năm) theo quy định. Một số công trình, dự án ODA giải ngân chậm so với thỏa thuận ban đầu, phải gia hạn thời gian thực hiện dự án dẫn đến việc tăng chi phí vay và giảm hiệu quả đầu tư dự án. Việc chậm trễ, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân chậm ở các dự án có những nguyên nhân chung như giải phóng mặt bằng, việc phối hợp xử lý, giải quyết thủ tục theo quy định trong nước... nhưng cũng có những nguyên nhân riêng từ các quy định, trình tự thủ tục của các dự án ODA, các nhà tài trợ, việc bố trí vốn đối ứng không kịp thời và đầy đủ...
Quá trình triển khai thực hiện từng dự án, cụ thể là nguồn vốn vay nước ngoài có những khó khăn nhất định do quy định của mỗi nhà tài trợ đều có những nét đặc thù và tất cả các nhà tài trợ đều coi trọng vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương như: người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em ... Các quy định về đền bù giải phóng mặt bằng của các nhà tài trợ nước ngoài nói chung là rất chặt chẽ, công trình đang thi công cũng có thể phải tạm ngừng hoặc bị chuyển vốn nếu nhà tài trợ phát hiện một số điều không tuân thủ quy định của họ. Bên cạnh đó, một số chính sách, quy định trong công tác lựa chọn nhà thầu cũng có sự khác nhau giữa các nhà tài trợ và không thống nhất với quy định của Việt Nam. Mặt khác, hầu hết các Ban quản lý dự án ODA của địa phương sẽ phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà tài trợ, Bộ quản lý chuyên ngành, Ban quản lý dự án TW nên phải thêm thủ tục, thêm việc làm, tốn thêm thời gian và kinh phí. Luật đã quy định: những yêu cầu riêng của các nhà tài trợ chưa phù hợp với Luật của Việt Nam vẫn phải tuân thủ quy định của họ. Do đó, trong thực tế quản lý các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài thường có những vướng mắc, khó khăn từ bố trí vốn đến thanh quyết toán, thanh tra, kiểm toán...
Chương trình xây dựng NTM vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục, như: Sự quan tâm thực hiện Chương trình có nơi, có lúc
còn thiếu sâu sát, chưa thường xuyên và chặt chẽ; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, còn trông chờ vào nguồn lực của NN; kết quả đạt được trong xây dựng NTM chưa đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các địa phương, đến nay 5 huyện khó khăn của tỉnh vẫn chưa có xã đạt chuẩn NTM; việc tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách chưa thực sự quyết liệt, lúng túng, thiếu đồng bộ, một số văn bản hướng dẫn chưa sát thực tế, chậm bổ sung, sửa đổi; tổ chức SX trong nông nghiệp còn chưa liên kết bền vững, cơ cấu lại SX nông nghiệp gắn với xây dựng NTM còn hạn chế; ở một số địa phương, việc xây dựng đời sống văn hóa còn hình thức, môi trường nông thôn vẫn tiếp tục bị đe dọa... Cán bộ chuyên trách NTM ở cấp huyện, xã không những thiếu mà còn thường xuyên biến động, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, chất lượng xây dựng NTM ở 1 số địa phương chưa cao, thiếu bền vững
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, giai đoạn 2018-2020 vốn trong nước lĩnh vực thủy lợi
ĐVT: triệu đồng
TMĐT | Lũy kế số vốn bố trí từ khởi công đến hết 2020 | Kế hoạch ban đầu hoặc sau điều chỉnh nếu có | Giải ngân đến hết 2019 | Dự kiến năm 2020 | Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025 | |||||||
TỔNG NV | Trong đó: NSTW | TỔNG NV | Trong đó: NSTW | TỔNG NV | Trong đó: NSTW | TỔNG NV | Trong đó: NSTW | TỔNG NV | Trong đó: NSTW | TỔNG NV | NS TW | |
Vốn TW | 372.674 | 292.16 | 372.674 | 292.16 | 372.674 | 292.16 | 172.674 | 162.16 | 200.000 | 130.00 | - | - |
Dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2018 | 123.674 | 113.165 | 123.674 | 113.165 | 123,674 | 113.16 5 | 123.674 | 113.16 5 | - | - | - | - |
Dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2019 | 249.000 | 179.00 | 249.000 | 179.00 | 249.00 | 179.00 | 49.000 | 49.000 | 200.000 | 130.00 | - | - |
Vốn địa phương | 308.798 | - | 225.915 | - | 308.798 | - | 112.958 | - | 112.958 | - | 82.883 | - |
Dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2020 | 137.015 | - | 137.015 | - | 137.015 | - | 68.508 | - | 68.508 | - | - | - |
Dựánchuyểntiếp sang 2021-2025 | 171.783 | - | 88.900 | - | 171.783 | - | 44.450 | - | 44.450 | - | 82.883 | - |
TỔNG | 681.47 | 292,16 | 598.589 | 292,16 | 681.472 | 292.16 | 285.63 | 162.16 | 312.958 | 130.00 | 82.883 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Về Công Tác Quản Lý Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Kết Quả Xây Dựng, Trình Duyệt Và Tổ Chức Thực Hiện Lập, Phê Duyệt Và Triển Khai Thực Hiện Phương Án Ứng
- Lao Động Và Trình Độ Lao Động Của Công Ty Tnhh Mtv Qlct Thủy
- Tổng Hợp Các Công Trình Xuống Cấp, Hư Hỏng
- Định Hướng Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Và Bảo Vệ Các Công Trình Thủy Lợi Lớn Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
(Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện KH đầu tư trung hạn GĐ 2016-2020 Vốn trái phiếu chính phủ lĩnh vực thủy lợi
ĐVT: tỷ đồng
Danh mục dự án | TMĐT | Lũy kế số vốn bố trí từ khởi công đến hết 2020 | Kế hoạch ban đầu hoặc sau điều chỉnh nếu có | Giải ngân đến hết 2019 | Dự kiến năm 2020 | Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021- 2025 | |||||||
TỔNG NV | Trong đó: TPCP | TỔNG NV | Trong đó: TPCP | TỔNG NV | Trong đó: TPCP | TỔNG NV | Trong đó: TPCP | TỔNG NV | Trong đó: TPCP | TỔNG NV | NSTW | ||
I | Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang 2016- 2020 (hoàn thành năm 2019) | 3.078,59 | 3.078,59 | 2.931,63 | 2.931,63 | 4.506,14 | 4.506,61 | 2.362,38 | 2.362,38 | 2.144,23 | 2.144,23 | - | - |
II | Dự án khởi công mới, giai đoạn 2016-2020 | 4.218,88 | 3.049,00 | 1.988,50 | 1.988,50 | 3.356,73 | 2.979,00 | 1.421,50 | 1.421,50 | 1.557,46 | 1.557,46 | 2.230,38 | 1.060,50 |
1 | Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2016- 2020 | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
2 | Dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 | 4.218,88 | 3.049,00 | 1.988,50 | 1.988,50 | 3.356,73 | 2.979,00 | 1.421,50 | 1.421,50 | 1.557,46 | 1.557,46 | 2.230,38 | 1.060,50 |
TỔNG | 7.297,47 | 6.127,59 | 4.920,13 | 4.920,13 | 7.862,87 | 7.485,61 | 3.783,80 | 3.783,80 | 3.701,62 | 3.701,62 | 2.230,38 | 1.060,50 |
(Nguồn: UBND tỉnh Đắk Lắk)
2.2.6.3 Công tác Bảo trì công trình
Để đảm bảo CTTL vận hành tốt, hoạt động đúng nhiệm vụ thiết kế thì việc duy tu, bảo dưỡng các công trình thường xuyên là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, các CTTL thường gặp một số sự cố điển hình như thiên tai, sự cố trong thiết kế thi công, quá trình vận hành và một phần do ý thức của cộng đồng hưởng lợi đã khiến các công trình bị xuống cấp. Một hệ thống không thể hoạt động trơn tru khi một vài bộ phận trong hệ thống bị hư hỏng. Chính vì vậy cần phải thường xuyên tiến hành công tác bảo trì các CTTL. Với đặc thù do nhiều công trình nằm rải rác trên nhiều địa hình phức tạp, mặt khác được xây dựng từ lâu, một số công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh đã được kiên cố hóa từ lâu nên đã bị xuống cấp, số còn lại là kênh đất nên bị hư hỏng rất nhiều. Về công tác bảo trì, có thể nói việc phân cấp quản lý khai thác công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã phản ánh rõ bức tranh giữa một bên là công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk và các tổ chức quản lý khai thác còn lại, cụ thể
a. Công tác Bảo trì của công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk
Thực hiện các hướng dẫn tại Thông tư 05/2019/TT-BNN ngày 02/5/2019 của Bộ NN&PTNT về quy định chế độ quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (trước đây thực hiện theo các hướng dẫn NĐ số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng), hàng năm, căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật đã được UBND tỉnh phê duyệt, kinh phí bảo trì của công ty được bố trí từ 18-20 tỷ đồng doanh thu từ nguồn nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Trên cơ sở đó, công ty tiến hành lập Kế hoạch Bảo trì, trình các cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, các nội dung công việc chính bao gồm: công tác bảo dưỡng (phát dọn cỏ, bảo dưỡng thiết bị cơ khí ), sửa
chữa các hư hỏng của các công trình đầu mối, kênh mương và một phần để thực hiện những hư hỏng phát sinh (đột xuất). Ngoài ra, Công trình thủy lợi do Công ty quản lý được nhà nước bố trí nhiều nguồn kinh phí (ADB, WB, Sự nghiệp thủy lợi, PCTT, Bổ sung vốn Điều lệ…) để thực hiện sửa chữa nâng cấp công trình, qua đó phần nào đã hạn chế được những hư hỏng lớn phát sinh.
Tuy nhiên do hầu hết các công trình đều được xây dựng từ lâu, nên đã xuống cấp khá nhiều, do đó với nguồn kinh phí hạn hẹp không đáp ứng đủ nhu cầu sửa chữa nên công ty đã phải ưu tiên các hạng mục cấp bách để sửa chữa trước mà không thể thực hiện đồng bộ nên hiệu quả sửa chữa cũng chưa thể đạt được kết quả tối ưu.
b. Công tác duy tu bảo dưỡng của các tổ chức thủy lợi cơ sở
Với mô hình các tổ chức thủy lợi cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác tổ chức bộ máy, cơ bản vẫn thiếu năng lực trong việc vận hành khai thác các CTTL vừa và lớn, do đó việc duy tu bảo dưỡng công trình vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các nguồn kinh phí được cấp về các đơn vị này tổ chức trích phần kinh phí được cấp để sửa chữa
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Căn cứ Chỉ thị số 3426/CT-BNN-TCTL ngày 22/5/2020 của Bộ NN&PTNT về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác CTTL; Công văn số 3756/BNN-TCTL ngày 04/6/2020 của Bộ NN&PTNT về việc xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ CTTL. Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 5538/UBND-NNMT ngày 29/6/2020 về việc triển khai Chỉ thị số 3426/CT-BNN-TCTL ngày 22/5/2020 của Bộ NN&PTNT. Trong đó cũng đã xác định cụ thể các nội dung, công
việc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn. Đồng thời tăng cường thực hiện nghiêm pháp luật trong bảo vệ công trình, bảo vệ chất lượng nước trong các CTTL; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm phạm vi bảo vệ CTTL theo quy định của pháp luật
2.2.7.1 Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính ở địa phương
Các công trình bị vi phạm chủ yếu là các hồ chứa, kênh mương, các hình thức vi phạm nhiều nhất là đổ rác thải, nước thải sinh hoạt, một số trường hợp đào ao lấn chiếm lòng hồ, xây tường rào... Cơ quan QLNN đã tổ chức kiểm tra và phối hợp với chủ QLCT nhắc nhở và hướng dẫn người dân khắc phục các vi phạm phạm vi bảo vệ CTTL.
2.2.7.2 Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các năm qua
Năm 2018, Giám đốc Sở NN&PTNT đã ban hành QĐ số 476/QĐ-SNN ngày 26/4/2018 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, khai thác và xử lý vi phạm về xả chất thải, nước thải, phạm vi bảo vệ CTTL do Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk quản lý. Qua tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật quản lý, khai thác và xử lý vi phạm về xả chất thải, nước thải, phạm vi bảo vệ CTTL do Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk quản lý. Đoàn kiểm tra đã tổng hợp kết quả kiểm tra tại Báo cáo số 347/BC-ĐKT ngày 13/11/2018; Sở NN&PTNT xem xét, chỉ đạo xử lý tại Thông báo số 10/TB-SNN ngày 16/01/2019.
Năm 2019, Giám đốc Sở NN&PTNT đã ban hành QĐ số 936/QĐ-SNN ngày 04/7/2019 của Sở NN&PTNT về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL do UBND cấp huyện quản lý.
Qua tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL do UBND cấp huyện quản lý. Đoàn kiểm tra đã tổng hợp kết quả kiểm tra tại Báo cáo số 559/BC-ĐKT ngày 31/12/2019; Sở NN&PTNT xem xét, chỉ đạo xử lý tại Thông báo số 13/TB-SNN ngày 20/01/2020.
2.2.7.3 Tồn tại, khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
Khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính là người dân chưa ý thức và hiểu biết về hậu quả gây ra từ các hành vi vi phạm của mình, đời sống, thu nhập của người dân còn khó khăn; tỉnh có số lượng lớn các CTTL, phân bố rộng trên địa bàn toàn tỉnh; đa số các CTTL được đầu tư xây dựng đã lâu năm, được bàn giao về cho địa phương, đơn vị theo hiện trạng, chưa có đủ kinh phí để đo đạc lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kinh phí cắm mốc chỉ giới, hành lang bảo vệ CTTL; lực lượng quản lý mỏng; sự phối hợp, giữa các đơn vị QLCT và cơ quan chức năng ở địa phương chưa thật sự chặt chặt chẽ, kịp thời.
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Những kết quả đạt được
Bộ máy QLNN về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từ cấp Sở đến địa phương đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý khai thác và bảo vệ CTTL. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp tổ chức bộ máy được chú trọng.
Các hệ thống công trình được quan tâm đầu tư từ xây dựng mới cho đến sửa chữa nâng cấp, qua đó từng bước nâng cao khả năng vận hành an toàn, phòng chống và hạn chế các rủi ro do thiên tai lũ lụt và hạn hán, phục vụ