Thực Trạng Nội Dung Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Ở Trường Cđsp Luangprabang

Khảo sát thông tin từ phiếu hỏi và quan sát giờ dạy của 04 giáo viên của trường trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về cơ bản giáo viên đã có đánh giá đúng những biểu hiện kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Đa số giáo viên các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã ý thức rất rõ về khả năng ứng dụng CNTT của bản thân ở mức độ nào. Kết quả này có thể được xem là cơ sở để giảng viên tự lập kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho bản thân, đáp ứng mục tiêu về giáo dục và yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

2.3.1.3. Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường CĐSP Luangprabang

Để tìm hiểu thực trạng nôi dung ứng dụng CNTT trog dạy học ở trường CĐSP Luangprabang, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2 2 Đánh giá của CBQL GV về nội dung ứng dụng CNTT trong DH Biểu đồ 1

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL-GV về nội dung ứng dụng CNTT trong DH


Biểu đồ 2 3 Mức độ hài lòng của sinh viên với việc ứng dụng CNTT và DH 2

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của sinh viên với việc ứng dụng CNTT và DH của GV

Kết quả biểu đồ 2.2 và 2.3 cho thấy: Nội dung ứng dụng CNTT vào các nội dung dạy học được đánh giá ở mức trung bình (ĐT: 2.1). Có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa CBQL, GV và sinh viên đối với các nội dung ứng dụng CNTT (CBQL, GV: 2.15; SV: 2.08). Đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể cho thấy nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là: “Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng” (ĐTB: 2.35); Những nội dung có mức độ đánh giá thấp là “Ứng dụng CNTT trong tương tác, trao đổi bài học với sinh viên và đồng nghiệp” (ĐTB: 1.65); Những nội dung còn lại có mức độ đánh giá trung bình với điểm trung bình dao động từ 2.1- 2.25.

Trao đổi về vấn đề này với giảng viên Perng LORKAMAN, chúng tôi được biết: “Hiện nay ở các giảng đường của trường CĐSP Luangprabang đã được lắp đặt hệ thống máy chiếu để phục vụ việc dạy học của giảng viên. Tuy nhiên, hệ thống Internet của nhà trường còn hạn chế. Hệ thống mạng tại khu vực giảng đường không có, chỉ có ở khu vực làm viêc của giảng viên, do đó giảng viên không thể tương tác với sinh viên và đồng nghiệp thông qua hệ thống mạng, điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của giảng viên”.

Từ năm học 2017, trường CĐSP Luangprabang khuyến khích giảng viên sử dụng bài giảng điện tử. Đa số các giảng viên đều có sự thay đổi về phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dụng bài giảng điện tử thay thế lối giảng dùng phấn- bảng thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt đối với những giảng viên nhiều tuổi gặp khó khăn nhất đinh trong khai thác CNTT vào việc tìm kiếm, chia sẻ tài liệu với sinh viên và đồng nghiệp.

2.3.1.4. Thực trạng hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

Đi sâu tìm hiểu thực trạng hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2 4 Đánh giá của CBQL GV về hình thức ứng dụng CNTT trong DH Bảng 3

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL,GV về hình thức ứng dụng CNTT trong DH


Bảng 2.4. Đánh giá của sinh viên về hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

STT

NỘI DUNG

ĐTB

TB

1

Giảng dạy bằng bài giảng

điện tử

372

2.48


2

Tìm kiếm tài liệu, tra cứu

thông tin trên mạng

345

2.30


3

Tham khảo sách điện tử,

giáo trình điện tử

348

2.32


4

Sử dụng các thiết bị điện

tử vào quá trình dạy học

315

2.1


5

Gửi, nhận văn bản bằng

thư điện tử

345

2.30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kết quả bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 cho thấy hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2.26); Có sự thống nhất giữa ý kiến của CBQL, GV và ý kiến của sinh viên về nội dung này. Đi sâu vào từng nội dung cụ thể cho thấy có sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với một số nội dung, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều với điểm trung bình dao động trong khoảng 2.05-2.49. Cụ thể:

Hình thức ứng dụng CNTT được đánh giá ở mức cao là “Giảng dạy bằng bài giảng điện tử” (ĐTB: 2.49). Những hình thức còn lại được đánh giá ở mức trung bình. Không có nội dung nào có mức đánh giá thấp.

Có thể thấy rằng giảng dạy bằng bài giảng điện tử được đánh giá là có tính ưu việt trong việc tạo cho người học hứng thú, như khiến bài giảng của giảng viên sinh động hơn. Giảng viên có thể sửa dụng hình ảnh, video minh họa cho nội dung bài giảng thay vì thuần túy dùng ngôn ngữ thuyết trình. Điều này giúp sinh viên có thể hiểu bài một cách sâu sắc.

Hình thức ứng dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học được đánh giá ở mức thấp. Sinh viên được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất của trường, nhiều thiết bị điện tử hiện chưa được trang bị tại các phòng học. Đây là nguyên nhân hình thức ứng dụng thiết bị điện tử vào dạy học có mức đánh giá thấp.

2.3.1.5. Thực trạng nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trường CĐSP Luangprabang

Việc ứng dụng CNTT trong DH là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả DH theo định hướng phát triển NL của người học. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học



Stt

Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy

học của GV trường CĐSP Luangprabang

Mức điểm đánh giá

Thứ bậc

CBQL,

GV

SV

Chung

1

Đảm bảo mục tiêu môn học

2.63

2.48

2.55

1

2

Hình thành, phát triển NL của sinh viên

2.65

2.3

2.47

2

3

Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên

2.23

2.2

2.21

3

Tổng

2.5

2.3

2.4


Theo kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá ở mức cao (ĐTB: 2.4). Có sự chênh lệch song không đáng kể giữa ý kiến của giảng viên, giáo viên với

ý kiến của sinh viên về việc đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên nhà trường (CBQL, GV: 2.5; SV: 2.3). Đi sâu vào từng nguyên tắc, cho thấy trong các nguyên tắc ứng dụng CNTT vào dạy học của giảng viên, cả giảng viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao mức độ đảm bảo mục tiêu môn học (ĐTB: 2.55: TB; 1), tiếp đế là Hình thành, phát triển NL của sinh viên (ĐTB: 2.47: TB: 2), cuối cùng là Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên (ĐTB: 2.21: TB: 3).

Về đảm bảo mục tiêu môn học: Trên thực tế, mục tiêu của môn học được xác định là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Những mục tiêu này nhìn chung được xác định khá tường minh, rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học trong chương trình đào tạo. Đảm bảo mục tiêu môn học trong quá trình ứng dụng CNTT đòi hỏi GV phải xác định được rằng, CNTT là môi trường, công cụ hỗ trợ cho quá trình DH chứ không phải là cái đích hướng tới. Do đó, trong quá trình thực hiện, tất cả giảng viên và sinh viên đều phải hiểu rõ điều này để không lạm dụng CNTT (CBQL, GV: 2.6; SV: 2.8).

Hình thành, phát triển NL của sinh viên: Trong quá trình ứng dụng CNTT trong DH theo định hướng phát triển NL SV, bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu của môn học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV cần phải xác định được việc ứng dụng CNTT trong DH sẽ hướng tới hình thành và phát triển ở SV những NL nào? Phát triển NL ở mức độ nào? Để thực hiện được việc này, GV cần phải xác định được mục tiêu của tiết học/bài học cụ thể sẽ hướng tới hình thành, phát triển NL cụ thể nào cho SV để từ đó lựa chọn hình thức, mức độ ứng dụng CNTT cho phù hợp. Để đánh giá NL tự học của SV, GV có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá như tiến độ thực hiện, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo với các mức độ khác nhau. Như vậy, thông qua hoạt động cụ thể của SV với sự hỗ trợ của CNTT, GV có thể giúp SV hình thành và phát triển được những NL trong quá trình DH. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển năng lực của sinh viên cần phải có thời gian và đòi hỏi sự phối hợp của cả giảng viên và sinh viên. Trong khi đó, sinh viên trường CĐSP Luangprabang nhiều em điều kiện để sử dụng CNTT vào việc học còn nhiều hạn chế và môt bộ phận sinh viên cò thụ động, chưa thực sự tích cực trong vận dụng CNTT vào học tập (CBQL, GV: 2.65; SV: 2.3).

Tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên: Để hình thành và phát triển được những NL cho HS trong quá trình DH, GV không thể thực hiện được bằng cách ứng dụng CNTT để trình diễn bài giảng như thông thường ở trên lớp mà GV cần phải chú ý sử dụng CNTT để tổ chức hoạt động học tập cho SV ở tất cả các khâu: SV sử dụng CNTT để chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp; SV sử dụng CNTT để tham gia học tập, báo cáo, trao đổi nội dung bài học ở trên lớp; SV sử dụng CNTT để ôn tập nội dung bài học ở nhà. Như vậy, CNTT sẽ là môi trường, là công cụ, phương tiện để SV sử dụng để phục vụ cho hoạt động học tập của mình để từ đó có thể hình thành, phát triển được những NL chung và NL đặc thù của môn học. Đặc biệt, khi GV ứng dụng CNTT vào quá trình DH, hoạt động tìm hiểu nội dung bài học mới sẽ được SV tìm hiểu trước ở nhà trông qua nghiên cứu bài giảng điện tử của GV và khi sv đến lớp thì chủ yếu là thảo luận, vận dụng kiến thức thì sv sẽ nhanh chóng hình thành và phát triển được các NL như NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tìm hiểu và tham gia hoạt động KTXH,... Đây là vấn đề khó và phụ thuộc nhiều vào năng lực sư phạm của giảng viên cũng như tính tích cực của sinh viên. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc này trong quá trình ứng dungj CNTT vào dạy học là điều không dễ (CBQL, GV: 2.23; SV: 2.2).

2.3.2. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào

2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào

Để khảo sát về thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học‌


Stt

Nội dung kế hoạch quản lý

hoạt động tư vấn tâm lý học đường

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

CBQL

GV

Chung

CBQL

GV

Chung

1

Thiết lập mục tiêu của việc ứng

dụng CNTT trong dạy học

2.23

2.15

2.19

2.31

2.17

2.24


2

Nắm vững kế hoạch của Sở, Phòng GD&ĐT về ứng dụng

CNTT trong dạy học


2.36


2.27


2.2


2.3


2.2


2.25


3

Kế hoạch xây dựng website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu

phục vụ ứng dụng CNTT


2.13


2.1


2.1


2.0


2.1


2.05


4

Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho

cán bộ, giáo viên, sinh viên


2.4


2.3


2.35


2.34


2.25


2.3


5

Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT

trong dạy học


2.31


2.15


2.23


2.1


2.0


2.05

6

Xác định nội dung, hình thức

ứng dụng CNTT trong dạy học

2.35

2.30

2.3

2.30

2.25

2.3


7

Hướng dẫn giáo viên xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng

CNTT trong dạy học


2.25


2.2


2.2


2.15


2.1


2.1

Tổng chung

2.3

2.2

2.2

2.2

2.15

2.2

Từ kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy:

Đánh giá chung của các khách thể khảo sát về nội dung kế hoạch quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào thuộc mức nhận định trung bình, không có nội dung nào được đánh giá ở mức cao. So sánh giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lý

xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giảng viên trường CĐSP Luangprabang, Lào cho thấy không có sự khác biệt nhiều (MĐTH: 2.2; HQTH: 2.15). Trong đó đánh giá về từng nội dung khảo sát trong bảng 2.6 có sự khác nhau cụ thể như:

Nội dung được đánh giá cao nhất cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện là “Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, sinh viên” (MĐTH: 2.35; HQTH: 2.3), “Xác định nội dung, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học” (ĐTB: 2.3). Nội dung được đánh giá ở mức thấp hơn cả là “ Kế hoạch xây dựng website, trang bị phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT” (ĐTB: 2.05), “Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT trong dạy học” (ĐTB: 2.05).

Trao đổi về vấn đề này với đồng chí Humphanh KHONSAVATH, hiệu trưởng trường CĐSP Luangprabang, chúng tôi được biết: “Ngay từ năm học 2017, khi triển khai văn bản về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tin học cho giảng viên và sinh viên. Nội dung bồi dưỡng liên quan đến các kỹ năng như: thiết kế giáo án điện tử, thiết kế bộ công cụ đánh giá sinh viên, kỹ năng khai thác học liệu qua phần mềm điện tử…. Chúng tôi đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung này mỗi học kì một lần. Tuy nhiên khó khăn của chúng tôi là phòng học được trang bị thiết bị dạy học phục vụ giảng viên ứng dụng CNTT chưa thực sự đạt yêu cầu. Hạn chế này một phần do kinh phí đầu tư cơ sở vật chất nhà trường còn nghèo.”

Qua quan sát hai tiết dạy của cô giáo Daoloy THAMNAVONG, chúng tôi nhận thấy, lớp học măc dù được trang bị máy chiếu, phông chiếu song máy chiếu quá cũ nên hình ảnh bị mờ, hệ thống loa mic không ổn định. Hệ thống Internet không có ở giảng đường nên sinh viên không thể khai thác tài liệu qua mạng để phục vụ hoạt động thảo luận..

Như vậy: Trong quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trường CĐSP Luangprabang đã có sự quan tâm bước đầu, tuy nhiên còn nhiều những bất cập và hạn chế. Trong đó khó khăn nhất được CBQL, GV nhận định đó là Xây dựng kế hoạch đảm bảo CSVC cho ứng dụng CNTT trong dạy học, Kế hoạch xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2023