Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


tính đa dạng phong phú về thành phần du khách và đông về số lượng đòi hỏi đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơ cấu và quy mô.

- Giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc:Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa là một trong những yếu tố phát triển DLST. Phong tục tập quán là một nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng bao gồm: cách ăn, sinh hoạt, chữ viết, cung cách ứng xử, truyền thống dân tộc, lễ hội truyền thống, công trình văn hóa, di tích lịch sử,… những yếu tố này tạo ra một nét riêng đặc thù cho vùng du lịch. Khi đi du lịch, du khách muốn tìm hiểu về nền văn hóa, nghệ thuật, thủ công, tập quán các dân tộc khác, những địa phương khác. DLST tạo điều kiện để mọi người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Phát triển DLST là cơ hội để hiểu biết, học hỏi phong cách sống và phong tục tập quán của các dân tộc khác. Thông qua đó, khuyến khích khôi phục những nét văn hóa, văn nghệ truyền thống như âm nhạc, các điệu múa, nghi lễ,… của địa phương, nâng lên sự hiểu biết về phong tục tập quán nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới bổ sung làm cho kho tàng văn hóa dân tộc ngày càng thêm phong phú, đa dạng.

1.1.4.2. Góp phần bảo vệ môi trường

Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người, giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường sinh thái – yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sinh thái không còn nằm ở phạm vi mỗi quốc gia mà trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống. Thông qua DLST sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử giữa các quốc gia, dân tộc. DLST còn tạo ra những yếu tố phục hồi sức khỏe nhanh, chữa bệnh, nâng cao sự hiểu biết về thiên nhiên, môi trường. DLST chủ yếu sử dụng lao động là người dân địa phương làm cho người dân có thêm thu nhập nâng cao cuộc sống. Họ thấy rằng DLST tạo ra nguồn thu nhập chính do đó ý thức bảo vệ môi trường sinh thái được nâng lên.


1.2. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái

Tín dụng ngân hàng (TDNH) phát triển DLST là việc ngân hàng chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền cho đầu tư phát triển DLST trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả (gốc và lãi) bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác của ngân hàng.

1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng với phát triển du lịch sinh thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Tính chất theo mùa

Hoạt động DLST được diễn ra thường xuyên trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế DLST vẫn mang một số đặc điểm riêng là hoạt động có tính chất theo mùa, tính chất theo mùa được thể hiện rất rõ vào các dịp lễ, tết hay mùa hè. Điều đó được lý giải như sau vào các dịp lễ tết thì du khách được nghỉ không phải làm việc nên họ có thể đi du lịch để nghỉ ngơi phục hồi sức lực sau những ngày làm việc mệt mỏi. Còn vào mùa hè cũng là kỳ nghỉ dài của học sinh, sinh viên đây là dịp thuận lợi để gia đình cùng nhau đi nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Vào mùa du lịch là một trong những thời điểm thích hợp để ngân hàng quyết định cho vay (đặc biệt là nguồn vốn lưu động) để đáp ứng nhu cầu vốn không thường xuyên cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển DLST. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng thực hiện việc thu nợ vì thời điểm này khách hàng đầu tư phát triển DLST thường có nguồn thu khá lớn, do đó các NHTM có thể tổ chức định kỳ thu hồi nợ vay trong khoảng thời gian này.

Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre - 4

1.2.2 Nhu cầu v n lớn, thời gian đầu tư dài

Để loại hình DLST phát triển nhanh và bền vững thì cần phải đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng,…) đồng bộ và hiện đại, đây là những dự án có chi phí rất lớn, do đó cần đến nguồn vốn


lớn để đầu tư. Trong khi nguồn thu hồi vốn từ DLST là từ tiền ăn, ở và chi phí sinh hoạt khác từ du khách nên đòi hỏi thời gian thu hồi vốn cho các dự án trên phải kéo dài. Chính vì vậy khi đầu tư cho phát triển DLST đòi hỏi phải có lượng vốn lớn và thời gian cho vay dài hạn.

1.2.2.3. Hoàn trả v n có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư

Trong quá trình đầu tư phát triển DLST thì vẫn có thể đón khách tham quan và thu phí bán các sản phẩm dịch vụ từ du khách. Khi đó, chủ đầu tư sẽ thu hồi được một lượng tiền nhất định nên có thể thực hiện việc trả nợ vay cho ngân hàng.

1.2.2 4 Đòi hỏi kỹ thuật thẩm định cao

Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp rất phức tạp nên khi cho vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ cao, am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau mới có khả năng thẩm định tốt các dự án đầu tư phát triển DLST.

1.2.3. Vai trò tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái

1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái

NHTM thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế đặc biệt là tiền mặt trong tay của các tầng lớp dân cư, các tổ chức để tạo nguồn vốn cấp tín dụng cho đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, trang bị công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước.

1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển du lịch sinh thái

Để khai thác tài nguyên và đất đai cho phát triển DLST trước hết phải có nguồn vốn đầu tư nhằm cải tạo ra cảnh quan mới thích hợp cho phát triển DLST nhưng không phá vỡ hệ sinh thái đang có. Đây là việc làm khó đòi hỏi phải đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn tín dụng của các NHTM. Việc đầu tư không đủ, không liên tục có thể gây ra nhiều hiệu quả đáng tiếc không thể sửa chữa được về


sau như phá vỡ hệ sinh thái hiện có, làm cho cảnh quan mới không đồng bộ để đủ sức thu hút du khách, gây ô nhiễm môi trường.

1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng thỏa mãn tức thời nhu cầu v n để đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Muốn phát triển DLST thì có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư của nhà nước,… Tuy nhiên để huy động được những nguồn vốn này cần phải có thời gian, kế hoạch, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, để bắt đầu cho việc xây dựng dự án, phương án thì các nhà đầu tư phải có một lượng vốn ban đầu để hoạt động. Lượng vốn ban đầu này trước hết một phần do chủ đầu tư góp vào một phần phải vay ngân hàng. Do đó để thỏa mãn nhu cầu tức thời này cần phải có sự hỗ trợ của TDNH. Khi dự án đi vào hoạt động chủ đầu tư chỉ có thể bỏ ra một lượng vốn lưu động tối thiểu để duy trì hoạt động. Nếu nhu cầu vốn tăng cao các doanh nghiệp phải vay vốn bổ sung cho hoạt động của mình, còn khi nhu cầu giảm xuống họ sẽ trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, vào những mùa ít khách hàng nếu để ứ đọng vốn nhiều sẽ thiệt hại và vào mùa du lịch tăng lên thì phải có vốn để thỏa mãn nên việc vay vốn NHTM là điều tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

1.2.3.4. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu v n nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước

Thông qua vốn TDNH thì các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để bổ sung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, thuê mướn lao động và các chi phí khác, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Một khi sản phẩm có chất lượng tốt thì ngày càng thu hút du khách đến tham quan nhiều hơn sẽ giúp cho chủ đầu tư thu lợi nhuận nhiều hơn nhằm đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn thực hiện tái đầu tư mở rộng.


1.2.3.5. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời s ng vùng phát triển du lịch sinh thái, tác động thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển

Thông qua vốn TDNH giúp cho người dân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ hơn. Người dân có thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào lĩnh vực DLST, làm cho chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của du khách nên có thể thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan tạo ra thu nhập cho người dân nhiều hơn. Khi thu nhập của người dân tăng lên có nghĩa là đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn chế nhiều tiêu cực trong xã hội, duy trì trật tự, an ninh nông thôn.

Người dân có thể tiếp cận với nhiều du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó chọn lọc những cái hay những kiến thức bổ ích để học hỏi từ du khách, loại bỏ những hủ tục lạc hậu đã tồn tại từ rất lâu nhưng không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay. Mặt khác, khi thu nhập của nông dân nâng cao thì họ càng có điều kiện để học tập, bên cạnh đó con cái của họ cũng có điều kiện hơn để học hành, nâng cao kiến thức. Như vậy trình độ của người dân vùng phát triển DLST cũng được nâng lên. Ngoài ra, với nguyên tắc cho vay có hoàn trả vốn gốc và lãi nên cá nhân, doanh nghiệp muốn vay vốn để đầu tư cho DLST thì phải tính toán kỹ trước khi đi vay, nếu không làm ăn kém hiệu quả dễ dẫn đến tình trạng khó có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, chính yếu tố này đã góp phần nâng cao trình độ hạch toán của mỗi người dân muốn đầu tư cho du lịch.

Như đã phân tích ở phần trên ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác, vì vậy khi du lịch phát triển thì sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển.


1.2.3.6. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác qu c tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái

Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đi tham quan du lịch muốn tìm hiểu nền văn hóa của nhiều vùng, miền khác nhau, chẳng hạn đến Tây Nguyên du khách muốn được thưởng thức những điệu nhạc âm vang của cồng chiêng, thưởng thức những chén rượu cần, xem lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới,… Đến với Đồng bằng sông Cửu Long thì du khách muốn được tham quan sông nước miền Tây bằng xuồng ba lá chèo qua những rặng dừa nước, được thưởng thức những món ăn dân dã vùng thôn quê, hòa mình trong những vườn trái cây trĩu quả, được nghe đờn ca tài tử,…Như vậy, một khi có nhu cầu của du khách thì việc đầu tư phục hồi những nét văn hóa đặc sắc của vùng, miền sẽ được đặt ra để đáp ứng nhu cầu đó, nếu địa phương muốn thu hút được nhiều du khách thì phải đầu tư để bảo tồn, phục hồi những nét văn hóa đặc sắc của mình. Mặt khác, du khách đến tham quan thì người dân địa phương sẽ tiếp cận được nhiều nét văn hóa đặc trưng của họ, so sánh với thực tại mà họ đang sống, để từ đó tiếp thu những nét văn hóa tiên tiến của du khách ngoài nước, loại bớt những hủ tục, từ đó làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa địa phương. Để thực hiện được những việc trên thì đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư trong đó TDNH là một trong những nguồn tài trợ vốn đáp ứng cho nhu cầu của người dân.

1.2.3.7. Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng thu ngân sách nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Vốn TDNH giúp cho các tổ chức, cá nhân có thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực,… tạo ra nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn hơn cho du khách, qua đó thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, khi du khách tăng lên sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ và khi nguồn thu ngoại tệ càng lớn sẽ góp phần không nhỏ vào việc bình ổn tỷ giá ngoại tệ, ổn định thị trường tiền tệ quốc gia. Khi DLST càng phát triển thì tổ chức, cá nhân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách


nhà nước nhiều hơn, do đó thu ngân sách nhà nước cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra TDNH góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các mặt sau:

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực DLST để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều du khách làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khi du lịch phát triển có nghĩa là góp phần gia tăng cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

- DLST muốn phát triển thì điều tiên quyết là phải đầu tư như đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái,…Như vậy các ngành nghề cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho DLST sẽ bán nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, do đó khi DLST càng phát triển thì sẽ các theo các ngành nghề khác cùng phát triển.

1.2.4. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái

Cũng như nhiều ngành nghề khác, TDNH phát triển DLST được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau, gồm: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức cấp tín dụng khác.

- Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp để đầu tư phát triển DLST trong một thời hạn nhất định, gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn là ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn để cho phép khách hàng sử dụng nó trong thời hạn từ 12 tháng trở xuống nhằm thỏa mãn nhu cầu chi trả như chi phí tiền lương nhân viên, điện, nước, điện thoại, phương tiên vận chuyển,… Những chi phí này sẽ được bù đắp từ những khoản thu khách hàng du lịch trong cùng một thời kỳ. Cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn có thời hạn trên 12 tháng để tài trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh DLST nhằm nâng cấp, cải tạo, sửa chữa khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh, mua sắm máy móc, phương tiện vận chuyển,…


- Chiết khấu giấy tờ có giá: là một hình thức cấp tín dụng trong đó khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán nhưng do cần tiền để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh DLST nên chuyển nhượng giấy tờ có giá cho ngân hàng và ngược lại ngân hàng trao cho khách hàng một số tiền nhất định bằng trị giá chiết khấu trừ đi hoa hồng phí và lãi chiết khấu. Giấy tờ có giá có thể chiết khấu tại các ngân hàng thương mại có thể là trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc,…

- Cho thuê tài chính: là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động kinh doanh phát triển DLST trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê với bên thuê. Cho thuê tài chính là phương thức tiếp cận tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, ít tài sản thế chấp hoặc doanh nghiệp mới thành lập.

- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vũ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận. Các hình thức bảo lãnh theo mục đích như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, …

1.3. Mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

MRTD ngân hàng phát triển DLST được hiểu là NHTM sử dụng nhiều giải pháp nhằm gia tăng quy mô (khối lượng) tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh DLST.

1.3.2. Ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

1 3 1 Đ i với khách hàng kinh doanh sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái

Để phát triển DLST thì đòi hỏi cần phải có nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật như hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, địa điểm ăn uống, khu vui chơi giải trí, chi phí tuyên truyền quảng bá,… Đây là loại hình du lịch được du khách trong và ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024