Nhận xét:
* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi:
Qua kết quả tổng hợp, nhìn vào hai cột giá trị trung bình thấy ngay các ý kiến đánh giá là phù hợp và tương đối thống nhất với nhau thể hiện ở điểm trung bình của mức độ cần thiết X = 2,82 và điểm trung bình của mức độ khả thi là X = 2,74. Trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và
ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết
còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.
Kết luận chương 3
Trong chương này, luận văn đã lý giải và xác định các nguyên tắc có tính chỉ đạo trong việc xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này, đặc biệt dựa trên những tồn tại, yếu kém của hoạt động tư giáo dục đạo đức - lối sống và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý.
Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý ở Thành đoàn, cán bộ Đoàn trường, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THPT có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho thấy: 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển tại địa phương. Việc thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên.
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đội Ngũ Cbql, Gv Và Cán Bộ Đoàn Trường Thpt.
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Để Tổ Chức Tốt Các Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức - Lối Sống Cho Đvtn Ở Các Trường Thpt
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 15
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Tuy vậy, các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên đang là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách. ĐVTN ở các trường THPT là những người có tuổi đời còn rất trẻ, họ sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao và là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên trong xu thế chung của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, ĐVTN ở các trường THPT đang bị tác động mạnh theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực về mặt lối sống, tình cảm, đạo đức. Để khắc phục những mặt trái đồng thời xây dựng những thang giá trị đạo đức đúng đắn, nhằm định hướng, giúp học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để hình thành nhân cách là việc làm thường xuyên hiện nay. Công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, thành tích đó là kết quả của sự nỗ lực, quan tâm chỉ đạo của các cấp, chính quyền, sở giáo dục và đào tạo. Là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đa số các em ĐVTN ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên đều là con ngoan, trò giỏi, có ý chí và nghị lực, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, sống có hoài bão, lý tưởng, có lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc. Biết đồng cảm thương yêu lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo. Bên cạnh thành tựu đạt được về chất lượng giáo dục thì một bộ phận học sinh hiện nay có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, không chú ý học tập để trau dồi kiến thức sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Để khắc phục được thực trạng đó cần thực hiện các giải pháp sau: Một là: Tổ chức các hoạt động Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong giáo dục đạo đức cho ĐVTN ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên hiện nay. Hai là: Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục đạo đức cho ĐVTN ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên cho phù hợp với mục đích giáo dục. Ba là: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng bộ ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên hiện nay. Mỗi giải pháp đều có vị trí nhất định trong giáo dục đạo đức cho ĐVTN ở các trường THPT, chúng tác
động hỗ trợ nhau, thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với việc giáo dục đạo đức cho ĐVTN ở các trường THPT ở Thành phố Thái Nguyên hiện nay. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là ở các trường THPT có làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN hay không. Điều quan trọng là cần coi công tác giáo dục đạo đức luôn luôn và mãi mãi là công tác trọng tâm của các nhà trường. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng, trường học cũng như toàn xã hội, Thành phố Thái Nguyên sẽ thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”, đào tạo được những con người phát triển toàn diện cả về đạo đức và trí tuệ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Một số kiến nghị
* Đối với Tỉnh Đoàn Thái Nguyên
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động phong trào cho ĐVTN, tạo các sân chơi mới, đa dạng, phong phú đối với đoàn viên, thanh niên học sinh, qua đó để GD tính tập thể, tính hợp tác và GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đánh giá một cách khách quan, thường xuyên và liên tục đối với các hoạt động Đoàn trường học.
- Tiếp tục mở các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động Đoàn cho cán bộ Đoàn các cấp, đặc biệt là cán bộ Đoàn trường học.
* Đối với Thành Đoàn Thái Nguyên
- Tiếp tục triển khai, cụ thể hóa các chương trình phối hợp với các ngành, tổ chức kinh tế - xã hội trên cơ sở đó tham mưu để ký kết quy chế phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và nhà trường để tạo cơ chế, nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào TTN. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp, các nghị quyết liên tịch với chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và ký kết các nội dung phối hợp mới trong thời gian tới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào cho đoàn viên, thanh niên, tạo các sân chơi mới, đa dạng, phong phú đối với đoàn viên, thanh niên học sinh, qua đó để GD tính tập thể, tính hợp tác và GDĐĐ cho HS- ĐVTN;
- Động viên, khuyến khích đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao, nhân đạo, từ thiện;
* Đối với Đoàn các trường THPT
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường; xác định rõ nhiệm vụ của từng thành viên;
- Yêu cầu mọi thành viên trong trường tham gia vào hoạt động GD đạo đức
- lối sống cho ĐVTN;
- Coi kết quả QL hoạt động GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN là một nội dung đánh giá đối với CBGVNV trong trường;
- Có chế độ cụ thể cho cán bộ, giáo viên QL hoạt động GD đạo đức - lối sống của ĐVTN ở ngoài nhà trường bằng việc tính giờ (Ví dụ: tính giờ cho các giáo viên được phân công nhiệm vụ phối hợp với gia đình và xã hội trong việc GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở ngoài nhà trường tại các địa bàn);
- Xây dựng quy chế khen thưởng những người làm tốt hoạt động này theo các đợt thi đua và định kỳ hàng năm trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Ngoài ra, căn cứ vào thành tích, có thể đề nghị các cấp trên khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia;
- Tăng cường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội và đội ngũ CBGVNV về ý nghĩa của việc tổ chức phối hợp GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN, giúp cho họ thấy được trách nhiệm cụ thể của mình trong từng nhiệm vụ của việc tổ chức phối hợp, đặc biệt giúp họ nắm được nội dung và biện pháp tổ chức phối hợp trong việc giáo dục ĐVTN.
- Tăng cường công tác quản lý đoàn viên (về tổ chức, tư tưởng, công tác và sinh hoạt), tham gia tích cực vào hoạt động QL GD đạo đức - lối sống của nhà trường;
- Động viên, khuyến khích đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao, nhân đạo, từ thiện;
- Chỉ đạo các chi đoàn HS tổ chức các buổi sinh hoạt chi đoàn, trong đó có lồng ghép nội dung GD đạo đức - lối sống, tạo dư luận tập thể về gương sáng các
trò giỏi, con ngoan và phê phán, không đồng tình với các ĐVTN có hành vi vi phạm chuẩn mực và quy tắc ĐĐ...
* Đối với chính quyền, đoàn thể ở địa phương
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh trong toàn xã hội;
- Phối hợp với nhà trường tạo ra phong trào xã hội hoá giáo dục;
- Cần tạo ra dư luận xã hội để lên án và ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hoàng Anh (năm 2011), Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức - lối sống cho sinh viên các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục.
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Phạm Khắc Chương (2010), Đạo đức học: Dùng cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.
8. Nguyễn Thị Kim Dung (2015), Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lao động Xã hội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
10. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam
11. Phạm Minh Hạc (2001, chủ biên), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phương pháp luận nghiên cứu con người, Tập 2. Hồ Chí Minh từ đạo đức truyền thống đến đạo đức cách mạng, NXB Khoa học Xã hội.