Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Để Tổ Chức Tốt Các Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt

- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao ý thức, tăng cường trách nhiệm với công tác chuyên môn của mình để nâng cao hiệu quả công tác; nắm được thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN để xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển hoạt động đồng thời có cơ chế chính sách hợp lý trong công tác quản lý.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Hàng năm, Đoàn trường xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các THPT gắn với kiểm tra phong trào, nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp bồi dưỡng cũng như thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng tại Thành Đoàn.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá bồi dưỡng.

- Lực chọn phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT.

Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động cần trả lời các câu hỏi chính như: Hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN có đạt mục tiêu không? Nội dung, chương trình có phù hợp không? Chương trình có đáp ứng được yêu cầu? ĐVTN có tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức - lối sống hay không? Công tác tổ chức ra sao? ĐVTN học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế? Hiệu quả của chương trình giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN?

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với BGH nhà trường:

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, trong đó có khía cạnh giáo dục đạo đức - lối sống cho HS.

- Giao cho bộ phận tham mưu xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN; Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

- Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT, để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.

* Đối với Bí thư Đoàn các trường THPT.

- Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi tham gia khóa bồi dưỡng giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN do Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn tổ chức.

- Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham gia đánh giá về kết quả đào tạo bồi dưỡng kiến thức về giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo Thành Đoàn cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng liên quan.

- Lãnh đạo Thành Đoàn cần xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.

- Thông báo kết quả kiểm tra đến từng cá nhân, đơn vị kịp thời.

- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của công tác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN của nhà trường trong năm học.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Cần căn cứ vào cơ sở vật chất và tài chính do nhà nước cung cấp hằng năm để đầu tư mua sắm phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên với nguồn kinh phí như hiện nay thì hầu hết các trường THPT đều gặp không ít khó khăn trong hoạt

động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN. Vì vậy cần tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục một cách có hiệu quả để tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục nói chung trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN, phải làm cho các bậc cha mẹ học sinh và các cá nhân, tổ chức chính trị xã hội có nhận thức đúng đắn về giáo dục, qua đó phát huy được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình ủng hộ, đóng góp cho hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đã đề ra.

- Ngay sau khi kết thúc năm học ban giám hiệu, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức chính trị trong nhà trường tiến hành họp để đánh giá lại tình hình sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường ở năm học trước, nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ những khó khăn của nhà trường. Trên cơ sở kết quả của năm học trước, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đề xuất, tham mưu với cấp uỷ, BGH và các tổ chức xã hội tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất nhà trường. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường phải tham mưu cho BGH những nội dung cụ thể về hệ thống CSVC thích ứng với nhu cầu hoạt động của Đoàn: Về phòng học, bàn ghế, bảng đen; Phòng thí nghiệm - thực hành; Thư viện; Tài liệu sách giáo khoa, thiết bị dạy - học.

Trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống: Bạt che nắng, sân khấu, âm thanh loa máy vv…

3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- BCH Đoàn trường phối hợp với BGH nhà trường thực hiện tốt các công việc sau: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục một cách có hiệu quả để tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục nói chung trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho HS.

- Phát huy sức mạnh nội lực trong nhà trường tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.

Về việc xây dựng cơ sở vật chất lớp học: Tổ chức cho các lực lượng học tập nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác xã hội hóa

giáo dục. Từ việc nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong cộng đồng, họ sẽ giúp hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nắm bắt được tầm quan trọng của công tác giáo dục, yêu cầu vệ sinh học đường, đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện, thông qua điều lệ trường THPT. Từ đó vận động phụ huynh học sinh tham gia hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.

Về đồ dùng dạy học: Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ giáo viên và học sinh có ý thức tự lực tự cường trong giảng dạy và học tập. Ngoài những đồ dùng các môn được cấp trong chương trình học, các giáo viên còn tự làm đồ dùng phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng từng hoạt động để phục vụ tốt cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh và hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống của nhà trường. Đoàn trường phối hợp với tổ chuyên môn phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học tới toàn thể giáo viên và học sinh nhà trường. Lấy kết quả tham gia để tính thi đua của mỗi giáo viên, chi đoàn học sinh.

Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mỗi năm nhà trường trích một phần kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng cần thiết trong lớp học, trong phòng hội đồng: Như quạt điện, điện thắp sáng, tăng âm, loa đài, từng bước đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường.

Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, huy động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

Trên cơ sở điều kiện hiện có hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch xin các cấp lãnh đạo hỗ trợ một phần kinh phí để từng bước xây dựng cơ vật chất lớp học theo kịp với quy mô phát triển. Vận dụng mức đóng góp theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố, điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức vận động đóng góp quỹ hỗ trợ hằng năm cho phù hợp.

Song song với các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp phục vụ cho việc dạy và học, cần áp dụng một số biện pháp bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có cho hiệu quả, tránh sự thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng.

+ Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức tự bảo vệ của công cho mọi người. Đối với học sinh, qua các tiết học, qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua chào cờ đầu tuần để giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ của công, đồng thời nhắc nhở kịp thời những hiện tượng chưa tốt. Hằng tuần cho học sinh tổng vệ sinh các sáng thứ hai, thứ bẩy tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

+ Thường xuyên kiểm tra, có biên bản phối hợp kiểm tra tài sản của các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn, đoàn thanh niên và có xác nhận của nhà trường. Do đó, tránh được sự thất thoát tài sản, tài sản được sử dụng lâu dài và hiệu quả.

- Xây dựng nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường học: Nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất nhà trường là tiêu chí cần thiết để mọi người thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng cơ sở vật chất trường học.

Ban giám hiệu dự thảo nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho nhà trường. Dự thảo được đưa ra bàn bạc trong hội đồng giáo dục nhà trường thông qua cuộc họp hội đồng. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, sau đó xây dựng thành nội quy hoàn chỉnh.

- Giao quyền tự chủ, tự bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất:

Trên cơ sở đã xây dựng được nội quy bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường học. Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp giao quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm về hệ thống CSVC lĩnh vực mình phụ trách cho các lực lượng tham gia làm công tác GD, đặc biệt là BCH Đoàn trường.

Đối với giáo viên và học sinh: Có trách nhiện sử dụng và bảo quản toàn bộ cơ sở vật chất lớp học, trang thiết bị dạy học. Giữa giáo viên chủ nhiệm và bảo vệ kí kết giao nhận cơ sở vật chất, mọi hỏng hóc, mất mát trong giờ học giáo viên và học sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học sinh có trách nhiệm vệ sinh trong toàn khu lớp học của mình.

Đối với các tổ chức Đoàn, Công đoàn: Có trách nhiệm sử dụng và bảo quản các trang thiết bị được nhà trường giao để phục vụ tổ chức các hoạt động

trong năm. Có trách nhiệm tham mưu cho nhà trường trong việc mua sắm bổ sung trang thiết bị hằng năm đáp ứng với yêu cầu của hoạt động và thực tiễn công tác của tổ chức.

Đối với bảo vệ: Ngoài giờ học, bảo vệ có trách nhiệm trông coi toàn bộ tài sản lớp học, tài sản nhà trường, phát hiện những hỏng hóc có thể gây ảnh hưởng đến công tác dạy và học để sửa chữa khắc phục kịp thời.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Có trách nhiệm củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng với mục tiêu phát triển GD trong thời kì mới.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường phải thống nhất được kế hoạch tổng thể việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất chung cho nhà trường trong năm học, trong đó có những nội dung phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, PHHS, ĐVTN và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện cần có chủ trương, chính sách hỗ trợ các trường trong công tác xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác GD nói chung, giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN của nhà trường nói riêng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên là các biện pháp cơ bản nhất được đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên. Mỗi biện pháp là một cách thức tổ chức cụ thể nhằm đạt tới một mục đích cụ thể. Biện pháp này có thể là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại, giữa chúng có sự bổ sung, đan xen cho nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng thực hiện mục tiêu chung là GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

Cả 6 biện pháp nêu trên đều có những vị trí và vai trò nhất định trong quá trình giáo dục đạo đức - lối sống cho HS THPT. Cụ thể, biện pháp 1 đóng vai trò

là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2,3,4 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 5,6 là các biện pháp hỗ trợ, bổ sung.

Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trên trong nhà trường. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Các biện pháp quản lý nêu trên có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình tổ chức. Nếu nhà quản lý vận dụng tốt thì tác động của các biện pháp sẽ là tích cực, nếu thực hiện không tốt tác động sẽ là tiêu cực.

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích

Xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất, phân tích đánh giá kết quả đó, rút ra những bài học trong công tác quản lý hoạt động GD đạo đức - lối sống và những kết luận khoa học. Từ đó tiếp tục vận dụng sáng tạo vào quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên nhằm mục đích ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lí, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học của các trường THPT.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên.

Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.

Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 30 CBQL của Thành đoàn và những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT.

Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT


TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Giá trị TB


Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Giá trị TB


Thứ bậc

+3

+2

+1


X

+3

+2

+1


X


1

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, ĐVTN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các

trường THPT.


27


3


0


2,90


2


22


8


0


2,73


3


2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đội ngũ CBQL, GV và

cán bộ Đoàn trường THPT


28


2


0


2,93


1


27


3


0


2,90


1


3

Chỉ đạo xây dựng tập thể chi

đoàn thanh niên tự quản ở trường THPT


26


4


0


2,87


3


24


6


0


2,80


2


4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho

ĐVTN ở các trường THPT


24


6


0


2,80


5


21


9


0


2,70


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 13

TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Giá trị TB


Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Giá trị TB


Thứ bậc

+3

+2

+1


X

+3

+2

+1


X


5

Tăng cường phối hợp các lực lượng GD và phát huy vai trò của Đoàn trong hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở

các trường THPT


22


8


0


2,73


4


20


10


0


2,67


5


6

Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống

cho ĐVTN ở các trường THPT


20


10


0


2,67


7


18


12


0


2,60


7


7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường

THPT


21


9


0


2,70


6


19


11


0


2,63


6



Trung bình ( X )




2,82





2,74


Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí