1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Giáo dục BSVHDT là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất, năng lực, tri thức cần thiết về giá trị vật chất và tinh thần, ứng xử, lối sống, ngôn ngữ,… của một dân tộc hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa xã hội của chính dân tộc đó. Chính vì vậy, quan tâm đến việc giáo dục BSVHDT là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua.
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục, công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các nhà trường không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho cả cộng đồng.
Như vậy, từ tổng quan trên có thể hiểu: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của Hiệu trưởng lên GV, HS, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp học sinh có những hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, biết giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh trung học phổ thông
- Giáo dục BSVHDT là góp phần phát triển bền vững nhân cách cho các em học sinh. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay, để “bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong giới trẻ, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, đạo đức, năng lực trí tuệ và bản lĩnh văn hóa của con người Việt Nam” và hình thành mẫu hình người thanh niên của thời kỳ mới: vừa biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các DTTS, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, những tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam,…tham gia tích cực và có hiệu quả việc giữ gìn và
phát huy BSVHDT, để làm được điều đó cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống và BSVHDT, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thanh niên. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để thế hệ trẻ, học sinh học tập, rèn luyện.
- Giáo dục văn hóa dân tộc là cách để bảo tồn và phát triển truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Con đường để BSVHDT được bảo tồn và phát triển tốt nhất là thông qua giáo dục. Trong trường THPT, giáo dục BSVHDT là nhằm giúp học sinh nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có ý thức về dân tộc, về những giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc, về lịch sử, về xã hội, các kinh nghiệm trong cuộc sống; hình thành ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về VHDT, có tình yêu thương gắn bó với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, biết tôn trọng, yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc; Hình thành nhân cách con người mới có trí thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển - kinh tế xã hội ở các dân tộc miền núi. Cho nên giáo dục cho học sinh trong trường THPT không thể chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức, kỹ năng của các môn học mà bỏ qua hoặc coi nhẹ phần giáo dục BSVHDT.
- Giáo dục BSVHDT còn có tầm quan trọng đăc biệt ở chỗ giúp cho học
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 1
- Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 2
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Của Đề Tài
- Con Đường Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Khái Quát Chung Về Tình Hình Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bàn Huyện Vị Xuyên
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
sinh nhận thức được rằng, BSVH không phải là một khái niệm của hằng số bất biến, mà trong quá trình vận động của lịch sử xã hội và cộng đồng, có những giá trị truyền thống không phù hợp với quy luật của sự phát triển sẽ bị gạt bỏ, tự tiêu vong và đương nhiên, sẽ có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa. Từ đó các em có nhận thức chủ động trong việc loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp, còn lạc hậu, để tiếp nhận những tri thức và hành động văn hóa mới phù hợp, tránh tư tưởng bảo thủ, máy móc trong lối sống, cách sống và trong sinh hoạt của hình thức văn hóa cổ hủ, lạc hậu từ quá khứ.
- Giáo dục bản sắc VHDT để hình thành và củng cố những hiểu biết, điều chỉnh hành vi ứng xử với bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân của học sinh về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc VHDT Việt Nam nói chung.
Lứa tuổi học sinh THPT có sự tiếp thu nhanh về văn hóa nhưng kinh nghiệm sống còn ít, chưa có chọn lọc cho nên các em chịu ảnh hưởng rất lớn về văn hóa từ môi trường sống. Do vậy, giáo dục bản sắc VHDT giúp các em làm chủ được bản thân, sống tích cực, lành mạnh và tiếp thu văn hóa có chọn lọc.
- Giáo dục bản sắc VHDT cho cá nhân HS để góp phần hình thành văn hóa lành mạnh trong cộng đồng, xã hội.
Giáo dục bản sắc VHDT giúp các em có ý thức duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, trước những hậu quả của đô thị hóa, trước những nguy cơ suy thoái văn hóa truyền thống dân tộc,... Giáo dục bản sắc VHDT giúp xã hội đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa, hình thành văn hóa lành mạnh cho nhà trường, xã hội và cả cộng đồng. Không chỉ có vậy, giáo dục bản sắc VHDT trong giai đoạn hiện nay là một trong những nội dung quan trọng và bức thiết của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Phổ thông nói riêng.
1.3.2. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông
Học sinh bước vào trường THPT đã ổn định hơn về mặt tâm lý và thể chất, không có những khủng hoảng nghiêm trọng ở những giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhiều nét tâm lý mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách nói chung của các em: tâm lý muốn khẳng định mình, khát vọng thành đạt kéo theo ý thức về lựa chọn nghề nghiệp, nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu.
- Về thể chất: tuổi HS THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, sự phát triển về mặt thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích không phải là nguyên nhân
sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà còn do cách sống ở độ tuổi này như: (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong sinh hoạt, học tập, lao động và vui chơi,…)
Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe, có sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Sự phát triển về thể chất của lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.
- Về tâm lý:
+ Nhận thức: phần lớn các em đều ngoan, biết nghe lời khuyên bảo dạy dỗ của thầy cô và người lớn tuổi. Chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất, ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tập thể khác.
Ở một số học sinh tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi theo bạn bè,…
+ Tình cảm: học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khát khao sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái hình thức bên ngoài, có mới nới cũ. Lứa tuổi rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan, chán nản khi gặp thất bại.
Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh, thông minh sáng tạo, nhưng cũng rất dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo, ít chịu học hỏi đến nơi, đến chốn, thích hướng về tương lai, ít chú ý hiện tại và dễ quên quá khứ,..
Với đặc điểm đối tượng như trên đã cho thấy các em học sinh khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, nhiều mặt chưa có mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em. Vì vậy, người giáo viên ngoài việc truyền giảng dạy kiến thức còn phải đáp ứng được các năng lực khác như: có vốn hiểu biết về tâm lí, ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương các em sinh sống, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào
dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn. Giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt việc giúp các em khắc phục, sửa chữa những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu là điều gặp nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường THPT phải phù hợp vùng miền với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường.
1.3.3. Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trung học phổ thông
Với nội dung của nền giáo dục hiện nay, chúng ta đang hướng tới là nền giáo dục theo 4 trụ cột giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” thì việc GDBS VHDT cần gắn với những hoạt động thực tế, những nhiệm vụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để HS có cơ hội tìm hiểu, hiểu biết và vận dụng, chính các em là trung tâm của quá trình hoạt động. Giáo dục BS VHDT các em được tham gia vào hoạt động, các em là chủ thể, là trung tâm của quá trình giáo dục. Và từ đó, HS sẽ rút ra được những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chưa có ban hành nội dung và quy định chương trình riêng biệt về lĩnh hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung này mới chỉ được đề cập trong các văn bản hướng dẫn dạy tích hợp vào nội dung các môn học, lồng ghép vào các hoạt động. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài và thực tiễn đối tượng giáo dục của các trường THPT, của địa phương luận văn đề cập một số nội dung sau:
* Giáo dục các chuẩn mực về truyền thống văn hóa dân tộc
Các chuẩn mực về truyền thống văn hóa dân tộc là những quy tắc sống, những kinh nghiệm xã hội được hình thành, đúc rút từ lâu đời được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói đến truyền thống là đề cập đến những quy tắc, thói quen tốt đẹp cần giữ gìn, phát huy như: truyền thống cách mạng, truyền
thống dân tộc, truyền thống gia đình, truyền thống địa phương, đơn vị,.. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh qua các tiết học là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của thầy cô giáo tới các em học sinh để hình thành cho các em ý thức, tình cảm, niềm tin, niềm tự hào với những quy tắc, thói quen tốt đẹp, những giá trị chuẩn mực của thế hệ đi trước, từ đó tạo lập cho học sinh thói quen, hành vi ứng xử theo các chuẩn mực truyền thống văn hóa của dân tộc.
