Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh

đồng của Bác còn nguyên giá trị đến ngày nay. Không những với thiếu nhi Việt Nam mà các công dân trên thế giới, các tổ chức, các tập đoàn lớn trên thế giới đều xây dựng những giá trị này [13]

Một trong những giá trị mà Bác đã dày công vun đắp, đã làm nên sức mạnh của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là “đại đoàn kết dân tộc“. Người viết: “Đoàn kết làm ra sức mạnh; đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Người đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” [14]

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) trong cuốn Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông”, đã định hướng những giá trị cần trang bị cho học sinh phổ thông. Nghiên cứu này đã chỉ ra đó là những giá trị cốt lõi để rèn luyện nhân cách có phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại được các nhà trường sử dụng để dạy cho học sinh [31]

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2011) nghiên cứu về GTS và giáo dục KNS cho học sinh THCS ở Việt Nam trong “Giáo dục Giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS” đã khái quát những về GTS và đưa ra các kĩ năng cụ thể cần thiết cho học sinh THCS dựa trên nghiên cứu về tâm sinh lí lứa tuổi. Cuốn sách là tài liệu thiết thực đối với công tác giáo dục GTS&KNS cho các trường THCS hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tác giả đã thiết kế các hoạt động giáo dục GTS&KNS theo chủ đề nhằm nâng cao những phẩm chất nhân cách của HS, phát triển toàn diện cả thể chất và tâm hồn [32]

1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

Quản lí hoạt động giáo dục GTS cho học sinh nói chung chưa được nhiều tác giả quan tâm và đa số công trình nghiên cứu luôn gắn GTS với KNS. Trong đó, một số tác giả đưa ra vấn đề cũng như yêu cầu để quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh đó là:

+ Cần xác định chiến lược toàn diện và lâu dài về giáo dục KNS;

+ Phát triển đội ngũ cốt cán giáo dục KNS (thiết kế chương trình, thực thi, gắn kết với các cơ quan, gia đình và xã hội).

Tác giả Dale Canegie (2011) đề cập tới việc các nhà quản lí phải tập huấn cho cả cha mẹ học sinh các kĩ năng kết hợp giáo dục KNS với các GTS. Các kĩ năng sống như tự nấu ăn, chăm sóc cây cối, tham gia giao thông có trách nhiệm, tập đọc sách… được gắn liền với các GTS, như yêu thương, tôn trọng sự riêng tư, chia sẻ, lắng nghe khiêm tốn [7]

Các nhà khoa học: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Mạc Văn Trang, Hà Nhật Thăng trong công trình khoa học “Nghiên cứu giá trị sống cho HS tiểu học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, … đã đưa ra những GTS&KNS phù hợp với đặc trưng về tâm lý lứa tuổi, thể chất và nhân cách của HS tiểu học Hà Nội. Đây chính là tiền đề để các trường học trên cả nước có thể lựa chọn vận dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là tài liệu quan trọng cho các nhà quản lí bậc tiểu học làm cơ sở cho việc xác định các GTS&KNS phù hợp với lứa tuổi tiểu học và các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp [17]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác giả Phan Huy Lê làm chủ nhiệm trong chương trình “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” đã nghiên cứu quá trình hình thành phát triển và biến đổi các giá trị truyền thống Việt trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đối chiếu con người Việt Nam hôm nay với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp quản lí giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại [27]

Hai tác giả Lục Thị Nga và Nguyễn Thanh Bình (2011) đã thể hiện quan điểm trong tài liệu “Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục GTS&KNS với giao tiếp ứng xử trong quản lí”, tác giả cho rằng vai trò của hiệu trưởng trong việc giáo dục GTS&KNS và giao tiếp ứng xử trong quản lí. Điều đặc biệt là các tác giả không chỉ nhấn mạnh vai trò của hiệu trưởng trong giáo dục GTS&KNS cho học sinh, mà còn lưu ý các nhà quản lí trong việc nêu gương về ứng xử, giao tiếp trong quá trình quản lí [35]

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 3

Chương trình cấp nhà nước do Phạm Minh Hạc chủ nhiệm (2012) “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế” đã nghiên cứu thực tiễn, đo đạc các giá trị xã hội và giá trị nhân cách người Việt Nam hiện nay để tìm ra cơ sở lí luận khoa học cho việc xây dựng người Việt Nam theo định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường,

mở cửa và hội nhập quốc tế. Trong đó các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò của các nhà quản lí, từ quản lí cấp vĩ mô tới vai trò của nhà trường và gia đình cũng như xã hội trong việc giáo dục GTS cho thanh thiếu niên trong bối cảnh mới [17]

Đặng Quốc Bảo và các cộng sự (2015) trong cuốn “Minh triết Hồ Chí Minh về giáo dục giá trị sống nhấn mạnh việc các nhà quản lý phải vận dụng được” các bộ số năm về giá trị tu dưỡng - hành động có tính truyền thống “để giáo dục cho học sinh [2]

Như vậy, trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như trong nước được các tác giả đưa ra những GTS cho con người nói chung và cho học sinh nói riêng, từ đó cũng chỉ ra vai trò của các cấp trong việc giáo dục học sinh gắn với GTS.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1. Quản lý

Theo Harold Koontz - Cyric Odonnell - Heinz Weihrich (1987) trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu quan trọng: điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài liệu, vật liệu ít nhất và đạt được kết quả cao nhất” [23]

Tác giả Phạm Minh Hạc thì cho rằng: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến [18]

Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: Quản lý là sự phán đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra. Đó là năm chức năng cơ bản của quản lý [19]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [26]

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Hoạt động của quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [31]

Tuy có nhiều cách diễn đạt khái niệm quản lý khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung thống nhất như sau: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt

được mục tiêu quản lý. Trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chính sách, đường lối chủ trương trong các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý”.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

QLGD là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho nghành giáo dục - đào tạo. Cũng có thể hiểu quản lý giáo dục đào tạo là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều hành giám sát...một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước của một thành phố, tỉnh hoặc của một nghành học của một cấp học.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [11]

Từ ý kiến của các nhà khoa học quản lý nêu trên, có thể xem: QLGD là hệ thống tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm phát triển quy mô cả về số lượng và chất lượng để đạt tới mục tiêu giáo dục.

1.2.2. Giá trị sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh

Theo từ điển Bách khoa (1979): “Giá trị là tính ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của các khách thể xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm xã hội nói chung; tính ý nghĩa ấy không phải được xác định bởi chính các thuộc tính của khách thể, mà được xác định bởi sự thâm nhập của các khách thể vào phạm vi đời sống của con người, hứng thú và các nhu cầu, các quan hệ xã hội; tiêu chí và phương thức đánh giá tính ý nghĩa đó được biểu đạt trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, lý tưởng, tâm thế, mục đích” [41]

Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội, như công bằng, bình đẳng bác ái. Khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, được biểu hiện trong các quan hệ xã hội và trong các quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có ý nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể” [18].

Nhìn chung theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một số từ điển đã giải thích, khái niệm giá trị có chung một số đặc điểm sau:

“Giá trị” là “cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng”.“Giá trị cũng là những quan niệm về thực tại, về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội...”.

Giá trị là mức độ của một sự vật đáp ứng nhu cầu và thoả mãn được khát vọng của con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.

Giá trị được hiểu từ hai góc độ: Vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị được đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người niềm tin, hứng thú, động lực và sức mạnh trong cuộc sống.

Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố của nhận thức và tình cảm, điều khiển hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị và cả trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác trong cuộc sống.

Giá trị là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, vào đặc trưng văn hóa, lịch sử … của từng cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử của cộng đồng đó...

Từ những điều phân tích trên có thể khái quát rằng giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. GTS trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.

Tháng 8 năm 2006, 20 nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành một hội thảo với sự ủy quyền của UNESCO tại NewYork đã thảo luận và đi đến quyết định đưa ra 12 giá trị sống mà chúng ta cần hình thành cho trẻ đó là:

1. Hòa bình

Đó là một thế giới không có chiến tranh, xây dựng một thế giới hòa bình. Hòa bình là đang sống trong sự tĩnh lặng của nội tâm, tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.

2. Tôn trọng

Tôn trọng trước hết là sự tự trọng - là biết giá trị của mình, sau đó tôn trọng là lắng nghe người khác là biết người khác có giá trị như tôi.

3. Hợp tác

Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng về một mục tiêu chung. Hợp tác phải được sự chỉ đạo của nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.

4. Trách nhiệm

Trách nhiệm là việc bạn góp phần mình vào công việc chung, thực hiện nhiệm vụ bởi lòng trung thực.

5. Trung thực

Trung thực là nói sự thật. Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động đem lại sự hòa thuận.

6. Giản dị

Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm mọi thứ trở lên phức tạp.

7. Khiêm tốn

Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, ưu thế của mình nhưng không khoác lác, khoe khoang.

8. Khoan dung

Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa.

9. Đoàn kết

Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể.

10. Yêu thương

Yêu thương là biết nhận ra giá trị của bản thân mình và giá trị của người khác, muốn làm điều tốt cho họ, biết lắng nghe và chia sẻ.

11. Tự do

Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của người khác.

12. Hạnh phúc

Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực

12 Giá trị sống do UNESCO đề xướng cho trẻ em toàn cầu hầu như bao quát toàn bộ những GTS mà các nhà kinh điển cũng như các tác giả đương đại cũng như hiện đại, trong và ngoài nước đề cập tới từ trước đến nay. Hệ giá trị này không chỉ giúp gìn giữ những điều quí giá có trong quá khứ của dân tộc Việt Nam, mà còn phát huy chúng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, với sự tiến bộ nhảy vọt của khoa học và công nghệ, của toàn cầu hóa và hội nhập.

Từ những phân tích về GTS như trên, giáo dục giá trị sống cho học sinh được hiểu là:

Quá trình tác động hoạt động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đối với học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.

1.2.3. Hoạt động giáo dục giá trị sống, quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

1.2.3.1. Hoạt động giáo dục giá trị sống

Hoạt động giáo dục GTS là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.

Đối với học sinh, nhất là HS bậc THCS, giáo dục GTS là hoạt động nhằm trang bị những tri thức giúp HS hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống. Thông qua hoạt động giáo dục KNS sẽ trang bị thêm cho HS những kỹ năng, như tự chủ, giao tiếp, khả năng tự đưa ra quyết định và từ đó hoàn thiện các GTS như, thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh.

1.2.3.2. Quản lí hoạt động giáo dục GTS

Quản lí hoạt động giáo dục GTS là hoạt động của nhà quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các lực lượng giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để giáo dục GTS cho học sinh.

Quản lí hoạt động giáo dục GTS chính là những công việc của nhà trường mà người quản lý trường học thực hiện các chức năng quản lí để tổ chức công tác giáo dục GTS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý nhằm trang bị cho học sinh những GTS phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, trình độ học vấn và bối cảnh sống của các em.

Có thể nói: Quản lí hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS là những tác động sư phạm có kế hoạch và phù hợp của Hiệu trưởng nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội khác vào các thành tố của hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường nhằm góp phần định hình những giá trị sống cơ bản nhất cho học sinh theo mục tiêu giáo dục.

1.3 Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường THCS

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS được gọi là lứa tuổi vị thành niên gồm, những em có độ tuổi từ 11 - 15. Đây là lứa tuổi đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, đánh dấu cho bước chuyển từ thơ ấu sang trưởng thành với những thay đổi nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách, được gọi bằng các tên “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Lứa tuổi này đặt ra những thách thức không nhỏ cho cả HS và các nhà giáo dục. Sự phát triển về thể chất, giới tính và tâm lý… diễn ra rất nhanh chóng, đòi hỏi các nội dung và phương pháp giáo dục phải thay đổi cho phù hợp.

Ở trường THCS, khác với bậc tiểu học, các em được học với nhiều thầy cô, thuộc nhiều bộ môn khác nhau, tiếp xúc nhiều bạn bè mới, xuất hiện nhiều mối quan hệ mới. Hoàn cảnh mới này tác động tới nhiều lựa chọn của HS trong giao tiếp và

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí