Khái Niệm Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Ở Trường Thpt

xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình quản lý.

Lãnh đạo, điều hành: Là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tinh tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức.

Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

1.2.2.1. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ các mắc xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống đạt tới mục tiêu giáo dục (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH trong từng giai đoạn cụ thể).

1.2.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là sự tác động có chủ đích , có căn cứ khoa học, hợp qui luật khách quan của cán bộ quản lý tới các lực lượng giáo dục đạo đức học sinh cá biệt nhằm đảm bảo cho quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt diễn ra đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu chuyển hoá những học sinh cá biệt, chuyển hóachuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội thành phẩm chất đạo đức của cá nhân học sinh cá biệt với chất lượng cao nhất.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng trong trường THPT không thể tách rời các chức năng quản lý của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, về bản chất, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động điều hành công tác giáo dục đạo đức để đạo đức vừa

là yêu cầu, vừa là mục tiêu của nền giáo dục. Ở trường phổ thông, đó là quá trình tác động của hiệu trưởng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Mục đích của quá trình này nhằm hình thành nhân cách cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mục đích của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là đảm bảo cho các hoạt động giáo dục diễn ra theo một hệ thống nhất quán, phù hợp với quy luật giáo dục, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm lực của nhà trường và xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục. giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, đòi hỏi mọi giáo viên, mọi tổ chức lực lượng trong nhà trường cùng phải tham gia. giáo dục đạo đức cho học sinh không phải chỉ bằng những bài giảng về đạo đức công dân, mà phải thông qua mọi loại hình hoạt động đa dạng của nhà trường. Điều đó đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quản lý, tổ chức theo một kế hoạch chung, thống nhất cho mọi lực lượng, mọi hoạt động. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh có nhiệm vụ huy động mọi tiềm lực và tổ chức, phối hợp các lực lượng cùng tham gia vào quá trình giáo dục. Đảm bảo cho hoạt động của các lực lượng không mâu thuẩn với nhau mà phải cùng hướng tới một mục tiêu chung của nhà trường.

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là quản lý toàn bộ các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục và mọi hoạt động của các lực lượng đó. Phương thức quản lý chủ yếu là thông qua hệ thống kế hoạch giáo dục của nhà trường. giáo dục đạo đức cho học sinh bao giờ cũng diễn ra theo những quy luật của quá trình giáo dục, người quản lý có chức năng nắm quy luật đó và đề ra các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với quy luật. Trên cơ sở đó, xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục cho từng loại đối tượng, dự kiến phân chia thời gian theo thời khóa biểu của từng tuần, từng tháng, từng quý, từng học kỳ đến cả năm học, cả khoá học. Tức là, người cán bộ quản lý nhà trường phải xây dựng được kế hoạch quản lý ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 4

Chủ thể quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và các tổ chức quản lý giáo dục của nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường.

Đối tượng quản lý là các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó, bao gồm cả nhà trường, gia đình và xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường.

1.2.3. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT

Nội dung quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh cá biệt nói riêng: Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu phó trung học phổ thông là sự tác động có ý thức của hiệu phó tới hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm đưa hoạt động giáo dục đạo đức đạt tới kết quả mong muốn theo mục đích giáo dục đạo đức đã đặt ra .

1.2.3.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lí giáo dục. Đây là một quá trình xác định mục tiêu và các biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.

Khi lập kế hoạch quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh, người cán bộ quản lí cần lưu ý các điểm sau đây:

+ Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

+ Nắm vững thực trạng đạo đức học sinh và công tác giáo dục đạo đức của nhà trường hiện tại.

+ Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp và kế hoạch hoạt động giáo dục khác như: giáo dục lao động, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục môi trường, giáo dục giá trị sống…

+ Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lí học sinh để đạt hiệu quả giáo dục cao.

+ Cùng với Hiệu trưởng, thành lập ban quản lý học sinh gồm Phó hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên, một số đ/c giáo viên có năng lực trong Ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ., phân công nhiệm vụ rõ ràng cho

các thành viên trong ban quản lý học sinh để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết theo thời gian: tuần, tháng, năm; theo chủ điểm; theo các mặt hoạt động.

Như vậy lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt của hiệu phó trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín gồm: Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh; Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; Xác định các bước thực hiện kế hoạch; Chuẩn bị đội ngũ tham gia giáo dục; Chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất; Kế hoạch chuẩn bị cho các hoạt động giáo dục đạo đức; Lập kế hoạch phụ trợ, thời gian biểu

1.2.3.2. Tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Người cán bộ quản lí cần triển khai việc bố trí nhân lực cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí – Thực hiện hoá kế hoạch.

Ban quản lý học sinh (trong đó có phó Hiệu trưởng) có nhiệm vụ xin ý kiến Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng trong nhà trường.

Người cán bộ quản lí cần đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và tâm sinh lí lứa tuổi học sinh để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở đạt hiệu quả cao.

Không những thế người cán bộ quản lí cần bố trí, thu xếp về tài lực, vật lực để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có điều kiện triển khai hiệu quả.

Nội dung công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh của người phó hiệu trưởng bao gồm: Thông baó kế hoạch, các chương trình của hoạt động giáo dục đạo đức; Quán triệt mục đích, yêu cầu của giáo dục đạo đức; Bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; Tập huấn cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.2.3.3. Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Nội dung của chỉ đạo gồm chỉ huy, ra lệnh, động viên, khuyến khích thường xuyên và kịp thời cho các bộ phận trong nhà trường đồng thời theo dõi và giám sát điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung để công tác giáo dục đạo đức thực sự được triển khai theo đúng quy trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra:

Chỉ đạo giáo dục đạo đức qua giảng dạy bộ môn liên quan Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm qua giờ sinh hoạt lớp

Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoại khoá dưới cờ…tiến hành đa dạng với nội dung và hình thức phù hợp với giờ sinh hoạt tập thể.

Chỉ đạo phối hợp với lực lượng giáo dục: cán bộ đoàn trường, giáo viên, học sinh ưu tú, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và ban ngành đoàn thể ở địa phương trên địa bàn để giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.

1.2.3.4. Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh là tác động

của phó hiệu trưởng trường THPT đến hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh cá biệt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt bao gồm: Xây dựng tiêu chí, xác định các khâu kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; Kiểm tra các việc thực hiện các hoạt động giáo dục theo tiến độ kế hoạch đã đề ra; Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh; Đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT

Quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh - di truyền, môi trường giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trường là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của các cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhân cách.

1.3.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý

Điều 16 Luật giáo dục 2005 xác định rõ “Cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí điều hành các hoạt động giáo dục” [14, tr 37]. Cụ thể là:

Người chỉ đường và hoạch định sự phát triển nhà trường: Vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường THPT.

Người đề xướng sự thay đổi: Chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trường theo đường lối, chính sách phát triển Giáo dục và Đào tạo của Đảng và Nhà nước theo xu thế phát triển giáo dục của thời đại.

Người thu hút, dẫn dắt các nguồn lực: Tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ,…nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Người thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường.

Người đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục.

Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lí cho đội ngũ giáo viên để mọi hoạt động của nhà trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục.

Chủ sự trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng hoạt động giáo dục học sinh.

Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường trung học cơ sở trong một môi trường lành mạnh.

Nhân tố tổ chức và vận hành hệ thống thông tin giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục nói chung và hệ thống thông tin quản lí nhà trường nói riêng để ứng dụng công nghệ thông tin trong trường trung học cơ sở, ngoài vai trò là một

nhà giáo, còn có vai trò “kép” là nhà lãnh đạo và nhà quản lí. Lãnh đạo để nhà trường luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững, quản lí để các hoạt động nhà trường luôn ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lí. Họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán trong đó Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm, thu hút và phát huy tài năng, trí tuệ của cán bộ giáo viên tham gia vào hoạt động.

Tóm lại, các yếu tố thuộc về hiệu trưởng ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục đạo đức bao gồm: Nhận thức và định hướng của nhà quản lý về giáo dục đạo đức cho học sinh; Năng lực và kĩ năng quản lý của nhà quản lý; Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh; Sự động viên, khuyến khích của nhà quản lý (chế độ, chính sách ưu tiên, khen thưởng giáo viên, học sinh).

1.3.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên trung học phổ thông

Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy ở trường THPT đều có trình độ tốt nghiệp từ đại học sư phạm trở lên. Giáo viên đều được đào tạo kiến thức về giáo dục học, nghiệp vụ sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Với yêu cầu của xã hội, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đội ngũ giáo viên luôn tích cực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, học tập về công nghệ thông tin, biết khai thác tài nguyên phục vụ dạy học trên Internet và sách báo, yêu nghề mến trẻ, yên tâm với công việc, gắn bó với lóp, với trường. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chưa quan tâm đến việc “dạy người”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sư phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của học sinh, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh. Vì thế, các nhà quản lý giáo dục nói chung, ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch, chương trình và các yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là về giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc “dạy chữ, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện liên tục và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong tư tưởng của mỗi người thầy. Chỉ khi nào đội

ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục học sinh thì công tác giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả như mong muốn

1.3.3. Các yếu tố thuộc về môi trường giáo dục gia đình, môi trường xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Giáo dục gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trưởng thành, có nhân cách, trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa việc chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ có một sức mạnh cảm hóa lớn mà nhà trường, xã hội không làm được. Nhân cách không thể hình thành và phát triển một cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi trường giáo dục gia đình lành mạnh, thuận lợi. Chính vì lẽ đó giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế được.Giáo dục trong gia đình là sự giáo dục nhiều chiều, đa dạng và liên tục từng ngày, từng giờ. Việc giáo dục trong gia đình không chỉ ở lời nói mà còn bằng cử chỉ, hành động, thái độ, tình cảm, làm gương,…của ông bà, cha mẹ đối với con cháu.

Tóm lại, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vì thế, cần có sự quan tâm đúng mức đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh không ỷ lại vào nhà trường và xã hội.

Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến quan điểm, lối sống và phẩm chất đạo đức của học sinh hiện nay. Nền kinh tế thị trường cùng với sự du nhập của nhiều văn hóa khác nhau, sự phát triển như vũ bão của công nghệ... khiến cho học sinh khó lọc và lựa chọn thông tin, lựa chọn giá trị sống đúng đắn.

1.3.4. Các yếu tố thuộc về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trường trung học phổ thông.

Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì muốn quá trình quản lý đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng quản lý.

Lứa tuổi học sinh trường trung học cơ sở bao gồm những em ở độ tuổi từ 15,16 tuổi đến 17,18 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 ở

Ngày đăng: 17/05/2022