính tích cực hoạt động, tu dưỡng rèn luyện, tự giáo dục của đối tượng giáo dục, động viên, khuyến khích họ phấn đấu làm theo những gương tốt đó

1.3.4.2. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử

- Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với các nhiệm vụ và nội dung giáo dục có tác dụng lôi cuốn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó các em có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hoạt động, tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen, đặc biệt là những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong cuộc sống phù hợp với yêu cầu và các chuẩn mực do xã hội quy định.

- Phương pháp rèn luyện: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường để học sinh tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức, văn hóa thẩm mĩ... trong các tình huống cụ thể, đa dạng các thực tiễn cuộc sống.

- Phương pháp luyện tập: là phương pháp nhằm củng cố ổn định bền vũng những hành vi, thói quen đã được hình thành và rèn luyện trong thực tiễn hoạt động giáo dục. Đó là quá trình tổ chức ôn luyện một cách có hệ thống, đều đặn, có kế hoạch các hành động, các thói quen ứng xử, biến nó thành những thuộc

tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếu trong nếp sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

1.3.4.3. Nhóm các phương pháp kích thích tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi

- Phương pháp khen thưởng: là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt nhất của nhà giáo dục về những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa mà đối tượng giáo dục đã đạt được thông qua các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và tự giáo dục.

- Phương pháp trách phạt: là phương pháp nhà giáo dục trong đó phản ánh sự không đồng tình, sự phản đối, sự chê trách, phê phán của nhà giáo dục hay các cấp quản lý giáo dục đối với những biểu hiện sai trái về phẩm chất nhân cách, về hành vi ứng xử thiếu văn hóa,... của đối tượng giáo dục

1.3.5. Hình thức giáo dục y đức cho SV

1.3.5.1. Giáo dục y đức thông qua nhà trường

Nhà trường với tư cách là nơi chuyên trách việc giáo dục - đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho SV vì vậy nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục y đức cho SV. Việc giáo dục y đức cho SV trong nhà trường có thể được thực hiên thông qua các môn học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa

- Giáo dục y đức cho SV thông qua các môn học

- Giáo dục y đức cho SV qua quá trình học thực tế lâm sàng: đặc thù của quá trình đào tạo SV tại trường Cao đẳng y là vào cuối năm thứ nhất và trước khi tốt nghiệp, SV sẽ tham gia hoạt động thực tế lâm sàng tại các cơ sở y tế trong địa phương, các bệnh viện, trạm y tế. Qua quá trình thực tế lâm sàng các em sẽ được thực hành các kĩ năng chuyên môn, đồng thời được tiếp xúc trực tiếp với bệnh

nhân, với các cán bộ y tế. Đây là một môi trường thuận lợi để giáo dục y đức cho SV.

- Giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

1.3.5.2. Giáo dục y đức thông qua gia đình

Gia đình là môi trường giáo dục thường xuyên và giáo dục suốt đời cho SV. Gia đình có thể kết hợp với nhà trường giáo dục y đức cho SV thông qua việc tạo điều kiện học tập tốt nhất cho SV, bản thân bố mẹ và những người thân trong gia đình phải là tấm gương về lòng yêu thương con người, về sự thật thà, thẳng thắn và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác.

1.3.5.3. Giáo dục y đức thông qua các hoạt động xã hội

Giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội mang đậm tính nhân văn và gắn bó mật thiết với ngành y như: hiến máu nhân đạo, cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo, các hoạt động từ thiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, cho đồng bào dân tộc miền núi vùng sâu vùng xa, các hoạt động xã hội kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam...

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức

Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục y đức là làm cho quá trình giáo dục y đức diễn ra có kế hoạch, có tổ chức, có tính đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

- Mục tiêu về nhận thức: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho các cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên trong tường đào tạo y khoa có nhận thức đúng đắn, cụ thể và nhất quán hơn về tầm quan trọng và vai trò của công tác giáo dục y đức và các nội dung liên quan đến vấn đề trên.

- Mục tiêu về thái độ: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho đội ngũ CBQL, GV và SV trong trường đào tạo y khoa có thái độ tích cực, đúng đắn hơn trong công tác giáo dục và tự giáo dục y đức.

- Mục tiêu về hành vi: quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho CBQL, GV, SV tự giác, tích cực tham gia các hoạt động về giáo dục y đức trong phạm vi nhà trường và ngoài xã hội, đồng thời tự nghiên cứ, rèn luyện, nâng cấp phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân.

