Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv, Phụ Huynh Và Học Sinh Về 12 Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs

Từ bảng 2.5 trên cho thấy đánh giá của CBQL, GV, PH và HS được thể hiện như sau: Ý kiến D được đánh giá cao nhất và cũng là tổng hợp các ý kiến về khái niệm giá trị sống. Có tới 96,7% cán bộ quản lý; 80,6% giáo viên; 80,4% phụ huynh học sinh và 69,5% học sinh chọn ý kiến D. Tổng có 300/384 (chiếm 78,1%) số ý kiến chọn phương án D. Điều này cho thấy đa số CBQL, GV, PH và HS đều nhận thức đúng về giá trị sống.

Bên cạnh đó vẫn có những ý kiến đánh giá khác như 8,3% ý kiến chọn phương án B (Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của một cá nhân). 8,1% chọn phương án C (Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày) và 5,5% ý kiến chọn phương án A (Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người); đó là các phương án lựa chọn đúng nhưng chưa đầy đủ về khái niệm giá trị sống và qua đánh giá cho thấy số lượng lựa chọn phương án này chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh và học sinh về 12 giá trị sống cho học sinh THCS

Tác giả đã đưa ra 12 GTS để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PH, HS, kết quả thu được như sau:

a. Nhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống đối với học sinh

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về mức độ phù hợp của 12 giá trị sống cho HS THCS‌


STT


Đối tượng khảo sát

Mức độ phù hợp

Rất phù hợp

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cán bộ quản lý

28

93,3

2

0,7

0

0

2

Giáo viên

82

83,7

16

16,3

0

0

3

Phụ huynh

97

75,8

31

24,2

0

0

4

Học sinh

84

65,6

44

34,4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 7

Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.6, cho thấy có tới 93,3% CBQL, 83,7% Giáo viên, 75,8% phụ huynh học sinh và 65,6% số học sinh được điều tra cho rằng hoạt động GD GTS là rất phù hợp, chỉ có 0,7% CBQL, 16,3% Giáo viên, 24,2% phụ huynh học sinh và 34,4% số học sinh cho rằng hoạt động này là tương đối phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng không phù hợp.

Khi được hỏi về điều này một số người đã đưa ra quan điểm là việc tổ chức hoạt động GD GTS với 12 giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THCS là cần thiết và phù hợp vì những lí do cơ bản sau:

- Đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của các em HS là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài do vậy các em rất khó chống chọi lại các tệ nạn xã hội như game online, bỏ nhà đi bụi, đánh nhau, chửi bậy…

- Việc trang bị những giá trị sống cần thiết giúp các em phát triển nhân cách toàn diện, hình thành những chuẩn mực xã hội, lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn để trở thành người công dân tốt, học sinh tốt, người con hiếu thảo trong gia đình, người bạn biết chia sẻ giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống… và có những hành động, hành vi ứng xử có văn hóa trong cuộc sống

b. Nhận thức về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HD NGLL cho học sinh THCS

Bảng 2.7 cho thấy kết quả đánh giá về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học và trong HĐ NGLL được thể hiện như sau:

+) Đánh giá về mức độ thực hiện trong môn học: Ở mức độ thực hiện tốt CBQL đánh giá 40%, mức độ trung bình 46,7%, mức độ trung bình được đánh giá cao hơn và có 13,3% CBQL đánh giá mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học được thực hiện chưa tốt; mức độ trung bình được đánh giá cao hơn so với 2 mức độ còn lại. Đối với GV thì đánh giá cao nhất ở mức độ tốt là 54,1%, thấp hơn là mức độ trung bình là 38,8% và chỉ có 7,1% ở mức độ chưa tốt. PH và HS đều đánh giá việc thực hiện trong môn học ở mức tốt cao hơn, PH với 48,4%; HS với 53,1%, mức độ trung bình ở PH là 35,2% và HS là 39,1%; mức độ thực hiện chưa tốt được phụ huynh đánh giá với 16,4% là cao nhất trong các đánh giá của CBQL, GV và HS. Từ kết quả trên ta thấy nhận thức về mức độ thực hiện 12 giá trị sống trong môn học của CBQL, GV, PH và HS là không đồng đều, có sự đánh giá khác nhau: CBQL đánh giá cao hơn ở mức độ thực hiện trung bình nhưng giáo

viên, phụ huynh và học sinh lại đánh giá cao nhất ở mức độ thực hiện tốt, tuy nhiên ở cả 4 đối tượng đều có đánh giá về mức độ thực hiện chưa tốt và ở mức độ này thì phụ huynh đã đánh giá cao hơn so với CBQL, GV và HS.

+) Đánh giá về mức độ thực hiện trong HĐ NGLL

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về mức độ thực hiện trong môn học và trong HĐ NGLL của 12 giá trị sống cho HS THCS


TT

Đối tượng khảo sát

Mức độ thực hiện trong môn học

Mức độ thực hiện trong HĐ NGLL

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1.

CBQL

12

40

14

46,7

4

13,3

14

46,7

11

36,7

5

16,6

2.

GV

53

54,1

38

38,8

7

7,1

66

67,3

25

25,5

7

7,2

3.

PH

62

48,4

45

35,2

21

16,4

80

62,5

35

27,3

13

10,2

4.

HS

68

53,1

50

39,1

10

7,8

77

60,2

30

23,4

21

16,4

Thực hiện 12 giá trị sống trong HĐ NGLL cho học sinh TNCS được các CBQL đánh giá 46,7%; GV đánh giá 67,3%; PH đánh giá 62,5% và HS là 60,2%ở mức tốt. Ở mức độ thực hiện trung bình thì CBQL đánh giá 36,7%; GV là 25,5%; PH là 27,3%, HS là 23,4%. Nhìn ở 2 mức đánh giá này cho thấy mức độ thực hiện trong HĐ NGLL được các CBQL, GV, PH và HS đánh giá ở mức thực hiện tốt là cao hơn và vẫn còn những ý kiến cho rằng chưa tốt ở hoạt độn này.

So sánh với mức độ thực hiện trong môn học thì mức độ thực hiện trong HĐ NGLL được đánh giá ở mức tốt cao hơn và thực hiện trong môn học được đánh giá ở mức trung bình.

2.3.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh

a. Mức độ phù hợp của các mục tiêu giáo dục giá trị sống

Đề tài đưa ra 5 mục tiêu khảo sát về mức độ phù hợp, tổng hợp tính điểm trung bình của cả 3 mức độ (rất phù hợp, tương đối phù hợp, không phù hợp) và xếp thứ bậc các mục tiêu, kết quả khảo sát trên CBQL, GV, PH, HS được thể hiện ở bảng 2.8 và biểu đồ 2.1.

Bảng 2.8. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS‌


TT


Mục tiêu GD GTS

Mức độ phù hợp


ĐTB


Thứ bậc

Rất phù

hợp

Tương đối

phù hợp

Không

phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp HS hình thành các giá trị sống của

bản thân


301


78,4


83


21,6


0


0


2.78


1


2

Giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất

và năng lực


289


75,3


75


19,5


20


5,2


2,70


3


3

Giúp học sinh phát huy hết tiềm năng, trở thành các công dân hữu ích trong tương

lai


221


57,6


132


34,3


31


8,1


2,49


5


4

Giúp HS sử dụng các kiến thức đã được học, vận dụng vào cuộc sống, điều khiển hành vi và ngôn ngữ cho phù hợp với các

chuẩn mực xã hội


281


73,2


76


19,8


27


7,0


2,66


4


5

Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện các mối quan hệ với thày cô, bạn bè, gia đình, với thiên nhiên và với

chính bản thân


312


81,3


59


15,4


13


3,3


2,78


2

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy: Xếp thứ bậc 1 là tiêu chí: Giúp HS hình thành các giá trị sống của bản thân (trong đó có 78,4% đánh giá rất phù hợp và 21,6% đánh giá tương đối phù hợp). Thứ 2 là: Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện các mối quan hệ với thày cô, bạn bè, gia đình, với thiên nhiên và với chính bản thân (trong đó có 81,3% ý kiến đánh giá rất phù hợp, 15,4 ý kiến tương đối phù hợp và có 3,3% ý kiến không phù hợp). Thứ 3 là: Giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực (trong đó có 75,3% đánh giá phù hợp, 19,5% đánh giá tương đối phù hợp và có 5,2% ý kiến đánh giá không phù hợp). Các tiêu chí lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 là: Giúp HS sử dụng các kiến thức đã được học, vận dụng vào cuộc sống, điều khiển hành vi và ngôn ngữ cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội; và giúp học sinh phát huy hết tiềm năng, trở thành các công dân hữu ích trong tương lai. Từ những đánh giá trên cho thấy các tiêu chí về mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS đa số được đánh giá cao ở mức độ rất phù hợp, mức độ tương đối phù hợp được đánh giá thấp hơn, tuy nhiên vẫn có một vài ý kiến đánh giá không phù hợp nhưng ở các tiêu chí khác nhau thì các đánh giá cũng khác nhau.


90

80

70

Rất phù hợp

Tương đối phù hợp Không phù hợp

60

50

40

30

20

10

0

MT1 MT2 MT3 MT4 MT5


Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ phù hợp mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS‌

b. Mức độ thực hiện các mục tiêu giá trị sống trong môn học và HĐ NGLL

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS trong môn học‌


TT

Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh

Mức độ thực hiện trong môn học

Trung bình

Thứ bậc

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Giúp HS hình thành các

giá trị sống của bản thân

96

25.0

227

59.1

61

15.9

2.09

1


2.

Giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và

năng lực


66


17.2


162


42.2


156


40.6


1.77


4


3.

Giúp học sinh phát huy hết tiềm năng, trở thành các công dân hữu ích

trong tương lai


72


18.8


166


43.2


146


38.0


1.81


3


4.

Giúp HS sử dụng các kiến thức đã được học, vận dụng vào cuộc sống, điều khiển hành vi và ngôn ngữ cho phù hợp với các chuẩn

mực xã hội


23


6.0


198


51.6


163


42.4


1.64


5


5.

Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện các mối quan hệ với thày cô, bạn bè, gia đình, với thiên nhiên và

với chính bản thân


101


26.3


143


37.2


140


36.5


1.90


2

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS trong HĐ NGLL


TT

Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh

Mức độ thực hiện trong HĐ NGLL


Trung bình


Thứ bậc

Tốt

Trung

bình

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Giúp HS hình thành

các giá trị sống của bản thân


132


34.4


152


39.6


100


26.0


2.08


1


2.

Giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất

và năng lực


109


28.4


140


36.5


135


35.2


1.93


4


3.

Giúp học sinh phát huy hết tiềm năng, trở thành các công dân hữu ích

trong tương lai


99


25.8


175


45.6


110


28.6


1.97


3


4.

Giúp HS sử dụng các kiến thức đã được học, vận dụng vào cuộc sống, điều khiển hành vi và ngôn ngữ cho phù hợp với các chuẩn

mực xã hội


133


34.6


127


33.1


124


32.3


2.02


2


5.

Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện các mối quan hệ với thày cô, bạn bè, gia đình, với thiên nhiên và với

chính bản thân


121


31.5


111


28.9


152


39.6


1.92


5

2.5


2


Trong môn học


Trong HĐNGLL

1.5


1

0.5


0

MT1 MT2 MT3 MT4 MT5



Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL

Kết quả Bảng 2.9 và 2.10 về Thực trạng về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống giáo dục cho học sinh THCS trong môn học và trong HĐ NGLL cho thấy: các tiêu chí đánh giá khi được xếp thứ bậc có một số tiêu chí được đánh giá như nhau ở cả mức độ thực hiện trong môn học và trong HĐ NGLL, cụ thể là: Tiêu chí 1: Giúp HS hình thành các giá trị sống của bản thân, được xếp thứ bậc 1; tiêu chí 3: Giúp học sinh phát huy hết tiềm năng, trở thành các công dân hữu ích trong tương lai, được xếp thứ bậc 3 và tiêu chí 2: Giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, được xếp thứ bậc 4. Ở mức độ thực hiện trong môn học thì xếp thứ 2 là tiêu chí 5: Giúp HS điều chỉnh và hoàn thiện các mối quan hệ với thày cô, bạn bè, gia đình, với thiên nhiên và với chính bản thân, nhưng trong mức độ thực hiện trong HĐ NGLL thì lại được đánh giá xếp bậc thứ 5 và tiêu chí 4:Giúp HS sử dụng các kiến thức đã được học, vận dụng vào cuộc sống, điều khiển hành vi và ngôn ngữ cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong môn học xếp thứ 5 còn trong HĐ NGLL lại được đánh giá xếp thứ 2.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS, tiến hành điều tra khảo sát với 12 giá trị sống của nhân loại và các giá trị truyền thống của con nguời Việt nam. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.11.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023