Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông

cưỡng, gò bó và đây cũng chính là nội dung môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai sau năm 2018.

1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Kế hoạch quản hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho HS là những phương án hành động được vạch ra một cách có hệ thống những công việc dự định sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, theo một trình tự, thời hạn nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Xây dựng kế hoạch quản hoạt động giáo dục bản sắc VHDT là một khâu quan trọng trong công tác giáo dục. Đối với các trường THPT, công tác quản lý kế hoạch thực hiện giáo dục BSVH dân tộc cho học sinh là hết sức cần thiết. Để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT ở trường THPT có tính khả thi cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Đảm bảo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm, từng học kỳ, theo chủ đề, chủ điểm của nhà trường.

- Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của nhà trường, tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt trên lớp, các buổi ngoại khóa tiết chào cờ, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao - vui chơi - giải trí; các cuộc thi tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc.

- Ban hành các qui chế, qui định có tính pháp quy để thúc đẩy hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh đạt hiệu quả. Làm tốt việc xây dựng kế hoạch giúp cho CBGV, HS căn cứ vào đó mà thực hiện nhiệm vụ và là minh chứng để người quản lý kiểm tra việc thực hiện. Từ đó có sự điều chỉnh, khen - chê kịp thời.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh. Đây là một nội dung cần thiết bởi vì môi trường để giữ gìn và phát triển bản sắc VHDT không thể chỉ có trong nhà trường. Mà để nuôi dưỡng nó cần có cả môi trường bên ngoài nhà trường với các lực lượng xã hội khác tham gia như: gia đình, họ tộc, bản làng, cộng đồng, …Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc VHDT cho đội ngũ giáo viên. Hoạt động giáo dục bản sắc VHDT trong trường THPT đòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chuyên môn sâu. Hiện tại các trường THPT đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ thấp, việc am hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc đã, đang và sẽ theo học tại trường không sâu sắc. Đồng thời hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cần số người tham gia đông, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Muốn thực hiện tốt hoạt động này, cần có kế hoạch xây dựng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ năng lực, có tâm huyết và lòng nhiệt tình để triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng cần hợp tác với đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực liên quan để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT của nhà trường.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Để tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nhà trường thực hiện các công việc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đại diện công đoàn, Bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Sắp xếp và phân công công việc, quyền hạn cho các thành viên trong bộ máy ban chỉ đạo một cách hợp lý; đảm bảo để các tổ chức, cá nhân phát huy tính chủ động, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để các tổ chức có khả năng tự tổ chức, điều kiển các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 6

- Xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên làm công tác giáo dục bản sắc VHDT có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, có năng lực chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm quy định rõ cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động trong quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT của nhà trường. Tức là có những quy định cụ thể về mối liên hệ giữa các tổ chuyên môn, các đoàn thể, bộ phận trong trường và quan hệ giữa trường với các cơ quan, tổ chức bên ngoài về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

Trong công tác quản lý, muốn đạt hiệu quả tốt thì cũng cần có cách thức tổ chức tốt. Vì đặc điểm việc giáo dục BSVHDT diễn ra trong nhà trường cho nên cần lựa chọn cách thức truyền tải cho phù hợp. Đó là: Giáo dục lồng ghép qua các môn học: vận dụng một phần sản phẩm văn hóa của các dân tộc đã có sự lựa chọn, điều chỉnh đưa vào trong giờ dạy hoặc trong hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện một nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục học sinh. Thực hiện thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề. Tổ chức giao lưu giữa học sinh các dân tộc với nhau, tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương.

Với khó khăn riêng của các nhà trường hiện nay chủ yếu là học 2 ca và tổ chức học 2 buổi trên ngày. Do vậy, việc tổ chức giáo dục bản sắc VHDT cho các em cần được tổ chức một cách đa dạng, linh hoạt, lồng ghép trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hài hòa, phù hợp và hiệu quả.

Để có cách thức tổ chức thực hiện giúp nâng cao hiệu quả quản lý nội dung cũng như hình thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh là quá trình các nhà QLGD, GV tác động, ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của HS thông qua các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nhằm đạt tới các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT đạt chất lượng.

