viễn thông, một khi ta hội nhập mở cửa với các nước ASEAN, các doanh nghiệp của ta có đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường các nước trong khu vực.
4.2. Đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật
Đây là các yêu cầu về máy móc, công nghệ. Về máy móc, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ máy tính và các trang thiết bị kỹ thuật như các thiết bị mạng đạt đủ tiêu chuẩn. Về truyền thông, doanh nghiệp phải có một đường truyền dẫn dữ liệu ổn định, nhanh, chính xác.
Không chỉ Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mà chính doanh nghiệp để đảm bảo cho sự thành công của mình cần có sự đầu tư thích hợp cho các thiết bị, hệ thống máy móc, công nghệ trong doanh nghiệp. Đặc biệt là phải quan tâm đến hệ thống an toàn và bảo mật cho khách hàng, có như vậy mới khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình. An ninh và bảo mật là một vấn đề không có gì xa lạ nhưng chưa được giải quyết triệt để ngay cả ở trên thế giới, công việc của các doanh nghiệp Việt Nam là phải chủ động nắm bắt các đổi mới trên thế giới để nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp mình.
4.3. Nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các tiến bộ mới về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động TMĐT của doanh nghiệp (thiết kế các trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc mua bán, thanh toán trên mạng...) và giải quyết các sự cố kỹ thuật phát sinh (diệt virus tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học...)
5. Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phát triển TMĐT
Việt Nam đang ở bước đầu của quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT vì vậy các doanh nghiệp muốn ứng dụng thành công cần phải đối mặt với những khó khăn nhất định về mặt khách quan và chủ quan về phía Chính phủ, về bản thân doanh nghiệp và về phía người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Mỹ có lợi thế vô cùng to lớn mà họ đã tận dụng được, đó là Chính phủ Mỹ rất quan tâm và đề cao vai trò của TMĐT; công nghệ thông tin ở Mỹ phát triển nhanh mạnh và đứng đầu trên thế giới tạo cơ sở vật chất cho doanh nghiệp; người tiêu dùng Mỹ thích phương thức thanh toán tự do, thích sử dụng thẻ và dễ dàng chấp nhận rủi ro khi mua sắm trực tuyến. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam không có được những điều kiện thuận lợi đó. Về phía Chính phủ, do hạn chế trong hiểu biết về TMĐT nên chưa có sự quan tâm thích đáng và chưa đề cao được vai trò của TMĐT, Luật giao dịch TMĐT mới chỉ được ban hành vào năm 2005 và đến tháng 3/2006 mới có hiệu lực thi hành và cũng chưa thực sự điều chỉnh một cách đầy đủ; ở Việt Nam cũng chưa có một cơ quan nào có thẩm quyền thực sự để giám sát các hoạt động kinh doanh TMĐT. Về phía doanh nghiệp, trình độ CNTT và TMĐT của các cấp lãnh đạo cũng như của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện tăng trưởng với tốc độ thấp, 13%/năm (bằng 1/2 tốc độ của giai đoạn 1996 - 2000) và mất cân đối nghiêm trọng: Phần cứng chiếm tỷ trọng gấp bốn lần tỷ trọng phần mềm và dịch vụ. Số chuyên viên tham gia ngành công nghiệp phần mềm hiện chỉ khoảng 8.000 người. Cả nước hiện mới có khoảng 32 ngàn chuyên gia tin học; đa số cán bộ còn chưa có thói quen làm việc trên máy vi tính, cũng như quản lý và kinh doanh trên mạng máy tính và các thiết bị thông tin khác. Về phía người tiêu dùng, người tiêu dùng Việt Nam thường không thích thay đổi thói quen mua sắm truyền thống, lo sợ về các rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch qua mạng. Từ
Có thể bạn quan tâm!
- Coi Trọng Và Đặt Vấn Đề An Ninh Mạng, Bảo Mật Lên Hàng Đầu
- Tình Hình Ứng Dụng Tmđt Ở Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Chủ Động Tìm Hiểu Rõ Về Tmđt Và Ứng Dụng Vào Điều Kiện Việt Nam
- Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
các yếu tố trên, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đóng góp ý kiến cho Chính phủ và thuyết phục người tiêu dùng tham gia.
Điều doanh nghiệp cần phải làm là từ kinh nghiệm của Mỹ, chúng ta có những biến đổi để áp dụng được vào điều kiện Việt Nam, khai thác những lợi thế khách khi ứng dụng TMĐT ở Việt Nam để tìm ra cơ hội phát triển TMĐT trong điều kiện nước ta. Một số lợi thế của Việt Nam như: nguồn nhân lực cần cù, chịu khó, thông minh; chi phí nhân lực rẻ; hội nhập với các nước. Các doanh nghiệp có thể huy động chất xám từ người Việt Nam sống và học tập ở nước ngoài; kêu gọi trợ giúp về vốn và công nghệ từ các nước phát triển trên thế giới; tận dụng những tiến bộ, thành quả công nghệ sẵn có trên thế giới; xây dựng các chương trình, buồi hội thảo để giảng giải cho người tiêu dùng về lợi ích của TMĐT và những tiện ích mà doanh nghiệp mình cung cấp...
6. Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng TMĐT; đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu
Thực tế phát triển TMĐT tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp chưa khai thác hết các tiềm năng của TMĐT, các hoạt động qua Internet mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, khai thác một số ứng dụng đơn giản như: gửi mail, chat, giới thiệu doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin....Các doanh nghiệp có website và đầu tư cải tiến liên tục cho website không nhiều. Ban CNTT-TMĐT công bố đến năm 2003, chỉ có 3% tổng số doanh nghiệp cả nước (khoảng 3000 doanh nghiệp) có website riêng, 7% bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Trong số các doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp; 93,1% đa thông tin giới thiệu sản phẩm; trong khi chỉ 32,8%
bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT. Về mức độ đầu tư, trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5- 15% và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thực sự quy mô cho TMĐT, ở mức trên 15%.
Trong khi đó, trên thế giới TMĐT đang thay thế dần thương mại truyền thống, thể hiện tính ưu việt của nó. Đề bắt kịp thời đại, phát triển TMĐT để có thể giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp cần thiết phải nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp mình, khai thác triệt để những tính năng của TMĐT. Để làm được như vậy thì yêu cầu thiết yếu là các doanh nghiệp phải đầu tư đủ lớn và thực sự quy mô cho việc triển khai, phát triển TMĐT mà trước hết là phải nâng cấp và chăm lo xây dựng website của mình hấp dẫn đối với đối tác và người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm được điều này và đã thu được những thành công nhất định, điển hình như Pacific Airlines đã thoát ra khỏi nguy cơ phá sản nhờ chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ có hệ thống thanh toán hiện đại nhất Việt Nam; hay Chodientu.com với các giao diện web hấp dẫn, đa dạng các mặt hàng, chủng loại mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi...
Một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, đó là vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. TMĐT ngày càng phát triển, phương thức kinh doanh truyền thống chuyển sang phương thức kinh doanh trực tuyến trên mạng; mọi thông tin đều được công khai trên Internet; giao dịch và thanh toán đều thông qua hệ thống tài khoản... Điều này dẫn đến những nguy cơ về vấn đề bảo mật như thông tin bị lộ do lỗi hệ thống, hacker...Không một doanh nghiệp ở một quốc gia phát triển TMĐT lại không quan tâm đến vấn đề này vì đây là vấn đề có
tính chất sống còn, liên quan đến uy tín của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khi mà công nghệ và kỹ thuật cho TMĐT còn chưa thực sự phát triển thì nguy cơ mất thông tin là rất cao nên vấn đề an toàn và bảo mật càng cần phải đặt lên hàng đầu.
7. Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về TMĐT
Theo ông Trần Thanh Hải, vụ phó vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, điều cần thiết để phát triển TMĐT chính là phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và các doanh nghiệp và mọi chính sách của Nhà nước đều là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất triển khai TMĐT và là đối tượng chủ yếu của mọi chính sách và pháp luật liên quan. Do thương mại điện tử là một lĩnh vực rất mới và phát triển cực kỳ mau lẹ nên các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật của các nước phát triển không phải lúc nào cũng đưa ra được chính sách hay pháp luật phù hợp với quy luật phát triển của TMĐT. Đối với Việt Nam điều này càng thể hiện rõ. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật thông qua việc đóng góp ý kiến, tham gia các diễn đàn,…nhằm hỗ trợ các cơ quan Nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật liên quan tới TMĐT. Lợi ích cuối cùng của sự tham gia đó thuộc về chính sách các doanh nghiệp. Sự nắm vững các quy định của luật pháp về TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp thận trọng hơn, chủ động hơn khi gặp những rủi ro, những sự cố về kỹ thuật cũng như trên thương trường.
KẾT LUẬN
Hiện nay, cùng với sự phát triển của KHKT, hoạt động TMĐT cũng đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng cả về chất và lượng. TMĐT ở Việt Nam đã bắt đầu mở rộng và phát triển đa dạng, phong phú để không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghệ và nền kinh tế Internet. Trong giai đoạn này ở nước ta, các điều kiện cho hoạt động TMĐT còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhiều rào cản vẫn chưa được mở ra, và để thúc đẩy tiến trình phát triển TMĐT thì Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực, học hỏi, quan sát và rút kinh nghiệm từ những nước có nền công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là từ một nước luôn giữ vị trí đi đầu về TMĐT như Mỹ.
Trong khuôn khổ một bài khoá luận tốt nghiệp, khoá luận đã đề cập được đến những lợi ích, hạn chế, đòi hỏi của TMĐT đối với nền kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khoá luận cũng đi sâu nghiên cứu thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Mỹ, những mô hình TMĐT chủ yếu và những thành tựu mà nhờ TMĐT các doanh nghiệp đã đạt được; từ đó đào sâu nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khoá luận cũng đã mạnh dạn phân tích tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam, đề cập đến những doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công TMĐT, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do người viết còn thiếu kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin, pháp luật và những kiến thức về tình hình thực tế mà khoá luận chưa giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Do vậy, em cũng xin nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để khoá luận có thể hoàn thiện hơn.
Bằng việc ý thức đầy đủ vai trò của TMĐT đối với quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp nói riêng và đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung. Chúng ta có quyền hi vọng rằng với tinh thần tiếp thu và học hỏi, với những cố gắng nỗ lực, Việt Nam (mà cụ thể là các doanh nghiệp) sẽ khắc phục được những khó khăn, tận dụng triệt để lợi thế của mình để phát triển theo xu thế thời đại CNTT và TMĐT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Nguyễn Văn Thoan (2005), Bài giảng Thương mại điện tử, ĐH Ngoại Thương.
2. Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 9/12/2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Bộ Thương mại 2006, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2005, tháng2/2006
4. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về TMĐT.