“Rất cấp thiết”, “Rất khả thi” “Cấp thiết”, “Khả thi”
“Khá cấp thiết”, “Khá khả thi” “Ít cấp thiết”, “Ít khả thi”
“Không cấp thiết”, “Không khả thi”
= 5 điểm
= 4 điểm
= 3 điểm
= 2 điểm
= 1 điểm
Qua khảo sát có thể thấy được tất cả CBQL, giáo viên của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến đều đánh giá cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh mà tác giả đề xuất.
Tất cả các biện pháp tác giả đề xuất, không có một ý kiến nào cho là “Ít cấp thiết” và “không cấp thiết” hay “ít khả thi” và “không khả thi”. Điều đó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chứng tỏ hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh đã trở thành cấp thiết. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này, sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn của nhà trường.
Bảng 3.1. Kết quả khảo cứu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh ở trường trung học cơ sởVân Hà
Tên biện pháp | Tính cấp thiết | % | Thứ bậc | Tính khả thi | % | Thứ bậc | |||||||||
5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | ||||||
Biện pháp 1: Quản lý hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch | 4.33 | 1.67 | 0 | 0 | 0 | 94.43 | 5 | 4 | 1.67 | 0.33 | 0 | 0 | 92.23 | 5 | |
1 | Bồi dưỡng cho các cán bộ QL về nghiệp vụ QL | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
2 | Yêu cầu các cán bộ QL xây dựng kế hoạch tin học hóa để quản lý môn Ngữ văn | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 1 | 1 | 0 | 0 | 90.00 | 3 |
3 | Xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
Biện pháp 2: Quản lý hoạt động giảng dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giáo viên | 4.6 | 1.4 | 0 | 0 | 0 | 95.33 | 3 | 4.6 | 1.4 | 0 | 0 | 0 | 95.33 | 2 | |
1 | QL việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chương trình giảng dạy | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
2 | QL thực hiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 |
3 | QL việc đổi mới các khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
4 | QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Kế Hoạch Và Quản Lý Kế Hoạch Đào Tạo, Bồi Dưỡng, Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên
- Các Biện Pháp Quản Lý Việc Đổi Mới Các Khâu Thiết Kế Kế Hoạch Bài Học Và Tổ Chức Các Hoạt Động Dạy Học
- Xây Dựng Và Thu Nhận Hệ Thống Thông Tin Phản Hồi
- Đối Với Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đông Anh - Hà Nội
- Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến Giáo Viên Dạy Môn Ngữ Văn
- Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội - 19
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
của học sinh |
QL thực hiện quy định về hồ sơ chuyện môn | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | |
Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học của học sinh | 4.8 | 1.2 | 0 | 0 | 0 | 96.00 | 1 | 4.2 | 1.4 | 0.4 | 0 | 0 | 92.67 | 4 | |
1 | Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn của HS | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
2 | Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 2 | 4 | 1 | 1 | 0 | 0 | 90.00 | 3 |
3 | Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và tự học ở nhà của HS | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 |
4 | Phối hợp với GV chủ nhiệm, cán bộ lớp, cha mẹ của học sinh theo dõi nề nếp học tập của HS | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
5 | Xây dựng và thu nhận hệ thống thông tin phản hồi | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 3 | 4 | 1 | 1 | 0 | 0 | 90.00 | 3 |
Biện pháp 4: Quản lý việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học | 4.33 | 1.67 | 0 | 0 | 0 | 94.44 | 4 | 4.33 | 1.34 | 0.33 | 0 | 0 | 93.33 | 3 | |
1 | Lập kế hoạch và ngân sách cụ thể đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện dạy học | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
2 | Tăng cường CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 4 | 1 | 1 | 0 | 0 | 90.00 | 3 |
QL việc sử dụng CSVC, phương tiện dạy học, phòng học và thư viện | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | |
Biện pháp 5: Biện pháp quản lý hoạt động thực tiễn của học sinh | 4.67 | 1.33 | 0 | 0 | 0 | 95.56 | 2 | 4.67 | 1.33 | 0 | 0 | 0 | 95.56 | 1 | |
1 | Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 | 4 | 2 | 0 | 0 | 0 | 93.33 | 2 |
2 | Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ vận dụng kiến thức vào đời sống đúng đắn của học sinh | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 |
3 | Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cha mẹ của học sinh theo dõi hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh của học sinh | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 | 5 | 1 | 0 | 0 | 0 | 96.67 | 1 |
Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát trong bảng 3.1, mặc dù tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp là cấp thiết nhưng khi đánh giá tính khả thi thì lại có một số biện pháp được đánh giá chưa cao như nhóm biện pháp 1 và nhóm biện pháp 3. Nhóm biện pháp 1 QL hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ đạt 92.23%, trong đó biện pháp yêu cầu các cán bộ QL xây dựng kế hoạch tin học hóa để quản lý môn Ngữ văn chỉ đạt 90%, vẫn có GV đánh giá chỉ đạt mức khá khả thi. Điều này cho thấy việc đưa CNTT vào trường học là rất cấp thiết nhưng nếu CBQL và GV không tự giác nâng cao trình độ và vận dụng trong công tác QL và giảng dạy thì hiệu quả không cao.
Nhóm biện pháp 3 QL hoạt động học của HS mang tính cấp thiết nhất trong 5 nhóm biện pháp nhưng tính khả thi cũng chỉ đứng thứ 4. Trong đó tính khả thi của công tác bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS và xây dựng và thu nhận hệ thống thông tin phản hồi chưa cao. Đây là một vấn đề không phải một sớm một chiều vì với biện pháp này, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên nhà trường chưa đủ mà còn cần sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều lực lượng, sự quan tâm của phụ huynh HS.
Nhóm biện pháp 4 về QL việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học cũng là vấn đề rất cấp thiết. Các GV và nhà QL đều cho rằng việc tăng cường CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật DH hiện đại là rất cần thiết nhưng tính khả thi lại không cao. Nguyên nhân là do ngân sách nhà trường có hạn nên đầu tư CSVC gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hàng năm nhà trường vẫn phải chờ nguồn kính phí từ trên xuống và thực hiện theo hướng chỉ đạo của huyện Đông Anh. Nhà trường có thực hiện xã hội hóa GD kết hợp các nguồn từ phụ huynh nhưng việc làm này chưa thực hiện được nhiều. Như vậy, nhu cầu về tăng cường sở vật chất, TTBDH, phương tiện kỹ thuật hiện đại đang rất cần thiết nhưng chưa khả thi, chưa thực hiện được.
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Như vậy, những biện pháp tác giả đề xuất đều được CBQL và GV trong nhà trường ủng hộ. Chúng ta có thể tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp của các biện pháp. Quá trình chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần có những điều chỉnh kịp thời. Nếu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình, tự giác của giáo viên thì chắc chắn các biện pháp quản lý trên sẽ góp phần phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của trường THCS Vân Hà nói chung.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận đã phân tích và qua khảo sát thực trạng hoạt động dạy học Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM tác giả đã đề xuất 5 nhóm biện pháp QL dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM tại trường THCS Vân Hà. Đó là những nhóm biện pháp: Quản lý hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch; Quản lý hoạt động giảng dạy tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của giáo viên; Quản lý hoạt động học của học sinh; Quản lý việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học; Biện pháp quản lý hoạt động thực tiễn của học sinh. Các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao của CBQL và GV. Đa số các biện pháp đều nhận được ý kiến đánh giá là cấp thiết và khả thi, không có phiếu nào đánh giá là “không cấp thiết” và “không khả thi”. Vì vậy, nếu nhà trường thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần rất lớn trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống TLVM trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.