Tóm lại, quản lý hoạt động giáo dục y đức giúp cho quá trình giáo dục y đức đạt hiệu quả cao hơn để HSSV hình thành và nâng cao ý thức, tình cảm và niềm tin vào y đức, đồng thời tạp lập được những hành vi và thói quen phù hợp với yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức

1.4.2.1. Công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch cần phải bám sát mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức đã đặt ra trước đó, đảm bảo tính mục đích. Đồng thời việc lập kế hoạch phải phù hợp với đối tượng quản lý, đối tượng giáo dục và đả bảo tính khả thi. Bên cạnh đó, kế hoạch phải được xây dựng qua sự nắm rõ và phân tích tình hình thực trạng của công tác quản lý giáo dục y đức tại nhà trường trong thời điểm hiện tại. Kế hoạch phải được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng.

1.4.2.2. Công tác tổ chức, chỉ đạo

Trước hết là tổ chức về mặt nhân lực: Nhà quản lý (cụ thể ở đây là hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng y tế) cần thành lập, tổ chức một bộ máy vận hành để thực hiện, cụ thể hoá các kế hoạch đã đề ra.

Triển khai chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo đúng nội dung yêu cầu và tiến độ, thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức Giáo dục đạo đức. Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức được lựa chọn tuỳ theo mục tiêu đề ra và được thực hiện theo kế hoạch đã định. Trên cơ sở các nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức nói chung và những quy định về y đức nói riêng,

nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức, đảm bảo cho kế hoạch phù hợp với đối tượng và có tính khả thi.

1.4.2.3. Công tác kiểm tra đánh giá

Việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, đồng bộ và đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

- Trước hết cần thành lập đội ngũ chuyên trách công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV nhà trường.

- Lập kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

+ Tại trường học: Dựa vào kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của SV. Ý thức thực hiện các nội quy, quy định khu ký túc xá, quy chế HS, SV. Thái độ trong thi, kiểm tra.

Ý thức tham gia các hoạt động của nhà trường, đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT).

+ Tại bệnh viện nơi SV đi thực tập thực tế:

Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của bệnh viện, quy chế SV khi thực tập ở bệnh viện.

Thái độ học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của các bác sỹ, điều dưỡng.

Thái độ đối với người bệnh: Từ khâu đón tiếp bệnh nhân khi mới đến và khi chăm sóc người bệnh ở các khoa phòng.

Thái độ với bạn bè trong lớp và với các cán bộ của bệnh viện.

- Cần có quy định cụ thể về khen thưởng đối với những tấm gương tốt trong giáo dục y đức và những vi phạm trong hoạt động này. Nhà trường cần có sự đầu tư về tài chính và minh bạch trong tài chính trong công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng của hoạt động giáo dục y đức cho SV.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cho SV trong nhà trường cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch cụ thể với nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục y đức cần đảm bảo tính khách quan, trung thực.

1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức

Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức là cách thức,tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục y đức đã đề ra. Một số phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức như sau:

1.4.3.1. Phương pháp tổ chức hành chính

- Phương pháp tổ chức hành chính là phương pháp mà CBQL tác động đến quá trình giáo dục y đức bằng các văn bản pháp lý, các mệnh lệnh hành chính như các quy định, quy chế, công văn, nghị quyết…

- Ưu điểm: Phương pháp này giúp đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của tổ chức, đồng thời có tình đồng bộ cao.

- Nhược điểm: phương pháp này cần được sử dụng khéo léo và kết hợp với các phương pháp khác nếu không sẽ dẫn đến một số nhược điểm như sự cứng nhắc, hạn chế tính chủ động, tự giác và sáng tạo của đối tượng quản lý, dễ dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh, chuyên quyền của quyền quản lý.

1.4.3.2. Phương pháp kinh tế

- Phương pháp kinh tế là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng cách đảm bảo giữa lợi ích kinh tế cá nhân và lợi ích kinh tế tập thể.

Một hình thức phổ biến nhất của phương pháp kinh tế mà nhà trường thường áp dụng đó là trao học bổng cho những sinh viên có kết quả tốt trong công tác học tập và rèn luyện. Ở các trường Cao đẳng, Đại học, phương pháp kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng cơ chế thưởng phạt cụ thể, rõ ràng trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023