Kinh Nghiệm Cho Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


NHTM trước khi có vấn đề rủi ro xảy ra. Đồng thời cần phải có các biện pháp xử phạt khi các cấp quản lý vĩ mô không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Kinh nghiệm cho thấy cơ hội rủi ro đạo đức nảy sinh mạnh mẽ hơn khi các cấp quản lý không xử lý mạnh tay và dứt khoát, để những tổ chức tài chính “dở sống dở chết” tiếp tục hoạt động và sẵn sàng thực hiện các hoạt động đầu tư vô cùng mạo hiểm, gây tổn hại nặng nề hơn nữa cho chính các tổ chức đó và các tổ chức tài chính đang hoạt động lành mạnh khác.

- Chính sách vĩ mô và các quy định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM phải từng bước phù hợp với hoạt động và sự thay đổi của thị trường tài chính Chính sách vĩ mô và các quy định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM

phải từng bước phù hợp với hoạt động và sự thay đổi của thị trường tài chính trong từng thời kỳ và phù hợp với sự thay đổi của thị trường tài chính thế giới kèm theo các biện pháp kiểm soát thận trọng, tránh duy trì các quy định quản lý trong một thời gian dài dẫn tới gây khó khăn trong hoạt động của các NHTM, rồi sau đó chính sự vội vàng thay đổi và quá nới lỏng cũng như tự do hóa tài chính quá mức đã gây ra những kẽ hở và cơ hội cho các hành vi đầu tư rủi ro của các NHTM nhằm phục hồi các khoản kinh doanh thua lỗ mà nguyên nhân từ các chính sách vĩ mô không phù hợp.

- Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ việc công bố thông tin định kì và minh bạch của các NHTM

Điều này sẽ giúp cấp quản lý và người gửi tiền giám sát được các NHTM, giúp làm giảm hoặc chấm dứt động cơ thực hiện các hoạt động đầu tư mạo hiểm của các NHTM. Tuy nhiên, thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi từ cấp quản lý phải có đủ nguồn nhân lực có trình độ, có khả năng tài chính và đưa ra được các chuẩn mực kế toán chặt chẽ nhằm giúp giám sát và kiểm tra được những nguồn thông tin từ các NHTM đưa lên. Đồng thời, cấp quản lý phải xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng trong việc thu thập và đánh giá thông tin, ví dụ sử dụng kết hợp thông tin từ ngân hàng công bố, từ các cơ quan cung cấp thông tin của nhà nước và từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Kinh nghiệm cho thấy với sự nới lỏng việc kiểm soát thông tin, thao túng cho các hoạt động kế toán của các NHTM, đội ngũ quản lý thiếu trình độ đã tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh vượt ngoài tầm kiểm soát.


- Đưa ra các quy định chặt chẽ về việc gia nhập thị trường tài chính, các giới hạn kinh doanh phù hợp với vốn tự có của từng NHTM.

Các quy định này nhằm hạn chế các hoạt động đầu tư rủi ro hoặc mang tính tập trung cao. Các giới hạn về số cổ đông tối thiểu, vốn tối thiểu, tỉ lệ đòn bẩy tài chính, loại tài sản được đầu tư (như các sản phẩm phức tạp), mức độ phân tán rủi ro, mức lãi suất, tài sản bảo đảm… sẽ giúp các NHTM cạnh tranh trong giới hạn cho phép và tránh tốc độ tăng trưởng quá nóng và chỉ các NHTM đủ điều kiện mới được tham gia thị trường tài chính. Kinh nghiệm tại cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ, tỉ lệ đòn bẩy tài chính đã không được kiểm soát dẫn tới tỉ lệ giữa tài sản và vốn cổ phần tăng tới 12 lần tại các NHTM, 20 lần tại các ngân hàng đầu tư và thậm chí 30 lần tại các quỹ đầu cơ. Với mức đòn bẩy cao như vậy thì dù chỉ một mức dao động nhỏ cũng có thể làm suy giảm tính thanh khoản.

- Chính phủ cần phải áp dụng chính sách “cây gậy và củ cà rốt” trong việc quản lý các NHTM.

Kinh nghiệm cho thấy yếu tố “too big to fail” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới và chính vì vậy họ sẵn sàng mạo hiểm kinh doanh. Phải chấp nhận một thực tế là chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như IMF cần phải có các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm tránh một sự sụp đổ mạnh mẽ và lan rộng của toàn bộ hệ thống tài chính trong một nền kinh tế, và việc cứu giúp các tổ chức tài chính lớn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là các tổ chức này được phép đầu tư rủi ro mà không hề có các biện pháp giám sát và các hình thức xử lý nghiêm ngặt khi mức độ đầu tư vượt quá giới hạn cho phép. Chính sách “cây gậy” cần phải được áp dụng nhằm ngăn ngừa các hành vi đạo đức trước khi để chúng đi quá tầm kiểm soát.

- Xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi

Một hệ thống bảo hiểm tiền gửi là thực sự cần thiết nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng, bởi nhiều khi sự đổ vỡ mang tính dây chuyền của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Tuy nhiên, với mức phí bảo hiểm không phản ảnh được đúng mức độ rủi ro trong tài sản đầu tư của từng NHTM, cũng như không giám sát hoạt động và mức vốn tự có của các NHTM tham gia bảo hiểm chính là nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất từ bài


học của các cuộc khủng hoảng trên gây nên rủi ro đạo đức. Một cơ chế bảo hiểm tiền gửi thực sự phải đảm bảo các NHTM đủ vốn tự có nhằm chống đỡ các hậu quả xấu và bảo đảm các chủ sở hữu ngân hàng phải chịu tổn thất nhiều nhất khi các NHTM buộc phải đóng cửa. Công chúng tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính, ngân hàng nếu họ nhận thức được rằng có một số tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền chứ không phải chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho họ khi tổ chức đó bị đổ vỡ. Điều quan trọng hơn, niềm tin đó góp phần ổn định về chính trị, xã hội thậm chí kể cả trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

1.3.2.2. Kinh nghiệm cho hoạt động quản lý rủi ro đạo đức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

- Yếu tố giám sát và tuân thủ vẫn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giảm thiểu rủi ro đạo đức.

Các NHTM phải thiết lập cho mình các quy định chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh buộc ban điều hành và nhân viên phải tuân thủ và giúp ban điều hành thực hiện quá trình giám sát và xử lý. Trong việc quản lý mức độ rủi ro đạo đức của người sử dụng vốn, có hai biện pháp được áp dụng phổ biến. Một là đưa ra những cam kết trừng phạt nếu bên có đầy đủ thông tin hơn (là khách hàng sử dụng vốn) không thực hiện đúng những yêu cầu trong các “Hợp đồng” đã cam kết với ngân hàng. Hai là tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động cho vay, đầu tư.

- Xác định năng lực và các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp khi tham gia cung cấp các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mới.

Đồng thời, các NHTM phải xác định tốc độ tăng trưởng phù hợp với khả năng về vốn nhằm tránh tăng trưởng nóng do chạy theo xu hướng thị trường mà bỏ qua yếu tố rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy nhiều NHTM đã mạo hiểm trong những lĩnh vực kinh doanh mới nhưng không có chuyên gia quản lý rủi ro trong các lĩnh vực đó, hạn chế về thông tin và thậm chí là ban điều hành không có năng lực và sự hiểu biết về các sản phẩm và ngành kinh doanh ngân hàng mình tham gia.


- Tuân thủ chặt chẽ các quy định

Tuân thủ chặt chẽ các quy định trong khâu thẩm định, phân tích các điều kiện của khách hàng vay vốn, điều kiện về bảo đảm tín dụng: cũng như các quy định trong việc ra quyết định và giám sát tín dụng. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn cho thấy các NHTM đã thực hiện nới lỏng hàng loạt các quy định đối với khách hàng vay vốn, điều kiện đi vay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây chính là cơ sở cho rủi ro đạo đức tồn tại từ phía khách hàng vay.

Tóm lại, bài học chung nhất rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ là cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý và hệ thống NHTM nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và đặc biệt, một hệ thống tài chính tồn tại lành mạnh phải xuất phát trước hết từ tính minh bạch của thông tin. Chính điều này sẽ không chỉ giúp các cơ quan quản lý giám sát một cách có hiệu quả hoạt động của các NHTM, mà còn giúp các cá nhân trong nền kinh tế tham gia vào quá trình giám sát đó và giúp tăng tính kỷ luật của thị trường.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Nội dung chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó những nội dung về bản chất của rủi ro đạo đức, phân loại, nguyên nhân và tác động của rủi ro đạo đức đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là quản lý rủi ro đạo đức, làm rõ khái niệm về quản lý rủi ro đạo đức, sự cần thiết phải quản lý rủi ro đạo đức, nội dung của quản lý rủi ro đạo đức bao gồm: nhận biết rủi ro đạo đức, phân tích đánh giá rủi ro đạo đức, ứng phó rủi ro đạo đức và kiểm soát rủi ro đạo đức. Để có cách nhìn nhận toàn diện về quản lý rủi ro đạo đức, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý rủi ro đạo đức của một số quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển hoặc cùng trong khu vực có điều kiện kinh tế tương đồng với Việt Nam, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro đạo đức cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trước năm 1988, đặc trưng nổi bật nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng một cấp, mang nặng tính bao cấp và được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh hành chính, không phát huy được vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế, lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của NHTM.

Nghị định 53/NĐ ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, NHNN được tách ra theo 2 chức năng kinh doanh và quản lý nhà nước.