Giáo dục những giá trị truyền thống vưn hóa tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, của địa phương, đơn vị không phải là nhiệm vụ của riêng ai, của mỗi một thầy cô phụ trách bộ môn nào mà là sự huy động của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường nhằm tạo nên hiệu quả trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức nhân cách, những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh.
* Giáo dục ý thức thái độ đối với các chuẩn mực truyền thống văn hóa dân tộc:
Trong bối cảnh hội nhập, những mặt trái do cơ chế thị trường là không nhỏ, lối sống thực dụng, quay lưng lại với các giá trị truyền thống dân tộc, tôn thờ đồng tiền, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm. Chỉ có thể hạn chế, đẩy lùi hiện tượng này trên cơ sở tạo ra tổng hợp lực trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh đóng một vai trò quan trọng. Bằng nhiều hình thức đa dạng như luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, năng động, sáng tạo, có chí tiến thủ, kiên trì vượt khó, vươn lên trong học tập và cuộc sống, có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái, khoan dung của ông cha, bài trừ các tệ nạn mê tín, dị đoan, văn hóa phẩm độc hại, đẩy mạnh tuyên truyền những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, của các vùng, miền, đa dạng hóa các hoạt động lễ hội. Tổ chức cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “ Sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động thể thao…
Giáo dục thẩm mỹ bằng tấm gương người tốt, việc tốt là sáng kiến đầu tiên của Hồ Chí Minh. Giá trị văn hóa của dân tộc được biểu hiện một cách sinh động, cụ thể trong từng con người, từng hành vi của họ. Bởi vì người tốt, việc tốt cũng là người đẹp, việc đẹp, đó là những con người sống phù hợp với đạo đức và thẩm mỹ. Người tốt, việc tốt hiện nay là những người có ý chí vươn lên trong mọi lĩnh vực, là làm giàu bằng tài năng, ý chí trong kinh doanh, là phát minh sáng chế trong khoa học, là nhanh hơn cao hơn trong thể thao, là xả thân vì nghĩa lớn trong phòng chống tội phạm… Mọi người tốt, việc tốt có các giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng đều hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
* Giáo dục kỹ năng, hành vi thực hiện các chuẩn mực văn hóa truyền thống dân tộc.
Học sinh THPT là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của các em trong giáo dục kỹ năng, hành vi thực hiện các chuẩn mực văn hóa truyền thống dân tộc là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, rèn luyện cho học sinh. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện các chuẩn mực văn hóa.
Mỗi em học sinh phải xác định rõ trách nhiệm trước đất nước và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng,
lợi mình hại người. Giới trẻ học sinh cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng, hành vi cho học sinh trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ học sinh vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.
1.3.4. Phương pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trung học phổ thông
Phương pháp giáo dục bản sắc VHDT rất phong phú, đa dạng. Nhà giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với mục đích đối tượng và tình huống cụ thể. Người ta nói rằng phương pháp giáo dục là nghệ thuật giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục cần có năng lực sư phạm để biết cách phối hợp vận dụng các phương pháp giáo dục cho phù hợp với đối tượng HS. Giáo dục bản sắc VHDT là một bộ phận của một quá trình giáo dục tổng thể. Giáo dục bản sắc VHDT có thể thông qua khai thác nội dung các môn học có ưu thế như môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Nhưng theo định hướng đổi mới chương trình năm 2018, việc giáo dục bản sắc VHDT cho HS được thực hiện theo cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được hoạt động tập thể, trải nghiệm trong quá trình học tập. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục bản sắc VHDT qua sử dụng các phương pháp và các kĩ thuật tích cực:
- Phương pháp giảng giải:
Giảng giải là phương pháp dạy học thông dụng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là hiệu quả nhất. Giảng viên dùng lời nói kết hợp với các phương tiện nghe nhìn như: Bảng - phấn, video/film, máy tính, máy chiếu… để giảng giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các quá trình.