Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Ngành Y


Trong lịch sử y học Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là người đạt nền móng xây dựng y thuật. Ông là người thầy đã dạy cho học trò học nghề thuốc được nêu trong “Y huấn cách ngôn”. Ông luôn tâm niệm “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người; phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa trị cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi kể công”. Ông luôn đề cao y đức, ông đã đưa ra những điều giáo huấn xây đạo đức của người thầy thuốc “Chín điều y huấn cách ngôn”. Chính Ông là người xây dựng hệ thống chuẩn mực về y đức cho người hành nghề y ở Việt Nam [35].

Tiếp cận dưới góc độ khoa học vấn đề y đức, giáo dục y đức và QLGD y đức cho SV y khoa đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu vấn đề này ở những mức độ khác nhau với nhiều công trình khoa học tiêu biểu như: Tác giả Đỗ Nguyên Phương với tác phẩm: “Phát triển sự nghiệp Y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Nxb Y học, Hà Nội 1996 [39]; GS.TSKH. Ngô Gia Hy với tác phẩm “Nguồn gốc của Y đức, sự đóng góp của nền y học và văn hóa Việt Nam” [24]; tác giả Lê Ngọc Trọng với cuốn “Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu, Nxb Y học, Hà Nội” [43]; trong cuốn sách“Y đức và đức sinh học, nguồn gốc và phát triển” của tác giả Ngô Gia Hy đã mô tả khá đầy đủ về y đức trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra những nội dung khó khăn khi nền y khoa phát triển hiện đại [25]. Tác giả Trần Văn Thụy với công trình: “Đại danh y Lãn Ông và cơ sở tư tưởng của nghề làm thuốc, chữa bệnh”, tác giả đã trình bày một cách hệ thống những tư tưởng y đức trong y học của Hải Thượng Lãn Ông [41]. Các tác giả đều bàn đến vấn đề đạo đức, y đức và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao quản lý, giáo dục đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của nền y tế nước nhà. Một trong những vấn đề được người coi trọng đó là y đức của người thầy thuốc. Trong “Thư gửi hội nghị quân y”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lương y kiêm từ mẫu” năm 1948, đến bức thư Bác gửi “Hội nghị cán bộ y tế” năm 1955 [31].

Việc nghiên cứu về y đức và giáo dục y đức đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhiều công trình khoa học được công bố như:


Tác giả Phạm Mạnh Hùng với bài báo nghiên cứu “Y đức và vấn đề nâng cao y đức”[23] đã giải đáp sự cần thiết phải đề cao đạo đức ngành y. Do vậy, có thể thấy đạo đức nghề y giữ vị trí quan trọng khi thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân. Tác giả mới đề cập bốn vấn đề của ngành y tế hiện nay: Sự công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh; sự yếu kém về năng lực của cán bộ y tế trước nhu cầu xã hội; mâu thuẫn giữa nguồn lực tài chính và nhu cầu được chăm sóc ngày càng tăng; thiên tai dịch bệnh luôn là nguy cơ cho sức khỏe của nhân dân. Từ đó, tác giả chỉ ra một số giải pháp khắc phục tình trạng sa sút về y đức .

Tiếp cận dưới góc độ coi phát triển y đức là một trong nhân tố quan trọng quyết định đến ý thức thái độ của đội ngũ người thầy thuốc trong quân đội, tác giả Vũ Hoài Nam với Luận án tiến sĩ “Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay”, từ lý luận về y đức và phát triển y đức cũng như hoạt động khám chữa bệnh của thầy thuốc trong quân đội, tác giả đã đưa ra nội dung phát triển y đức và tiêu chí đánh giá sự phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội. Đồng thời, đánh giá thực trạng phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đặc biệt, tác giả đã dự báo xu hướng phát triển y đức và những vấn đề đặt ra đối với người thầy thuốc quân đội hiện nay. Tác giả đã đề xuất các biện pháp để phát triển y đức trên cả 3 mặt, ý thức y đức, thái độ y đức và hành vi y đức của người thầy thuốc quân đội. Đây là cơ sở xây dựng chương trình môn đạo đức y học để giảng dạy trong các nhà trường đào tạo nhân lực y tế [32].

Bàn trực tiếp đến việc nâng cao đạo đức của người thầy thuốc, tác giả Lê Thị Lý với công trình Luận án tiến sĩ “Nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta” năm 2011 [30], nghiên cứu dưới góc độ của triết học, tác giả đã xác định nội dung những chuẩn mực căn bản của đạo đức người thầy thuốc. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân những biểu hiện tích cực và tiêu cực của người thầy thuốc và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc ở nước ta.

Tác giả Nguyễn Thanh Tịnh với Luận án tiến sĩ “Nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” năm 2015 [42]. Trên cơ sở phân tích lý luận chung về nâng cao y đức, tác giả đã cụ thể hóa quan niệm về đạo đức nghề nghiệp,vai trò của việc nâng cao y đức đối với người bác sĩ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


đồng thời đánh giá thực trạng của việc nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đề xuất nhóm giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 4

Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài “Giáo dục y đức trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng y miền Tây Nam Bộ hiện nay” [6]. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vấn đề giáo dục y đức và ưu thế của giáo dục y đức trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cho rằng việc giáo dục y đức cho SV ngành y không chỉ thực hiện qua môn giáo dục y đức, mà còn có thể thông qua các môn học khác nhau, trong đó phải kể đến môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục y đức trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng y miền Tây Nam Bộ hiện nay, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh GD đạo đức nghề y cho SV cũng như nâng cao chất lượng dạy học môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng y miền Tây Nam Bộ.

Theo tác giả Phạm Thị Minh Đức, y đức luôn là một thành phần của thực hành y học, các nguyên lý về đạo đức y học là cơ sở cho mọi lý luận và quy định về đạo đức trong thực hành chuyên môn và nghiên cứu y học của tất cả nhân viên y tế [17].

Sau ngày đất nước thống nhất, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số cán bộ giảng dạy ở các trường đại học y đã dành nhiều thời gian tâm huyết nghiên cứu về đạo đức nghề y. Cuốn “Đạo đức học và y đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền (1992) đã góp phần là rõ mối quan hệ giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra các yêu cầu chủ yếu về đạo đức và những phương pháp căn bản để rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc [19]. Cuốn “Đạo đức y học” của tác giả Hoàng Đình Cầu nêu lên một số nhiệm vụ cụ thể của người thầy trong quan hệ với người bệnh [12].

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhằm giáo dục y đức và khắc phục những biểu hiện suy thoái đạo đức của một bộ phận thầy thuốc dưới tác động của kinh tế thị trường, Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế về y đức” gồm 12 điều vào tháng 4 năm 1996, trong đó quy định: “Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh….. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận”. Quy chế đưa ra một số nguyên tắc


nghề nghiệp cơ bản có tính chỉ đạo hoạt động của người thầy thuốc trong tình hình mới. Đó là những nội dung quy định quyền của bệnh nhân; quan hệ của thầy thuốc với người bệnh và thân nhân; vấn đề lương tâm, trách nhiệm của người thầy thuốc trong khám chữa bệnh, kê đơn… Theo đó, các trường y phải giáo dục y đức cho SV về 12 điều y đức đó” [7].

Trong những năm gần đây, ở nước ta còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của các tác giả khác nhau về giáo dục y đức như:

Tác giả Hoàng Thị Kim Oanh với bài báo khoa học “Y đức và vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục y đức cho SV ngành y”. Tác giả đã chỉ ra vai trò của y đức thông qua sự phân tích tư tưởng về y đức của các danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và các quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những mặt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác giảng dạy về y đức trong các trường ngành y. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục y đức cho SV các trường ngành y [34].

Năm 2015, tác giả Lâm Văn Đồng với Luận án tiến sĩ về “ Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu lý luận về đạo đức nghề nghiệp, nội dung GD đạo đức cho người thầy thuốc và đề xuất nâng cao GD đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam. Đây được coi là một nội dung quan trọng trong quá trình GD đạo đức nghề y của người thầy thuốc sẽ giúp hình thành cơ sở để thực hiện các khâu của quá trình giáo dục y đức cho SV trong các trường đại học, CĐYT [16].

Tác giả Chu Tuấn Anh đã lựa chọn đề tài “Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ nghiên cứu. Trong đó, tác giả đã tập trung luận giải, thu thập, xử lý và phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức. Đồng thời, vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở nước ta hiện nay [1].

Nghiên cứu chuyên sâu về một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong các trường đại học, cao đẳng quân y, tác giả Nguyễn Vinh Quang với Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường”. Dưới góc độ tiếp cận hoạt động - nhân cách, tác giả đã tập trung nghiên


cứu, luận giải để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, tác giả đã làm rõ hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành y, lý luận về GD đạo đức nghề và sự tác động sâu sắc của kinh tế thị trường tới việc GD đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành quân y. Từ đó, tác giả xây dựng biện pháp GD đạo đức nghề nghiệp cho học viên và giúp cho các cấp lãnh đạo quản lý trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành quân y [40].

