Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh

lồng ghép giáo dục SKSS trong Kế hoạch hành động về Dân số, Gia đình và Trẻ em – Chăm sóc SKSS; trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế miền núi; nhưng vẫn lưu ý nhân tố nhà trường (bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về SKSS cho đội ngũ giáo viên) kết hợp với gia đình và xã hội (nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các bậc cha mẹ, cộng đồng...)

Ngoài ra, vấn đề SKSS còn dành được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, các tổ chức truyền thông, hỗ trợ phát triển cộng đồng như: Nghiên cứu Giáo dục học ở các trường đại học, Ủy ban Dân số, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, các viện, trung tâm nghiên cứu trong cả nước...

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh

Thực hiện các chiến lược của Chính phủ, Bộ GD – ĐT đã ban hành các Quyết định và Chỉ thị về GD SKSS trong nhà trường. Tiêu biểu như tổ chức và triển khai Dự án VIE 94 P01, Chương trình tích hợp giáo dục dân số trong hệ thống giáo dục phổ thông chính quy, đưa nội dung giáo dục dân số tích hợp vào chương trình giáo dục cho học sinh phổ thông, phối hợp với Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ biên soạn tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý chương trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản VTN trong trường THPT [3].

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ... cũng đã quan tâm và tham gia quản lý hoạt động GD SKSS theo chức năng của mình. Năm 1998, Trung ương Đoàn cũng triển khai Dự án Hỗ trợ tăng cường SKSS VTN – VIE 91 P12 nhằm tuyên truyền các kiến thức về SKSS cho VTN để các em có nhận thức đúng đắn, lành mạnh về giới tính và quan hệ tình dục, HIV, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị, triển khai trong phạm vi cả nước Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho VTN với những nội dung như: Quyền trẻ em, chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục giới tính và các vấn đề về SKSS VTN. Trung ương Đoàn đã

triển khai Chương trình chăm sóc SKSS (RHITA) trên phạm vi 7 tỉnh, thành phố nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi vị thành niên.

Trong bài viết “Nâng cao khả năng quản lý giáo dục DS – SKSS cho hiệu trưởng trường THPT” tác giả Đặng Quốc Bảo đã phân tích tầm quan trọng của GD SKSS và vai trò của hiệu trưởng trường THPT trong việc GD SKSS cho HS, các giải pháp QL của hiệu trưởng đối với hoạt động này. Theo tác giả, để nâng cao hiệu quả hoạt động GD DS – SKSS cho HS, hiệu trưởng trường THPT phải có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của GD SKSS, từ đó có những giải pháp QL hoạt động này như phải tăng cường tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động GD SKSS cho HS thông qua các bộ môn như Sinh học, Giáo dục công dân, huy động cộng đồng tham gia GD SKSS cho HS. Ba yếu tố mà hiệu trưởng cần nắm vững là thông tin, giáo dục và truyền thông [2].

Công trình nghiên cứu Sức khỏe sinh sản tình dục vị thành niên và thanh niên Việt Nam: thực trạng và nhu cầu chưa được đáp ứng cũng chỉ ra rằng “giữa các chính sách về SKSS TD VTN và hiện thực hóa, triển khai các chính sách đó trong cộng đồng vẫn tồn tại một khoảng trống lớn” [23].

Ngoài ra có một số luận văn, bài viết về QL hoạt động GD SKSS cho HS ở trường THPT ở một số địa bàn khác, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nhìn chung các công trình này tập trung đi vào khảo sát thực trạng trên từng địa bàn cụ thể và đề xuất giải pháp giáo dục và tăng cường quản lý nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục SKSS cho học sinh trung học phổ thông. Trong đó, các giải pháp nhằm giáo dục được đề xuất là: tăng cường công tác quản lý của gia đình, cung cấp tài liệu, giáo dục kết hợp với nhà trường; lồng ghép các bộ môn, cải tiến các hoạt động ngoại khóa, tăng cường đội ngũ tuyên truyền viên, mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho VTN… Như vậy, giáo dục SKSS nói chung, cho đối tượng HS trung học phổ

thông nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của Nhà trường mà còn của toàn xã hội, của Gia đình và các ban ngành liên quan.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 3

Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy các hoạt động GD SKSS và quản lý hoạt động này được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đó là: nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS, gia đình về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác GD SKSS của HS THPT; trách nhiệm xã hội của HS trung học phổ thông., đào tạo nguồn đội ngũ quản lý; quản lý, đánh giá, giám sát công tác GD SKSS...

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1. Sức khỏe, sức khỏe sinh sản

* Sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” [34]. Để có được trạng thái sức khỏe như vậy, WHO chỉ ra các yếu tố quyết định tới trạng thái sức khỏe là môi trường kinh tế, xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân [32].

Trong Tuyên ngôn Alma Ata, Hội đồng Y tế thế giới đưa ra quan điểm cho rằng: Sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, tình trạng sảng khoái, trạng thái dễ chịu chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật [33].

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về sức khỏe, Người cũng cho rằng người mà có “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ” [13] là người có sức khoẻ.

Trong luận văn này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Hội đồng Y tế thế giới trong Tuyên ngôn Alma Ata về sức khỏe khi cho rằng sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội, tình trạng sảng khoái, trạng thái dễ chịu chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật.

* Sức khỏe sinh sản

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [32]. Đây là một trong những quyền cơ bản của con người. Con người có thể tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng như được lựa chọn các thông tin và sử dụng những dịch vụ về chăm sóc SKSS cho bản thân mình [32].

Đồng quan điểm với tổ chức Y tế thế giới, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo cũng chỉ ra rằng: “SKSS là một sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản” [31].

Hội nghị cũng đã đề ra chương trình hành động: “SKSS là trạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh sản. Như thế, SKSS có nghĩa là mọi người có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con. Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và đàn bà có thông tin, có thể tiếp cận được các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, có hiệu quả, có khả năng chi trả, có thể chấp nhận được, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu như không trái pháp luật; quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách an toàn, cung cấp cho họ những cơ may để họ có được những đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản, bằng cách đề phòng và giải quyết những vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục, mà mục đích của nó là tăng cường cuộc sống và mối quan hệ, tư vấn và những chăm sóc liên quan đến SKSS” [31].

Như vậy, có thể hiểu SKSS là một phần trong sức khỏe chung của con người, là trạng thái khỏe mạnh nhất là bộ máy sinh sản không có bệnh tật hay tổn thương trong hệ thống sinh sản. SKSS còn là những nhu cầu trong suốt cuộc đời mỗi con người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính.

1.2.2. Giáo dục, giáo dục SKSS cho học sinh THCS

* Giáo dục

Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” [10, tr.105]

Trong cuốn Giáo dục học, Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt [18] thì hiểu giáo dục theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục là sự hình thành có mục đích, có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức, thị hiếu thẩm m cho con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là sự hình thành ý thức, tình cảm, thái độ, các thói quen hành vi, các phẩm chất đạo đức ở các cá nhân.

Như vậy, từ những khái niệm trên, chúng tôi hiểu giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và phương pháp phong phú.

* Giáo dục SKSS cho học sinh THCS

Từ các khái niệm trên về giáo dục và SKSS, có thể hiểu giáo dục SKSS cho HS THCS là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống liên tục của các chủ thể giáo dục (các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường) tới đối tượng giáo dục (HS THCS) nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về

SKSS, từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn để có được trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản.

1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục

* Quản lý

Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý:

F.W Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [11, tr.12].

H.Koontz thì cho rằng “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất” [12, tr.12]

Tác giả Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [1, tr.176].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [16, tr. 8].

Đồng quan điểm với tác giả Trần Kiểm, tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích đề ra.” [12, tr.12]. Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị M Lộc cho rằng: “Định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, tr. 2].

Như vậy mặc dù có nhiều khái niệm về quản lý song các định nghĩa đều có những đặc điểm là:

- Quản lý bao giờ cũng là một hành động có tính hướng đích

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu. Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý.

- Quản lý bao giờ cũng có quản lý con người;

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.

Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động chủ quan có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.

* Quản lý giáo dục

Có nhiều cách hiểu về quản lý giáo dục:

Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [16].

Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [20].

Từ khái niệm quản lý nói chung, có thể hiểu quản lý giáo dục là: “Hệ thống tác động có mục đích,có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý

nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giao dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [17, tr. 31 ].

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS

Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng trường THCS) với khách thể quản lý (các lực lượng GD, HS THCS và quá trình GD SKSS) nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục SKSS đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

Quản lý giáo dục hoạt động giáo dục SKSS được thực hiện hợp quy luật theo 4 chức năng của chu trình quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) với chủ thể quản lý là hiệu trưởng, khách thể quản lý là các lực lượng giáo dục, HS THCS và quá trình giáo dục SKSS.

1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trường THCS

Lứa tuổi HS THCS nằm trong độ tuổi từ 11-15 tuổi. Đây là một giai đoạn phát triển của tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm của HS.

* Sự phát triển về thể chất.

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5 - 6cm. Các em nam ở độ tuổi 15 - 16 tuổi thì cao đột biến vượt các em nữ. Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế, ở lứa tuổi này các em không mập, béo mà cao, gầy thiếu cân đối, các em có vẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022