Lãnh đạo Trường chỉ đạo CBQL, GV thực hiện những HĐ: giao nhiệm vụ và hướng dẫn các bộ phận có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT; hướng dẫn động viên GV chủ động, sáng tạo, tích cực thực hiện các nội hoạt động giáo dục bản sắc VHDT và tham gia QL hoạt động giáo dục bản sắc VHDT. Khuyến khích, động viên, đôn đốc tạo động lực cho mọi thành viên trong nhà trường và HS thực hiện tốt công việc được giao; Giám sát, uốn nắn và điều chỉnh đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng hướng; Xây dựng môi trường thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho HS có hiệu quả.

Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT hướng tới việc đảm bảo cho các mặt hoạt động giáo dục bản sắc VHDT phát huy được tinh thần chủ động, tích cực của GV và HS, từ đó đạt hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT và hoạt động giáo dục.

Việc chỉ đạo HĐ giáo dục bản sắc VHDT tập trung vào các mặt như sau:

- Chỉ đạo giáo dục thông qua hoạt động dạy học

- Chỉ đạo hoạt động giảng dạy, hoạt động trải nghiệm:

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục nếp sống văn hoá cho HS, phát huy những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, bài trừ tệ nạn XH,... thông qua các sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn thanh niên, hội thi nữ sinh thanh lịch, thời trang học đường,...

Chỉ đạo thực hiện nội dung trải nghiệm các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí dành cho HS. Nội dung HĐ phải lành mạnh, hấp dẫn, bổ ích, có tác dụng rèn luyện thể chất, rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi, giúp SV học tập tốt hơn.

- Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa: Hiệu trưởng tiến hành chỉ đạo lập kế hoạch chi tiết, lập ban tổ chức để phân công cụ thể người tham gia tổ chức. Sau đó phổ biến kế hoạch chính thức cho các thành viên trong trường, thời gian và địa điểm tổ chức. Phổ biến nội dung phiếu thu hoạch cho giáo viên để phổ biến cho học sinh thực hiện trong quá ngoại khóa

- Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng ngoài trường

Chỉ đạo tốt sự phối hợp giữa ĐTN với GV giữa GV với cha mẹ học sinh, thực hiện tốt sự kết hợp nhà trường, gia đình, xã hội.

- Chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất: Chỉ đạo các bộ phận hành chính phục vụ chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các điều kiện phục vụ cho HĐ giáo dục

- Chỉ đạo thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị CSVC, sân bãi, sân khấu, trang phục biểu diễn, quần áo thi đấu.

- Chỉ đạo đổi mới cách thức tổ chức giáo dục: Trong đổi mới cách thức tổ chức giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh, giáo viên là chủ thể có vai trò trực tiếp đến chất lượng giáo dục cũng như sự thành công của việc đổi mới cách thức tổ chức giáo dục. Vì vậy, trọng tâm của đổi mới cách thức tổ chức giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh là hoạt động giáo dục của giáo viên.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Kết quả của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT được thể hiện ở việc tích lũy kiến thức của học sinh về hệ thống các giá trị cốt lõi về văn hóa trong việc tiếp thu, lưu tuyền về các giá trị văn hóa; Được thể hiện ở hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa của học sinh.

Như vậy đánh giá hiệu quả giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh thể hiện ở hai tiêu chí:

- Kiến thức về hệ thống các giá trị văn hóa trong việc tiếp thu và kế thừa bản sắc VHDT

- Hành vi văn hóa ứng xử của học sinh

Từ đây xác định các phương pháp, con đường đánh giá như sau:

- Đánh giá học sinh thông qua các hàn vi văn hóa như: giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp hình thể, trang phục,…

- Kết hợp nhiều kênh thông tin trong quá trình đánh giá: ý kiến đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn; Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội.

CBQL nhà trường thực hiện các công việc sau đây:

- Xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến nhận xét về hành vi, ý thức và văn hóa ứng xử của học sinh và kế hoạch kiểm tra kiến thức của học sinh.

- Chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý kiến nhận xét và đánh giá hành vi văn hóa của học sinh dựa trên quan sát hành vi ứng xử của học sinh trong đời sống hàng ngày.

- Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội về hành vi ứng xử văn hóa của học sinh trong đời sống hàng ngày.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Năng lực của CBQL

Trình độ quản lý, đặc biệt là năng lực và kỹ năng quản lý nói chung, kĩ năng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nói riêng của Hiệu trưởng cũng có nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh sự am hiểu về văn hóa và bản sắc VHDT thì việc nhà quản lý phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý hoạt động này là cần thiết, kỹ năng quản lý thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT trở nên trôi chảy, nhịp nhàng. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện hoạt động đánh giá.

- Nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh của giáo viên.

Trong nhà trường giáo viên là lực lượng trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động hoạt động giáo dục bản sắc VHDT như xây dựng kế hoạch, tổ chức

thực hiện. Vì vậy kết quả phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và năng lực của từng giáo viên khi tham gia.

Vì thế nhà trường cần phải có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng nhận thức và nâng cao năng lực nghề nghiệp, nhất là về giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh. Chỉ khi nào đội ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục thì công tác giáo dục bản sắc VHDT mới đạt hiệu quả như mong muốn.

- Ý thức, thái độ, của học sinh tự giác giữ gìn bản sắc VHDT

Việc tuyên truyền, phổ biến cho các thế hệ học sinh biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT luôn được chính gia đình, dòng tộc giáo dục. Ngoài ra, khi các em đến trường cũng được các thầy cô giáo dục nên các em cơ bản cũng có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc VHDT mình.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận học sinh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc giữ gìn bản sắc VHDT. Có em thì nghĩ rằng mọi phong tục tập quán của dân tộc mình từ xưa cho đến nay luôn đúng nên không có sự chắt lọc, thay đổi để phù hợp với thời đại ngày nay. Nhưng cũng có em thì lại mang tâm lý tự ty dân tộc, không muốn nhận mình là người dân tộc, ngại mặc trang phục của dân tộc mình. Một bộ phận HS người DT, kể cả một số người trưởng thành đã “quên” hoặc ít sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Xu hướng không trân trọng, thờ ơ với các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, bản sắc VHDT mình, hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng “Kinh hóa” là một thực trạng khó cưỡng nổi trong một bộ phận đồng bào dân tộc.

Từ những nhận thức như vậy dẫn đến nền nếp học tập, sinh hoạt mang đậm dấu ấn của DT mình chưa được coi trọng. Nhận thức chưa đầy đủ thì thái độ thực hiện cũng không thể đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của nhà trường trong việc duy trì những nét tích cực học tập và sinh hoạt mang đậm nét tiêu biểu của DT.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa dân tộc của địa phương

Sự phát triển về kinh tế làm thay đổi diện mạo về văn hóa xã hội, nhưng mặt trái lại có tác động lớn đến giáo dục bản sắc VHDT vì trong quá trình sống con người được tiếp thu những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen, chuẩn mực xã hội từ môi trường sống ở xung quanh đặc biệt là các chính sách về phát triển văn hóa, giáo dục của địa phương. Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường, trong đó có giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh. Đặc biệt, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm về giá trị, và cốt lõi văn hóa của học sinh.

Xu thế tất yếu của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý giáo dục bản sắc VHDT ở trường THPT vì thông tin truyền thông có tác động rất lớn đến việc hình thành các hành vi văn hóa của học sinh.

- Mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội

Các em học sinh trong những ngày nghỉ ngày lễ, tết về với gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xã hội ở địa phương. Những học sinh chưa có ý thức học tập, nề nếp chưa tốt khi quay lại trường thường có biểu hiện của những nết không đẹp trong hành vi như: đi học muộn, nghiện game. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nội quy nhà trường của học sinh.

Hầu hết phụ huynh học sinh có tư tưởng gần như phó mặc vào nhà trường họ có suy nghĩ đơn giản là “trăm sự nhờ thầy cô và nhà trường”. Vì thế nhiều gia đình học sinh hầu như ít thông tin hai chiều với nhà trường, không có sự kiểm tra, giám sát việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Chỉ có nhà trường, GVCN chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh. Cho nên công tác phối kết hợp trong giáo dục toàn diện của nhà trường gặp khó khăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022