Sau khi chuyển sang cơ chế mới về hoạt động ngân hàng, hoạt động của các NHTM gặp không ít khó khăn do hệ thống các văn bản pháp lý không đầy đủ và đồng bộ. Tháng 5 năm 1990, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính) tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế chính sách là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã. Sự ra đời của nhiều loại hình NHTM, đặc biệt có sự hiện diện của yếu tố nước ngoài đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam vốn đang chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường với đa thành phần kinh tế, góp phần đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến


trong lĩnh vực ngân hàng cho các ngân hàng Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam và nước ngoài, tạo động lực phát triển cho thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam; thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, đổi mới và phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam đã mở rộng rất nhanh về cả số lượng, quy mô, sản phẩm dịch vụ, sự tham gia của các tổ chức tài chính ngân hàng dưới các hình thức hiện diện thương mại và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ. Bằng những nỗ lực của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam không chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống, hệ thống NHTM Việt Nam suy giảm lợi nhuận, nợ xấu tăng trong khi khả năng Quản lý rủi ro của các ngân hàng còn nhiều yếu kém. Năm 2010, Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua, đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động và an toàn hoạt động ngân hàng, hướng tới phát triển hệ thống NHTM Việt Nam lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ở Việt Nam, hệ thống các NHTM chia ra thành 2 nhóm ngân hàng chính: Nhóm các NHTM Việt Nam (gồm NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh) và nhóm các NHTM nước ngoài.

Tính đến 31/12/2017, nhóm NHTM Việt Nam có 39 ngân hàng <gồm 4 NHTM có yếu tố Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh (Bảng 2.1). Ngoài ra, Việt Nam còn có hai ngân hàng chính sách, đó là: Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).


Bảng 2.1: Số lượng các NHTM Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2017


Loại hình NHTM

1997

2007

2010

2015

2017

NHTM Việt Nam

61

44

47

43

39

1- NHTM Nhà nước

5

5

5

5

4

Trong đó: NHTM Nhà nước đã cổ phần hoá



4

4

4

2- NHTM cổ phần

51

34

37

34

31

3- Ngân hàng Liên doanh

5

5

5

4

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguồn: [25]

Về mạng lưới hoạt động trong cả nước hiện nay, nhóm NHTM Việt Nam đang dẫn đầu so với nhóm NHTM có yếu tố nước ngoài. Các NHTM có yếu tố nước ngoài chiếm số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động, cho thấy còn đang thăm dò thị trường và sẽ mở rộng phát triển trong tương lai.

Mặc dù số lượng NHTM Việt Nam tương đối lớn, nhưng phân bổ không đều, trong đó tập trung hoạt động chủ yếu ở 2 địa bàn kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị tính: điểm


NHTM

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

VCB

375

390

420

441

464

496

498

VietinBank

730

735

746

760

765

775

958

BIDV

610

660

780

810

945

955

1.017

ACB

320

332

335

340

346

350

354

MB

175

183

209

224

231

268

282

SHB

280

317

386

408

442

500

500

NCB

81

88

88

90

92

95

95

KienlongBank

95

95

98

100

103

107

117

Agribank

2.400

2.269

2.273

2.254

2.243

2.241

2.233

Sacombank

408

416

424

428

563

564

566

Nguồn: [37],[38], [39], [41], [42], [43], [44], [45]


Nhờ việc Chính phủ triển khai chương trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nên hoạt động của các NHTM đã đạt được những tiến bộ nhất định. NHNN đã mua lại nợ xấu thông qua Công ty VAMC. Trong khi đó, các NHTM cũng tự mình tự xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro. Đến tháng 12 năm 2017, nợ xấu theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,4%. Mục tiêu của NHNN là đưa nợ xấu năm 2018 xuống dưới 3%.

Bảng 2.3: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng, % so với năm trước



Chtiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Số tiền

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

VCB

28.122,0

40.979,7

45,7

41.704,7

1,8

42.679,4

2,34

44.260,4

3,7

48.102,0

8,7

52.557,9

9,3

VietinBank

27.511,8

32.769,8

19,1

53.294,2

62,6

54.180,6

1,66

54.933,9

1,39

60.399,0

9,9

63.765,2

5,6

BIDV

23.871,4

26.471,7

10,9

31.808,9

20,2

32.886,9

3,39

40.217,3

22,29

44.144,0

9,7

48.834,0

10,6

ACB

11.767,2

12.386,0

5,3

12.264,9

-1,0

12.128,6

-1,1

12.502,7

3,08

13.761,0

10,1

16.030,8

16,5

MB

9.590,0

12.527,0

33,5

14.975,6

16,9

16.269,7

8,6

22.287

36,99

25.352,0

13,7

29.601,1

16,8

SHB

5.830,9

9.447,9

62

10.307,8

0,6

10.439,5

1,19

11.204,9

7,42

11.255,0

0,4

14.691,2

30,5

NCB

3.214,9

3.184,1

- 1,0

3.202,6

24,5

3.219,6

0,53

3.215,2

-0,14

3.226,0

0,3

3.218,1

-0,2

KienlongBank

3.456,0

3445,0

-0,3

3.475,0

0,8

3.364,0

-0,3

3.373,0

0,3

3.364,0

-0,3

3.551,5

5,6

Agribank

26.491,8

34.519,6

30,3

40.686,1

17,87

44.870,1

17,86

46.896,9

4,52

49.230,7

4,98

53.691,0

9,06

Sacombank

14.224,1

13.633,1

-4,5

16.703,0

22,52

17.804,4

6,59

21.663,3

21,67

21.751,8

0,41

22.875,8

5,17

Nguồn: [37], [38], [39], [41], [42], [43], [44], [45]

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí