Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

- lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp triển khai hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở trường THPT.

- Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, giảm bớt sự nhàm chán cho hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT.

- Giúp ĐVTN tin tưởng, tự nguyện và chủ động tìm đến các thầy cô giáo, để nhờ giải quyết các khó khăn trong cuộc sống của các em.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Nội dung giáo dục đạo đức cho ĐVTN có thể được lồng ghép linh hoạt vào rất nhiều hoạt động trong nhà trường, cả về hoạt động dạy và học cũng như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong hoạt động dạy và học tại trường THPT, có rất nhiều môn học, nhiều nội dung bài học có thể lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh như môn văn học, môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn lịch sử…

Bên cạnh đó, về phía hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có rất nhiều nội dung, những chủ đề chủ điểm phù hợp với giáo dục đạo đức cho HS và có rất nhiều hình thức tổ chức phong phú đa dạng như: tổ chức hội thi, thành lập câu lạc bộ, tổ chức tọa đàm, tổ chức dã ngoại thực tế…

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Chi đoàn, Đoàn cơ sở, gắn sinh hoạt, hoạt động của Đoàn với việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Tập trung đổi mới phương pháp chỉ đạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống tổ chức Đoàn. Tiếp tục đổi mới phương thức phát động, triển khai và giám sát các phong trào thi đua của Đoàn.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 12

* Đối với CBQL ở trường THPT:

- Đối với BGH nhà trường: Chỉ đạo đổi mới tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, trong đó có khía cạnh giáo dục đạo đức - lối sống cho HS.

- Đối với Bí thư Đoàn trường: Triển khai thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức

- lối sống cho học sinh ở trường THPT đảm bảo các yêu cầu:

+ Các nội dung hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN phải phong phú, đa dạng nhằm thu hút, hấp dẫn ĐVTN tham gia tích cực, chủ động tìm tới các thầy cô giáo xin giúp đỡ.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các hình thức GD đạo đức - lối sống theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung giáo dục đạo đức - lối sống đã đề ra.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.

+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

+ Tập huấn cho CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường về cách sử dụng dụng từng phương pháp, từng hình thức tổ chức; xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức - lối sống ở trường THPT theo hướng đổi mới.

+ Bí thư Đoàn trường triển khai thực hiện thông tin tới Chi đoàn các nội dung thông qua trang Website, hệ thống tin nhắn điện tử, thành lập các tổ trợ giúp dùng trang mạng như: Facebook, zalo… nhằm kịp thời năm bắt thông tin từ phía đoàn viên, học sinh về các vấn đề liên quan tới đoàn viên, học sinh, giáo viên, phụ huynh… Động viên, khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng, cập nhật, chia sẻ với học sinh khi cần được trợ giúp thông qua mạng xã hội. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các nội dung các em học sinh cần chia sẻ, trợ giúp cho phù hợp… Đặc biệt cần giáo dục học sinh biết kiềm chế cảm xúc tránh gây xung đột với bạn bè, biết cách chia sẻ tâm tư…

+ Bí thư Đoàn trường thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh ở nhà trường để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung mang tính thời sự, cấp thiết với ĐVTN.

+ Tổ chức các hoạt động “Tháng Thanh niên” hằng năm tập trung vào công tác xây dựng Chi đoàn cơ sở, xây dựng văn hoá học đường, văn minh công sở và môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

+ Tổ chức các chương trình mít tinh kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, quê hương. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục và huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

+ Tổ chức thăm quan học tập, dã ngoại cho ĐVTN tại các điểm di tích lịch sử, bảo tàng, các làng nghề truyền thống của địa phương.

+ Tổ chức cho ĐVTN tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Tết vì người nghèo”... qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.

+ Tổ chức cho ĐVTN tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ, trồng cây xung quanh khuôn viên của nhà trường. Qua đó giáo dục những giá trị truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xác định được trách nhiệm học tập rèn luyện, xác định được trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tổ chức cho ĐVTN ký cam kết thực hiện.

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, đất nước, Bác Hồ... tạo thành sân chơi rộng rãi, bổ ích với sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường.

* Đối với ĐVTN:

- Tích cực tham gia các chương trình mít tinh kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, quê hương.

- Tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ, trồng cây xung quanh khuôn viên của nhà trường.

- Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, đất nước, Bác Hồ.

- Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Tết vì người nghèo”...

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để những hoạt động trên đạt hiệu quả, các cán bộ quản lý cần tìm hiểu, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Đoàn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của nhà trường, tâm lý, nguyện vọng của ĐVTN và căn cứ vào các ngày lễ hội truyền thống để lựa chọn loại hình hoạt động thích hợp, chọn các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức phối hợp giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

Căn cứ kế hoạch chỉ đạo của Cấp uỷ, chi bộ, BGH nhà trường. Đoàn trường xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả nội dung các hoạt động trên, tạo chuyển biến tích cực rõ rệt trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện chương trình hoạt động phải thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động, kịp thời làm công tác khen thưởng, động viên, kiểm điểm rút ra bài học kinh nghiệm.

3.2.5. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục và phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Cán bộ quản lý, GVCN, giáo viên bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh của nhà trường, gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác (cộng đồng nơi cư trú

của học sinh, cơ quan cha mẹ học sinh, các cơ quan hành pháp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể ở địa phương…) nhằm lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

- Tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN thông qua các hoạt động phong trào của Đoàn trường như: tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động sân khấu hóa, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động tình nguyện, dã ngoại…

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- BGH nhà trường chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GD, tăng cường tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho HS.

- Bí thư Đoàn trường phối hợp chỉ đạo việc triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống đạt được hiệu quả cao nhất.

- Tăng cường vai trò của Đoàn trong hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT

3.2.5.3 Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với CBQL nhà trường:

- BCH Đoàn trường phối hợp với BGH nhà trường thực hiện tốt các công việc sau: Chỉ đạo các lực lượng giáo dục chủ động lập kế hoạch giáo dục đạo đức

- lối sống cho HS và hướng dẫn GV nghiên cứu nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp GD đạo đức - lối sống cho HS thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục, lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác trong GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN, tận dụng thế mạnh của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

- Phối hợp các lực lượng xã hội ở địa phương nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, biến quá trình giáo dục ĐVTN thành nhiệm vụ của toàn dân. Các lực lượng xã hội bao gồm: các cơ quan hành pháp quản lý xã hội, các đoàn thể chính trị, các tổ chức, đơn vị kinh tế, các cơ quan chức năng xã hội khác.

- Phối hợp làm tốt công tác khuyến học, hoà giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong ĐVTN.

- Phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng, làm điểm tựa cho việc vận động toàn dân tham gia giáo dục.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế sản xuất, thu nhận học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

* Đối với GV chủ nhiệm:

- Thông báo cho gia đình học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của ĐVTN theo định kỳ.

- Liên hệ và tổ chức gặp gỡ, trao đổi với gia đình ĐVTN khi ĐVTN có thành tích hoặc vi phạm đặc biệt trong học tập và rèn luyện.

- Cùng gia đình ĐVTN phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc quản lý, giáo dục ĐVTN.

- Phối hợp với hội cha mẹ học sinh trong tuyên truyền, phổ biến kiến thức về xã hội, về phương pháp giáo dục trẻ và động viên, khuyến khích họ trong việc chăm sóc con cái về vật chất, tinh thần cũng như quan tâm làm tốt hoạt động khuyến học cho con em cán bộ, công nhân viên.

- Phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh để nắm tình hình của học sinh, động viên khuyến khích ĐVTN và góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử văn hoá địa phương...

- Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động GD đạo đức - lối sống, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục GD đạo đức - lối sống.

- Phối hợp với công an để bàn biện pháp phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các gia đình ĐVTN trong GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

- Phối hợp với tổ chuyên môn, GVCN tổ chức các hoạt động GD đạo đức - lối sống và đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ của học sinh.

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hoá nghệ thuật mang tính giáo dục.

- Tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các chuẩn mực ĐĐ, quy tắc, ứng xử có văn hóa, thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động tập thể...cho ĐVTN.

-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho ĐVTN, học sinh như: Tuyên truyền về truyền thống dân tộc, quê hương đất nước, tuyên truyền bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền về các tấm gương tiêu biểu của nhà trường...

- Tích cực tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên, học sinh thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” bằng những việc làm thiết thực và từ những việc làm nhỏ nhất là thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của người học sinh, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh...

- Phối hợp với ban nữ công nhà trường để giáo dục nữ sinh chậm tiến.

- Phối hợp với hội cha mẹ học sinh gây quỹ khuyến học.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trường để tổ chức các hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN và đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ của ĐVTN.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch liên kết với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác để GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

* Về phía gia đình học sinh:

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường thông qua con em và GVCN của con em mình.

- Chủ động cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về những biểu hiện vi phạm đạo đức của con em tại gia đình cho nhà trường để phối hợp giáo dục, không bao che khuyết điểm của con em mình.

- Dành thời gian và các điều kiện cần thiết cho con em tham gia học tập, rèn luyện cũng như cho chính mình trong việc quan tâm giáo dục con em.

* Tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trước pháp luật và bồi dưỡng lí tưởng XHCN, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho ĐVTN; tổ chức mọi hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đoàn có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp thanh niên, chăm lo, xây dựng Đoàn, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền; Tham gia lao động, công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho ĐVTN; Cần tăng cường vai trò của Đoàn trong công tác GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu và Ban chấp hành Đoàn trường cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN nói riêng.

- Phụ huynh học sinh và các tổ chức Đoàn thể xã hội cùng với chính quyền địa phương cần nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường cùng GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống của ĐVTN nhằm đưa ra những hành động phù hợp để phát huy những mặt tích cực, đồng thời phát hiện các sai lệch, thiếu sót để uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục giúp hoạt động đạt tới mục tiêu.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 26/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí