trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp. Sự phối kết hợp này mà nhà trường sẽ nắm bắt được kịp thời những thông tin về cá nhân học sinh, những nhu cầu hoạt động của các em để tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả; đồng thời sự ủng hộ, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự đồng thuận của các tổ chức khác ngoài nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, để các trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động này cần phải có hệ thống chương trình, văn bản hướng dẫn thực hiện từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo một cách đầy đủ và kịp thời, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể hoặc văn bản chỉ đạo không kịp thời, rõ ràng rất khó khăn cho các nhà trường trong khâu thực hiện. Lúc này, các nhà trường nếu có triển khai thì cũng theo sự sáng tạo của nhà trường không có sự đồng bộ hay hỗ trợ về chương trình, hình thức tổ chức dẫn đến việc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả không cao.
Kết luận chương 1
Quản lí hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS là những tác động sư phạm có kế hoạch và phù hợp của Hiệu trưởng nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội khác vào các thành tố của hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường nhằm góp phần định hình những giá trị sống cơ bản nhất cho học sinh theo mục tiêu giáo dục.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS bao gồm sáu nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS; Tổ chức bộ máy nhân sự và xây dựng quy định triển khai hoạt động giáo dục GTS cho HS THCS; Chỉ đạo, giám sát hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS; Quản lý việc huy động và phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục GTS cho HS THCS.
Quản lí hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố ảnh hưởng gồm nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý, nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về tình hình về kinh tế xã hội, giáo dục trung học cơ sở thành phố móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế- xã hội thành phố Móng Cái
Móng Cái, thành phố đô thị loại 2, là một trong bốn thành phố trực thuộc tỉnh, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long (trung tâm tỉnh Quảng Ninh) khoảng 180 km, có diện tích tự nhiên 518,278 km2 (đất liền chiếm 85%, đảo chiếm 15%), phía Bắc giáp thành phố Đông Hưng, khu Phòng Thành (Trung Quốc), phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp Biển Đông. Toàn thành phố có 17 đơn vị hành chính (8 phường, 9 xã - trong đó 02 xã đảo, 03 xã miền núi), 101 thôn, khu phố; có 06 dân tộc với tổng dân số xấp xỉ 11 vạn người (trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 5,3% tổng dân số của thành phố, chủ yếu tập trung ở các xã Hải Sơn, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa) và là địa phương duy nhất vừa có đường biên giới trên bộ (dài 60,025km), vừa có đường biên giới trên biển (dài 18,419km) tiếp giáp với Trung Quốc.
Móng Cái là thành phố biên giới có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; nằm trong Khu hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung”, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng hợp tác kinh tế ASEAN -Trung Quốc. Có vị trí hết sức quan trọng trong tỉnh Quảng Ninh và của cả nước.
Cơ cấu phát triển kinh tế chính là dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp, trong đó khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 90% giá trị sản xuất. Kết thúc năm 2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.700 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt trên 1.300 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5.300 đô-la.
2.1.2. Khái quát về giáo dục cấp THCS thành phố Móng Cái
2.1.2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh
Toàn thành phố có 64 cơ sở giáo dục, trong đó 52 trường học từ cấp mầm non đến THPT gồm 19 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 13 trường THCS, 03 trường TH&THCS, 01 trường THCS-THPT, 02 trường THPT; 01 trung tâm GDNN-GDTX và 11 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Tổng số nhóm, lớp học các cấp, các loại hình từ Mầm non đến THPT là 842 lớp, trên 2,8 vạn học sinh. Hệ thống trường lớp được đa dạng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn Thành phố; ngoài hệ thống trường công lập còn 6 trường ngoài công lập (04 trường mầm non, 01 trường Tiểu học và 01 trường THCS-THPT) và 11 lớp mầm non tư thục độc lập. Có 17 trường có cấp THCS với 175 lớp, trên 6.800 học sinh (số liệu đầu năm học 2019-2020).
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường, củng cố.Hiện nay toàn thành phố 100% kiên cố hóa, có 47/52 = 90,4 % trường đạt Chuẩn quốc gia, trong đó cấp THCS đạt chuẩn quốc gia là 15/17 = 88,2%, tỷ lệ kiên cố hóa 17/17=100%. Hàng năm, các trường làm tốt công tác xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường, nhiều trường có 100% lớp học gắn máy chiếu cố định phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, trong 3 năm gần đây, một số trường được đầu tư lớp học thông minh từ nguồn kinh phí của tỉnh, đồng thời, UBND Thành phố đã trang cấp 28 bục giảng thông minh cho 28 lớp học Chất lượng cao cấp THCS trên địa bàn. Từng bước xây dựng trường, lớp học thông minh, từ năm học 2019-2020 thí điểm triển khai 04 trường, trong đó có 02 trường cấp THCS.
2.1.2.3. Tình hình đội ngũ
Đến thời điểm tháng 11 năm 2019, toàn cấp học THCS trên địa bàn có 31 cán bộ quản lí, 32 nhân viên phục vụ và 314 giáo viên (thiếu 27 giáo viên theo kế hoạch). 100% cán bộ quản lí, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 78,7%.
2.1.2.4. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Phương pháp dạy học tại các nhà trường đã được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào quá trình dạy học. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực và định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục, việc kiểm tra đánh giá đã chuyển từ đánh giá theo nội dung kiến thức, kỹ năng sang đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được khẳng định, bước đầu tiếp cận các Thành phố, Thị xã lớn trong Tỉnh (Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Uông Bí). Hàng năm tỷ lệ hạnh kiểm tốt, khá tại các trường đều đạt từ 98% trở lên (trong đó hạnh kiểm tốt từ 76% trở lên), hạnh kiểm yếu dưới 1%; chất lượng học lực có chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước, hàng năm tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi, khá từ 60 % trở lên (trong đó học lực giỏi đạt từ 15 % trở lên), tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém dưới 2.5% (kém dưới 1%).
Bảng 2.1: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh cấp THCS (2016-2019)
Tổng số HS | Tốt | Khá | Tr.bình | Yếu | |||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||
2016-2017 | 5.870 | 4551 | 77,53 | 1215 | 20,70 | 102 | 1,74 | 02 | 0,03 |
2017-2018 | 6.146 | 4871 | 79,25 | 1184 | 19,26 | 92 | 1,50 | 00 | 00 |
2018-2019 | 6.422 | 5157 | 80,30 | 1150 | 17,91 | 107 | 1,67 | 03 | 0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh
- Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Và Yêu Cầu Đối Với Giáo Dục Giá Trị Sống Của Học Sinh Thcs
- Chỉ Đạo, Giám Sát Hoạt Động Giáo Dục Gts Cho Học Sinh Thcs
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv, Phụ Huynh Và Học Sinh Về 12 Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs
- Thực Trạng Thực Hiện Các Nội Dung Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs
- So Sánh Kết Quả Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs Trong Môn Học Và Trong Hđ Ngll
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)
Bảng 2.2: Xếp loại học lực của học sinh cấp THCS (2016-2019)
Số HS | Giỏi | Khá | Tr.bình | Yếu | Kém | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
2016- 2017 | 5870 | 1.049 | 17,87 | 2569 | 43,76 | 2140 | 36,46 | 111 | 1,89 | 01 | 0,02 |
2017- 2018 | 6.146 | 1.104 | 17,96 | 2.747 | 44,70 | 2.217 | 36,07 | 78 | 1,27 | 0 | 0,00 |
2018- 2019 | 6.422 | 1.248 | 19,43 | 2.926 | 45,56 | 2.164 | 33,70 | 73 | 1,14 | 0 | 0,00 |
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)
Tỷ lệ học sinh tỷ lệ chuyển lớp thẳng đạt từ 95.8%, chuyển lớp sau hè đạt 99.5% trở lên, lưu ban hàng năm dưới 1% và tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 0,5%.
Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt từ 99,8%.
Số lượng học sinh thi đỗ vào trường Chuyên Hạ Long và các trường THPT có chất lượng ở Hà Nội tăng cao (hàng năm từ 40 đến 55 học sinh).
Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn được lãnh đạo Thành phố, phòng GD&ĐT và các nhà trường luôn quan tâm trong nhiều năm gần đây. Từ năm học 2013- 2014 đến nay, thành phố Móng Cái được chuyển sang dự thi tại Bảng A của tỉnh (gồm thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, thị xã Đông Triều, Quảng Yên), chất lượng giáo dục mũi nhọn vẫn được duy trì và nâng cao cả về số lượng và chất lượng giải, đặc biệt năm học 2017- 2018 đạt 82 giải trong đó 04 giải Nhất, năm học 2018-2019 đạt 81 giải, trong đó 05 giải Nhất cấp tỉnh.
Bảng 2.3: Số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Thành phố
Năm học | Số HS dự thi | Số HS đạt giải | Tỉ lệ | Trong đó | ||||
Nhất | Nhì | Ba | KK | |||||
1 | 2016-2017 | 805 | 410 | 50,93 | 12 | 64 | 131 | 203 |
2 | 2017-2018 | 777 | 383 | 49,29 | 14 | 57 | 106 | 206 |
3 | 2018-2019 | 764 | 390 | 51,05 | 16 | 67 | 120 | 187 |
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)
Bảng 2.4: Số học sinh đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Tỉnh
Năm học | Số HS dự thi | Số HS đạt giải | Trong đó | ||||
Nhất | Nhì | Ba | KK | ||||
1 | 2016-2017 | 171 | 75 | 3 | 8 | 23 | 41 |
2 | 2017-2018 | 151 | 82 | 4 | 13 | 25 | 40 |
3 | 2018-2019 | 128 | 81 | 5 | 8 | 34 | 34 |
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Móng Cái, tháng 11/2019)
Hàng năm Phòng GD&ĐT tổ chức cuộc thi KHKT cấp thành phố thu hút 25 đến 30 sản phẩm/dự án dự thi và được Sở GD&ĐT lựa chọn 02 dự án/sản phẩm tham dự cấp tỉnh, 100% sản phẩm/dự án dự thi cấp tỉnh hàng năm đều đạt giải chính thức.
Phong trào TDTT, văn hóa văn nghệ triển khai rộng khắp tại các cơ sở giáo dục trực thuộc, các phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tích cực. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành tổ chức, tham gia các hội thi lớn như: tuyên truyền phòng chống ma túy; tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường; tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy....tổ chức Hội thi ‘‘Họa mi vàng”, tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện các Đề án giáo dục kĩ năng sống, học ngoại ngữ có yếu tố giáo viên người nước ngoài... qua đó, đã nâng cao phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm... của học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn ngành.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cũng như quản lí hoạt động này nhằm đánh giá, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của thành công cũng như chưa thành công trong một hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt tại các trường THCS tại Thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh trong công tác giáo dục hiện nay. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề suất các biện pháp quản lí
2.2.2. Nội dung khảo sát
Dựa trên cơ sở về lý luận, tôi xây dựng phiếu khảo sát dành cho 4 đối tượng là: Cán bộ quản lý; giáo viên; học sinh; phụ huynh học sinh. Thực trạng được đánh giá gồm 4 nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng nhận thức về GTS cho học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống của học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS hiện nay: Về lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo các lực lượng tham gia tổ chức hoạtđộng GTS, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.
Phiếu 1: Dành cho Cán bộ quản lý gồm đủ 4 nội dung trên.
Phiếu 2: Dành cho giáo viên gồm nội dung 1, 2 và ý kiến đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Phiếu 3: Dành cho học sinh gồm nội dung 1 và 2.
Phiếu 4: Dành cho cha mẹ học sinh gồm nội dung 1, tầng 2 và đánh giá về sự phối hợp và tham gia giáo dục giá trị sống của các lực lượng trong và ngoài Nhà trường cho học sinh THCS.
Đề tài tiến hành khảo sát trên 06 Trường THCS trên địa bàn Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với số lượng như sau:
Các trường | CBQL | GV | CMHS | HS | Tổng | |
1 | THCS Hòa Lạc | 6 | 25 | 40 | 40 | 111 |
2 | THCS KaLong | 6 | 23 | 40 | 40 | 109 |
3 | THCS Bình Ngọc | 5 | 15 | 16 | 16 | 52 |
4 | THCS Quảng Nghĩa | 5 | 15 | 16 | 16 | 52 |
5 | THCS Vĩnh Thực | 4 | 10 | 8 | 8 | 30 |
6 | TH&THCS Hải Sơn | 4 | 10 | 8 | 8 | 30 |
7 | Tổng | 30 | 98 | 128 | 128 | 384 |
Sau khi kết thúc điều tra, sử dụng phương pháp thống kê SPSS để xử lý số liệu.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Sử dụng kết hợp phương pháp điều tra viết, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toán học trong nghiên cứu.
2.2.4. Phương thức xử lý số liệu
- Các câu hỏi điều tra được thiết kế theo 3 mức độ:
+ Mức độ phù hợp: có 3 phương án lựa chọn (rất phù hợp, tương đối phù hợp, không phù hợp)
+ Mức độ thực hiện trong môn học: có 3 phương án lựa chọn (tốt, trung bình, chưa tốt)
+ Mức độ thực hiện trong HĐ NGLL: có 3 phương án lựa chọn (tốt, trung bình, chưa tốt)
- Các số liệu được xử lý theo tỷ lệ %.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng nhận thức về giá trị sống cho học sinh trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1.1. Nhận thức về khái niệm giá trị sống
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về khái niệm giá trị sống
Mức độ đánh giá | ||||||||||
CBQL | Giáo viên | Cha mẹ HS | Học sinh | Tổng | ||||||
SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | SL | TL (%) | |
A. Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. | 0 | 0 | 3 | 3,1 | 6 | 4,7 | 12 | 9,4 | 21 | 5,5 |
B. Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân. | 0 | 0 | 8 | 8,2 | 7 | 5,5 | 17 | 13,3 | 32 | 8,3 |
C. Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. | 1 | 3,3 | 8 | 8,2 | 12 | 9,4 | 10 | 7,8 | 31 | 8,1 |
D. Tất cả các ý kiến trên. | 29 | 96,7 | 79 | 80,6 | 103 | 80,4 | 89 | 69,5 | 300 | 78,1 |