Thực Trạng Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Vị Xuyên

già làng, trưởng bản đến nói chuyện về BSVHDT; Kết hợp các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa đồng đều ở các trường, hiệu quả chưa cao. Để thực hiện tốt thì các đơn vị cần phải đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và nhiều nguồn lực khác.

Điều đó cho thấy việc giáo dục bản sắc VHDT cho HS các trường THPT huyện Vị Xuyên được tổ chức với các con đường giáo dục đa dạng nhưng tập chung chủ yếu: Thông qua các hoạt động dạy học 38,5% CNGV, HS đánh giá là thực hiện tốt và 7,7% thực hiện chưa tốt; Thông qua các hoạt động trải nghiệm 34,6% là thực hiện tốt và 2,9% thực hiện chưa tốt. Thông qua các sinh hoạt tập thể 36,5% là thực hiện tốt, có 2,9% thực hiện chưa tốt; Thông qua các hoạt động xã hội: Tình nguyện, từ thiện, chữ thập đỏ,… 31,9% là thực hiện tốt, có 2,8% thực hiện chưa tốt; Thông qua mời nghệ chia sẻ, nói chuyện, tọa đàm,…23,1% là thực hiện tốt và có 2,4% đánh giá là thực hiện chưa tốt.

Như vậy các con đường giáo dục chủ yếu sử dụng để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của các trường đã bắt đầu có sự chuyển biến và đi vào thực chất, các giáo viên đã có sự tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các HĐGD một cách sâu sắc và toàn diện về bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đây cũng chính là cách tiếp cận dần với chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2018 mà các trường cần quan tâm.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên

2.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Chúng tôi tiến hành khảo sát 06 CBQL, 54 GV về việc thực hiện lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh ở các trường THPT Vị Xuyên trong câu hỏi 6 và kết quả thực hiện được thể hiện dưới bảng 2.8:

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

thường xuyên


35


58,3


14


23,3


10


16,7


1


1,7


3,4


2

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT theo

chủ đề


37


61,7


10


16,7


11


18,3


2


3,3


3,4


3

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho giáo dục

bản sắc VHDT


24


40,0


25


41,7


8


13,3


3


5


3,1


4

Các nguồn lực tham

gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT


31


51,7


12


20,0


16


26,7


1


1,7


3,2


5

Kế quả cần đạt được trong hoạt động giáo

dục bản sắc VHDT


-


-


27


45,0


29


48,3


4


6,7


2,4

Tổng số

127

42,3

88

29,3

74

24,7

11

3,7

3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 9

Nhìn chung, việc lập kế hoạch quản lý tất cả các hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường THPT ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được các nhà trường thực hiện tốt, song song và đồng bộ. Cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT thường xuyên; Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT theo chủ đề, cả hai đều đạt: ĐTB=3,4đ. Điều này cho thấy khi xây dựng các kế hoạch giáo dục của các nhà trường đã có đã đưa hoạt động giáo dục bản sắc VHDT, từ kế hoạch chung của nhà trường các tổ chuyên môn cũng đã có lựa chọn và đưa hoạt động giáo dục bản sắc VHDT vào kế hoạch giáo dục của tổ và của cá nhân giáo viên.

- Thực hiện XHH giáo dục bản sắc VHDT, hiệu trưởng cần chỉ đạo khi thiết kế chương trình GD bằng các nội dung giáo dục cụ thể cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến không chỉ của CBQL và GV của nhà trường mà cần có sự tham gia của các tổ chức XH, các chuyên gia giáo dục và cha mẹ HS .

- Các nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cả trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh: ĐTB=3,2đ. Nội dung kế hoạch này được CBQL và GV đánh giá mức thấp hơn, tuy nhiên cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến không chỉ của CBQL và GV của nhà trường mà cần có sự tham gia của các tổ chức XH, các chuyên gia giáo dục và cha mẹ HS để kế hoạch được thưc hiện sẽ mạng lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho giáo dục bản sắc VHDT: ĐTB=3,1đ. Việc dự trù kinh phí và đầu tư mua sắm các trang thiết bị là rất cần thiết và phải được lên kế hoạch ngay từ đầu năm, CSVC, trang thiết bị đầy đủ sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

- Kế quả cần đạt được khi tiến hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT: ĐTB= 2,9đ. Việc kiểm tra, đánh giá chưa được xây dựng cụ thể. Điều này khó khuyến khích được các giáo viên nhiệt tình, đầu tư công sức cho các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

Từ kết quả bảng trên cho thấy rằng 80% các nhà giáo dục quản lý lập kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường THPT ở huyện Vị Xuyên rất thường xuyên từ việc xây dựng kế hoạch chung, kế hoạch bộ môn, nhóm chuyên môn và điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện giáo dục bản sắc VHDT cho HSTHPT, quán triệt các lực lượng tham gia, thực hiện XHH giáo dục. Tuy nhiên, cần bổ sung kế hoạch kiểm tra, đánh giá cập nhật và bổ sung nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn địa phương và phù hợp với các loại đối tượng HS.

2.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 06 CBQL, 54 GV các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, trong câu hỏi 7 phần Phụ lục. Kết quả khảo sát thể hiện dưới bảng 2.9:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên


TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục

bản sắc VHDT


26


43,3


14


23,3


20


33,3


-


-


3,1


2

Sắp xếp và phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên trong bộ máy ban chỉ đạo một

cách hợp lý


26


43,3


13


21,7


20


33,3


1


1,7


3,1


3

Xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên làm công tác giáo dục bản

sắc VHDT


38


63,3


11


18,3


9


15


2


3,3


3,4

TT


Tổ chức thực hiện

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


4

Tổ chức thực hiện đổi mới các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho

học sinh


19


31,7


19


31,7


21


35


1


1,7


2,9


5

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm quy định rõ cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động trong quản lý hoạt động giáo dục

bản sắc VHDT


18


30,0


25


41,7


16


26,7


1


1,7


3,0

Tổng số

127

42,33

82

27,33

86

28,67

5

1,67

3,1


Qua bảng 2.9 chúng ta nhận thấy rằng việc QL tổ chức thực hiện giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT của CBQL và GVCN được thực hiện tương đối tốt, cụ thể:

- Xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên làm công tác giáo dục bản sắc VHDT: ĐTB = 3,4đ.

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT; Sắp xếp và phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên trong bộ máy ban chỉ đạo một cách hợp lý: ĐTB = 3,1đ. Qua trao đổi, các cán bộ Ban chỉ đạo và giáo viên đều thống nhất xây dựng kế hoạch theo kế hoạch năm học. Điều này cho thấy lãnh đạo nhà trường đã vận dụng một cách hết sức linh hoạt về nội dung,

chương trình tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT và đều có sự thống nhất cao trong tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT. Kế hoạch xây dựng cho cả năm học, tháng theo từng chủ đề của trường được làm khá tốt.

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm quy định rõ cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động trong quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT: ĐTB = 3,1đ. Văn bản sẽ giúp giáo viên nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc tham gia các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức thực hiện đổi mới các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh: ĐTB=2,9đ. Trước hết, đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết, ưu thế của các con đường trong giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh, tuy nhiên để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn và cập nhật, bổ sung các hình thức giáo dục hiện đại và có ứng dụng công nghệ thông tin thì CBGV phải tiếp tục đổi mới con đường giáo dục.

Qua thực tế nghiên cứu tại 02 trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, kết quả cho thấy CBQL đã xây dựng kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh. Trong mỗi kế hoạch đều thể hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh cũng như những nguồn lực và sự phối kết hợp của gia đình, cộng đồng. Từ kế hoạch chung của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, ngày... riêng cho từng lớp phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lớp. Trong mỗi kế hoạch của giáo viên đều thể hiện các mục tiêu, nội dung cụ thể và các hoạt động cũng như hình thức tổ chức các hoạt động để đạt được các mục tiêu về đổi mới các phương pháp giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh.

Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch và việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT gặp những khó khăn cơ bản về cơ sở vật chất và kế hoạch của giáo viên ở một số nội dung chưa phù hợp với đối tượng và thực tế của địa phương.

Vì vậy, trọng tâm của quản lý đổi mới phương pháp giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh là quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý thích hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và đi tiên phong trong quá trình thực hiện đổi mới, giáo viên phải được hướng dẫn và cung cấp phương tiện.

2.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Chúng tôi tiến hành khảo sát quản lý các điều kiện đảm bảo về tổ chức hoạt động GDBSVHDT cho học sinh ở các trường THPT trong câu hỏi 8 phần phụ lục và thu được kết quả thể hiện dưới bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng việc chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo giáo dục thông

qua hoạt động dạy học

41

68,3

11

18,3

8

11,7

0

0

3,6

2

Chỉ đạo tổ chức hoạt

động trải nghiệm

41

68,3

11

18,3

8

11,7

0

0

3,6

3

Chỉ đạo tổ chức hoạt động

ngoại khóa

37

61,7

14

23,3

9

15

1

1,7

3,5

4

Chỉ đạo phối hợp với các

lực lượng ngoài trường

36

60

13

21,7

10

16,7

1

60

3,4

5

Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật

chất

30

50

17

28,3

12

20

1

1,7

3,3


6

Chỉ đạo thông qua hoạt

động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao


35


58,3


15


25,0


9


15,0


1


1,7


3,4


7

Chỉ đạo đổi mới các hình thức tổ chức hoạt

động giáo dục


17


28,3


19


31,7


14


23,3


10


16,7


2,7

Tổng số

144

60

55

22,9

38

15,8

3

1,3

3,4

Quản lý chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho HS ở các trường THPT huyện Vị Xuyên được các nhà QLGD và GV thực hiện rất tốt, cụ thể:

- Chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong nhà t rường và trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Được chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả quản lý cao, nội dung này được CBQL, GV đánh giá cao: ĐTB=3,6đ.

- Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa, được đánh giá ở mức cao: ĐTB=3,5đ.

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối với học sinh, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất lớn góp phần giáo dục nhân cách và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng ngoài trường: ĐTB= 3,4đ

Để hoạt động chỉ đạo phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường mang lại hiệu quả, BGH nhà trường cần thường xuyên, chủ động giữ mối liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể khác để có thể phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất: ĐTB = 3,3đ.

Trong nguồn kinh phí eo hẹp và cắt giảm đầu tư công cũng ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có hoạt động giáo dục bản sắc VHDT. Do vậy, huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường là hướng cải thiện nguồn lực hiệu quả cho các nhà trường hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022