Theo bài báo khoa học của tác giả Lâm Văn Đồng về “Giáo dục y đức cho cán bộ y tế Việt Nam hiện nay” đề cập đến vấn đề cần phải giáo dục y đức cho cán bộ y tế. Tác giả cũng hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao y đức cho cán bộ y tế, đó là GD về nhận thức đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong ngành y; tăng cường công tác kiểm tra hoạt động y tế nói chung, giáo dục y đức nói riêng [15].

Trong Luận án nghiên cứu chuyên sâu về “Nghiên cứu thực trạng dạy - học môn đạo đức y học trong đào tạo bác sỹ tại các trường đại học y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm” của tác giả Lê Thu Hòa chỉ rõ thực trạng việc dạy - học môn đạo đức y học ở một số trường đại học y. Qua đó, đánh giá thực trạng về chương trình, nội dung, phương pháp và phương pháp lượng giá môn đạo đức y học, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong dạy và học môn đạo đức y học [20].

Trong Luận án của tác giả Đỗ Mạnh Hùng đã nghiên cứu“Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của ĐDV tại Bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp” đưa ra vị trí vai trò của người điều dưỡng, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hành y đức. Theo tác giả, để xây dựng y đức cho điều dưỡng trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi họ phải quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản. Đó là, đem hết khả năng chuyên môn để khám, điều trị cho người bệnh, hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; có lòng nhân ái, thái độ ân cần lịch sự khi tiếp xúc với người bệnh, không nhũng nhiễu và gây phiền hà cho người bệnh, ... Tác giả nhấn mạnh: Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, mỗi điều dưỡng phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện y đức; tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao y đức [22].


Nhìn chung, các công trình này đều đi sâu vào phân tích về giáo dục y và chỉ rõ những đặc điểm, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho SV về giá trị đạo đức nghề và y đức trong thực hành nghề nghiệp.

1.1.2.Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục ngành y

Trong nghiên cứu về của đạo đức cơ bản trong giáo dục y đức cho SV điều dưỡng của tác giả Chris Gastmans “A Fundamental Ethical Approach to Nursing: Some proposals for ethics education” [68], tác giả đưa ra quan điểm giáo dục điều dưỡng phải đi đôi với tiếp cận đạo đức nghề nghiệp để nghiên cứu, thành phần đạo đức cơ bản về điều dưỡng đó là: Giáo dục đạo đức và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp; Giáo dục đạo đức toàn diện và mô hình giáo dục y đức phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu QLGD y đức trong các trường y là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hướng lớn đến chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Tác giả Nigel C. H. Stott đã viết cuốn sách “Ethics, practices and problems, Primary Health care - Đạo đức, vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe” [81]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra việc y đức, thái độ nghề nghiệp trong chăm sóc y tế giúp cho người bệnh sớm phục hồi về sức khỏe. Để làm được điều đó, thì mỗi quốc gia cần phải tăng cường giáo dục y đức cho SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế; đồng thời, cũng khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý, ĐNGV và thái độ học tập của SV trong các trường đào tạo y khoa khi thực hiện chăm sóc sức khoẻ người bệnh, thực hành lâm sàng và nghiên cứu y học.

Các tác giả Rachael E. Eckles, Eric M. Meslin, TS. Margaret Gaffney, MD, và Paul R, Helft, MD trong nghiên cứu “Medical Ethics Education: Where Are We? Where Should We Be Going? A Review” đã cung cấp một đánh giá toàn diện về các tài liệu xung quanh QLGD y đức cho SV y bao gồm: Chương trình giảng dạy y đức; mục tiêu của giáo dục y đức; nội dung dạy học; phương pháp dạy học; phương pháp đánh giá trong giáo dục y đức [66].

Theo nghiên cứu“Teaching ethics in nursing curricula. Traditional and contemporary models” của tác giả Fry, Sara thì việc giáo y đức trong đào tạo điều dưỡng ngày càng trở nên quan trọng và là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo điều dưỡng đó là: Các mô hình giảng dạy y đức đương đại, Mô hình khái niệm y đức, Mô hình vấn đề y đức, Mô hình thực hành lâm sàng và Mô hình


đánh giá y đức đang được triển khai trong đào tạo ngành điều dưỡng. Với các mục tiêu khác nhau và sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng các mô hình đều hướng tới mục tiêu chung cho việc giảng dạy y đức cho điều dưỡng, đó là đào tạo nhân lực y tế có trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và có kỹ năng ra quyết định đạo đức. Việc sử dụng mô hình này đã được các trường y khoa đưa vào trong tất cả các nội dung của chương trình đào tạo điều dưỡng [67].

Tác giả Johnston C, Haughton P (2007), “Medical students’ perceptions of their ethics teaching - Nhận thức của SV y khoa về chương trình giáo dục y đức”, tác giả cho rằng, hiện nay các trường cao đẳng, đại học y thì việc giảng dạy y đức trong các trường y ở Vương quốc Anh đã được xem xét, nghiên cứu cung cấp dưới góc nhìn khoa học về nhận thức của SV về giáo dục y đức và pháp luật và giá trị của việc giảng dạy môn học đạo đức y học cũng như mức độ gắn bó của người học với môn học này [71].

Trong nghiên cứu “Effects of ethics education on moral sensitivity of nursing studentscủa nhóm tác giả Hye-A Yeom, Sung-Hee Ahn, Su-Jeong Kim cho thấy việc được giáo dục y đức cho SV trong các trường cao đẳng điều dưỡng ở các cấp độ chăm sóc người bệnh, sự nhạy cảm về đạo đức và tinh thần thái độ học hỏi của SV cho thấy khả năng tư duy phản biện, đã được cải thiện. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra cho các nhà quản lý trường y khoa cần không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học của chương trình giáo dục y đức điều dưỡng cho SV [84].

Không chỉ có cá nhân các nhà khoa học, Giáo dục y đức và QLGD y đức đã được Tổ chức Y tế thế giới xây dựng thành các module như: Y đức trong thực hành lâm sàng; Các vấn đề y đức cụ thể; Tổ chức và quản lý chương trình, ngoài ra y đức còn được tích hợp trong các môn chuyên ngành và thực hành lâm sàng. Đây là những chủ đề cốt lõi trong việc giáo dục y đức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và thái độ cho SV y khoa. Việc xây dựng xây dựng các module khuyến khích sự tham gia của các các nhà quản lý, GV và SV vào hoạt động dạy và học [79].

Quản lý giáo dục y đức theo quan điểm trong nước và quốc tế được tiếp cận dưới nhiều quan điểm khác nhau với các nội dung như: Tổ chức hoạt động giáo dục y đức trong nhà trường, sử dụng nhân lực tham gia giảng dạy, phát triển chương trình và nội dung giảng dạy, hình thức và phương pháp giáo dục y đức,


xây dựng môi trường giáo dục y đức. Tất cả các nội dung trên đã nhấn mạnh đến yếu tố quản lý trong các cơ sở giáo dục y tế, được phát triển theo từng thời kỳ thông qua các nội dung của QLGD y đức cho SV.

Ngay từ đầu thế kỷ XXI, nhóm nghiên cứu Lewin LO, Olson CA, Goodman KW, Kokotailo PK đã nghiên cứu “UME-21 and teaching ethics: a step in the right direction” ở một số trường Y khoa tại Hoa kỳ, nghiên cứu về quản lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá trong một số trường y để thấy rằng, sự cần thiết của việc QLGD y đức cho SV [74].

Tại Vương quốc Anh, Hội đồng Y khoa (GMC) yêu cầu SV tốt nghiệp chuyên ngành y tế phải hành xử theo các nguyên tắc đạo đức và pháp lý, và phải biết và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Những tiêu chuẩn này chỉ có thể đạt được thông qua hoạt động dạy và học về y đức, pháp luật, chuyên môn và được tích hợp trong chương trình giảng dạy ở các trường y [57].

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong “Học phần giảng dạy y đức cho SV” tại các trường đại học y khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh các chủ đề giáo dục y đức cốt lõi là: Nguyên tắc y đức; Giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “đạo đức” ; Mô tả sự phát triển toàn cầu của y đức; Mô tả các nguyên tắc cốt lõi của y đức và ý nghĩa của chúng; Nhận biết các vấn đề đạo đức liên quan đến tình huống lâm sàng và áp dụng các quy tắc đạo đức; Thảo luận về sự phát triển của các quy tắc đạo đức bản địa ở khu vực Đông Nam Á; Thể hiện sự nhạy cảm đối với sự đa dạng văn hóa trong chăm sóc y tế [55].

Nhìn chung các trường y khoa trên thế giới đều QLGD y đức dựa theo chương trình đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp tổ chức giảng dạy và phương pháp lượng giá để đánh giá chất lượng đào tạo cho SV y khoa. Chương trình giáo dục y đức được tổ chức theo nhiều hình thức kết hợp: Khóa học riêng cho y đức trong các năm đầu của y khoa; Các khóa học về y đức kết hợp với các môn lâm sàng; Các khóa học ngoại khóa. Hình thức kết hợp này phù hợp với khuyến cáo của các tổ chức y học quốc tế và cần có sự tham gia của nhiều GV từ các môn học khác.

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục y đức trong giảng dạy và thực hành lâm sàng khám chữa bệnh cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Như “Đạo đức học và y đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, Nxb Y học, 1992, làm rõ mối quan hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023