để bảo vệ lợi ích cá nhân, cộng đồng, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, tập quán truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Y đức hay còn gọi là đạo đức y học (Medical ethics) là một hệ thống các nguyên tắc hay luân lý đạo đức, trong đó áp dụng các giá trị và các phán quyết dành cho việc thực hành y học. Y đức là một môn học và là một nhánh của triết học đạo đức. Y đức là những chuẩn mực mà những người cán bộ y tế phải tuân thủ khi thực hành nghề nghiệp.
Theo Hội Y học thế giới: “Y đức là phạm trù nghiên cứu về giáo lý - sự phản ánh một cách thận trọng, hệ thống và sự phân tích các quyết định lương tâm và hành vi, trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai”. Yếu tố chi phối đạo đức: chế độ chính trị, luật pháp; phong tục tập quán, dân tộc; tôn giáo; tuổi; giới; nghề nghiệp; học vấn... [83].
Theo Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Trần Hiển, y đức hay đạo đức y học là chuẩn mực đạo đức áp dụng cho những người hành nghề y dược, theo những chuẩn mực đạo đức này người hành nghề y dược tự rèn luyện bản thân mình, thực hiện theo các chuẩn mực đó trong giao tiếp, ứng xử, trong các hành vi khi hành nghề [45].
Quy định về y đức của Bộ Y tế nêu rõ: “Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận” [7].
Với các cách hiểu khác nhau về y đức, luận án đã cho rằng: Y đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức nghề y nhằm điều chỉnh cách ứng xử của người cán bộ y tế trong các mối quan hệ của hoạt động nghề nghiệp, được thực hiện bởi lương tâm, hành vi cá nhân,truyền thống ngành Y và sức mạnh của dư luận xã hội.
Giáo dục y đức
Giáo dục y đức là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục đến người được giáo dục (SV) những nội dung về đạo đức chuyên
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Ngành Y
- Khái Quát Các Công Trình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Yêu Cầu Đối Với Nghề Điều Dưỡng Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Quản Lý Phương Pháp Và Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
môn (những nguyên tắc, chuẩn mực và hành vi đạo đức nghề nghiệp) nhằm hình thành cho người học lý tưởng, ý thức, trách nhiệm và có những hành vi ứng xử y đức đúng mực trong mối quan hệ với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng xã hội.
Dưới tiếp cận GD đạo đức của tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được GD”[33]. Hay theo tác giả Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm “Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động hình thành cho học sinh y thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè và tập thể” [49].
Bản chất của giáo dục y đức là chuỗi những tác động có định hướng của chủ thể giáo dục trong lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp và yếu tố tự giác, tích cực của SV, giúp sinh lĩnh hội những tri thức, chuẩn mực đạo đức nghề và hình thành thái độ đúng đắn trong hoạt động nghề nghiệp và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Một số tác giả quan niệm việc giáo dục y đức là hướng dẫn cho các SV ngành y có kỹ năng để hành nghề và xử lý các tình huống trong thực tiễn chăm sóc người bệnh, với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội. Trong cuốn “Medical Ethics Manual- Cẩm nang đạo đức y học” của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm về y đức và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục y đức đối với SV y khoa. Đồng thời, chỉ ra giáo dục y đức là một thành phần cần thiết trong thực hành, giúp SV y khoa có thể nhận thức được các tình huống và xử trí theo nguyên lý và lẽ phải. Nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với đồng nghiệp, người bệnh và trong nghiên cứu y sinh [52].
Với nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục y đức, Luận án đã xác định: Giáo dục y đức là những tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo đến người học thông qua những nguyên tắc, chuẩn mực và hành vi đạo đức nghề nghiệp, nhằm hình thành cho người học những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn y đức của người làm công tác y tế và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Biểu hiện y đức của nghề điều dưỡng
Nghề y nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng được phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù, đó là: Chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đơn của con người do bệnh tật và do can thiệp
y tế. Để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp đối với sự ủy thác của xã hội ĐDV phải vừa giỏi chuyên môn và vừa phải có đạo đức nghề nghiệp.Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng [11].
Y đức của người điều dưỡng vừa mang phẩm chất đạo đức của người cán bộ y tế nói chung, vừa phải có những phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng nói riêng. Do vậy, ngoài những phẩm chất đạo đức chung của con người, họ còn có phẩm chất y đức của người điều dưỡng.
Y đức là ý thức, lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng trong hoạt động nghề nghiệp, là tính nhân văn, trong ửng xử với người bệnh, với đồng nghiệp và xã hội, cộng đồng.
Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp điều dưỡng đó là: Chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đớn của con người do bệnh tật và do can thiệp y tế. Do vậy, ĐDV ngoài giỏi về chuyên môn cần có phải có đạo đức nghề nghiệp và thực hiện theo chuẩn đạo đức của ĐDV. Điều này cho thấy, y đức của người điều dưỡng mang tính đặc thù và phải tuân thủ bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức nghề y: Tôn trọng quyền tự chủ; Lòng nhân ái; Không làm việc có hại; Công bằng và được biểu hiện trên các mặt: nhận thức, thái độ và hành vi của người điều dưỡng được thể hiện:
* Nhận thức
- Nhận thức đầy đủ những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của y nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng “12 điều y đức và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng”.
- Thấm nhuần những giá trị đạo đức nhân văn, lương tâm và trách nhiệm của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
- Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh, tuân thủ pháp luật, có lòng tự trọng và giữ gìn danh dự của bản thân và tập thể.
- Luôn đặt lợi ích sức khỏe của người bệnh trên lợi ích của riêng mình, có trách nhiệm và tuân thủ đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Trung thực khiêm tốn học hỏi, chia sẻ, hợp tác và hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
* Thái độ
- Thân thiện với người bệnh, thái độ ân cần, nhã nhặn trong giao tiếp lịch sự, văn minh với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Luôn tạo sự tin tưởng để người
bệnh vượt qua nguy hiểm. Nuôi dưỡng sự lạc quan, hy vọng chống đỡ bệnh tật của người bệnh và phối hợp điều trị.
- Luôn đồng cảm với nỗi đau của người bệnh và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh trong mọi tình huống.
- Tôn trọng quyền bảo mật thông tin về người bệnh và cuộc sống riêng tư của người bệnh.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, không đùn đẩy trách nhiệm.
- Nghiêm túc chấp hành các quy định trong hành nghề và đạo đức nghề nghiệp.
* Hành vi
- Thận trọng thực hiện đúng các quy định kỹ thuật trong chăm sóc, điều trị, không để lây lan bệnh tật. Thao tác nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh.
- Trong chăm sóc người bệnh phải biết được rõ ràng về lợi ích và nguy cơ, tác dụng không mong muốn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Cẩn trọng trước bất kỳ y lệnh nào. Luôn sẵn sàng theo dõi người bệnh để có thể phát hiện sớm nguy cơ có thể xảy ra với người bệnh.
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc người bệnh. Không có thái độ phân biệt, kỳ thị đối xử trong chăm sóc và điều trị.
- Không lợi dụng chăm sóc, khám chữa bệnh để xâm hại đến thân thể người bệnh.
- Không gây khó khăn, phiền hà cho người bệnh và không có hành vi đòi hỏi hàm ơn của gia đình người bệnh. Chăm sóc, điều trị là trách nhiệm, lương tâm và nghĩa vụ của cán bộ y tế nói chung và người điều dưỡng nói riêng.
Những biểu hiện y đức của người điều dưỡng được xác định là những yêu cầu cơ bản về chuẩn đạo đức của người điều dưỡng. Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng đã được các CSYT, các cơ sở đào tạo ngành y vận dụng, xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường.
1.2.3. Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Theo Hội điều dưỡng quốc tế đã xây dựng Bộ quy tắc quốc tế về đạo đức cho điều dưỡng “The ICN code of ethics for nurses”. Trong bộ quy tắc này đưa ra bốn nhóm tiêu chuẩn đạo đức cơ bản: Điều dưỡng và cộng đồng; điều dưỡng và thực hành; điều dưỡng và nghề nghiệp; điều dưỡng và đồng nghiệp. Đồng thời, yêu cầu
các trường y khoa trên thế giới đưa Bộ quy tắc về đạo đức vào chương trình đào tạo điều dưỡng và áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức này trong quá trình giáo dục y đức, thực hành, quản lý và nghiên cứu điều dưỡng [77].
Hội Điều dưỡng Việt Nam đã ban hành và xây dựng “Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng NNL điều dưỡng và làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng có hiệu quả. Đối với các cơ sở đào tạo ngành y cần xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đảm bảo SV sau tốt nghiệp đáp ứng được các năng lực và phẩm chất đạo đức nghề điều dưỡng [10]. Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành “Chuẩn đạo đức nghề nghiệp ĐDV”.
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐDV Việt Nam được Hội Điều dưỡng Việt Nam xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và nghĩa vụ nghề nghiệp của ĐDV, được quy định bởi: Các mối quan hệ với người bệnh, đồng nghiệp, nghề nghiệp và xã hội; những thách thức của y đức trong cơ chế thị trường và những tình huống phát sinh trong thực thi nghĩa vụ nghề nghiệp của ĐDV. Theo đó, các cơ sở đào tạo ngành y nói chung và các trường CĐYT nói riêng khi xây dựng chương trình đào tạo điều dưỡng cần chú trọng đến việc QLGD y đức cho SV, bởi đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng [21].
Trong hệ thống các trường đào tạo NNL y tế nói chung và đào tạo ngành điều dưỡng nói riêng, giáo dục y đức là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế của các trường. Thông qua giáo dục y đức, giúp SV nhận thức được các nguyên lý, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hình thành kỹ năng xử lý các tình huống trong chăm sóc người bệnh. Giáo dục y đức được thực hiện thông qua giảng dạy tích hợp trong các môn học chuyên môn, thông qua TTLS tại các CSYT và thông qua hoạt động ngoại khóa của SV. Việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT được giáo dục trong suốt quá trình học tập tại trường, từ năm nhất đến khi tốt nghiệp. Từ đó, hình thành đạo đức nghề nghiệp cho SV điều dưỡng.
Thông qua chương trình đào tạo của ngành điều dưỡng ở các trường CĐYT, hoạt động QLGD y đức cho SV điều dưỡng là một khâu quan trọng trong chương trình đào tạo điều dưỡng của trường. Nội dung chủ yếu của việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng là các chủ thể quản lý tác động vào quá trình giảng dạy, thực tập tại
CSYT và hoạt động ngoài khóa. Thông qua đó, giúp SV điều dưỡng nhận thức đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đồng thời, hình thành nhân cách đạo đức nghề nghiệp theo mục tiêu đào tạo.
Dù có những quan điểm khác nhau trong QLGD y đức, nhưng các trường CĐYT xác định QLGD y đức cho SV là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong quản lý đào tạo ngành điều dưỡng theo chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực nghề nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, dựa vào đặc điểm, nội dung của việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT, Luận án xác định: QLGD y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT được hiểu là một hệ thống những tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (hoạt động giáo dục y đức cho SV điều dưỡng của nhà trường gồm: Mục tiêu giáo dục y đức, Nội dung giáo dục y đức, Phương pháp giáo dục y đức, Lực lượng tham gia giáo dục y đức, ....) dựa trên các chính sách, tiêu chuẩn, quy tắc, quy định trong và ngoài hệ thống y tế, nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục y đức, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng.
1.3. Vấn đề y đức trong nghề điều dưỡng viên
1.3.1. Đặc điểm của nghề điều dưỡng viên
Điều dưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Theo quan điểm của Virginia Handerson trong tác phẩm “ICN Basic Principles of Nursing Care” có nêu [69]:
- Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ cho các cá nhân để họ đạt được sự độc lập càng sớm, càng tốt…
- Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe. Với quan niệm này, chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra.
Điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng - hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của dịch vụ y tế nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường dịch vụ điều dưỡng - hộ sinh toàn cầu, phát triển NNL điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược quan trọng để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hội trong y tế. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước xây dựng và củng cố ngành điều dưỡng theo các định hướng cơ bản sau đây:
- Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp:
+ Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là con người. Đối tượng này đòi hỏi người điều dưỡng phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp cho phù hợp với sự phát triển của y học. Việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng, người điều dưỡng trở thành người cộng sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện y lệnh của bác sĩ.
+ Nghề điều dưỡng với bản chất nghề nghiệp là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh, giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, khỏe mạnh.
- Điều dưỡng là một khoa học về chăm sóc người bệnh :
+ Người điều dưỡng không phải là bác sĩ về phương diện kiến thức và kỹ năng, nói một cách khác kiến thức và kỹ năng của thầy thuốc sẽ vừa thừa, vừa thiếu đối với người điều dưỡng. Do bởi hai nghề có định hướng khác nhau về vai trò nghiệp vụ. Vai trò chính của bác sĩ là chẩn đoán và điều trị, vai trò chính của người điều dưỡng là chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh về thể chất và tinh thần. Do đó, đào tạo một ĐNGV là điều dưỡng để giảng dạy điều dưỡng trong tương lai là một trong những chính sách thiết yếu để phát triển nghề điều dưỡng ở Việt Nam.
+ Người làm công tác điều dưỡng phải trải qua một quá trình đào tạo cơ bản về nghề nghiệp, trong các trường đào tạo tin cậy để được trang bị các kiến thức khoa học y học và điều dưỡng.
Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y
tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng gọi là ĐDV. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được quy định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức, viên chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3.2. Y đức đối với nghề điều dưỡng
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế nói chung và của ĐDV nói riêng, y đức được biểu hiện ở tinh thần, thái độ và trách nhiệm làm việc tận tụy, hết lòng chăm sóc, điều trị người bệnh, làm giảm nhẹ sự đau đớn do bệnh tật và do can thiệp y tế. Y đức của người ĐDV phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức của ĐDV nhằm đạt được ích lợi tối đa cho người bệnh và được xã hội thừa nhận.
Chức năng của đạo đức nghề điều dưỡng hay y đức của ĐDV dùng để chỉ đạo hành vi, thái độ, hành động của người điều dưỡng trong thực hiện chăm sóc người bệnh và cộng đồng. Các phẩm chất y đức của người điều dưỡng được thể hiện:
- Ý thức trách nhiệm cao trong công việc: Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là người bệnh. Trong chăm sóc, điều trị người bệnh, ĐDV luôn tận tụy, có trách nhiệm chăm sóc với người bệnh vì tính mạng và hạnh phúc của bệnh nhân. Trách nhiệm cao là phẩm chất cần thiết của ĐDV khi tham gia chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Do vậy, ĐDV phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
- Đức tính trung thực: Trong thực hiện nhiệm vụ điều trị, chăm sóc. Đức tính trung thực tuyệt đối là một trong những phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng phải tuân thủ để thực hiện các chức năng của điều dưỡng như: Trung thực, không lừa dối người bệnh, tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ trong chăm sóc người bệnh, chủ động và phối hợp đồng nghiệp trong điều trị, chăm sóc người bệnh. Người điều dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với người bệnh và đồng nghiệp dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.
- Lòng nhân ái và sự cảm thông: Điều dưỡng viên có tấm lòng yêu thương con người, luôn đồng cảm với nỗi đau của người bệnh, luôn sẵn sàng giúp đỡ người bệnh và đồng nghiệp trong mọi tình huống, hạn chế tối đa tác hại đối với người bệnh, không đơn giản là làm theo trách nhiệm mà vì hạnh phúc của mọi người.