3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nhằm xác định tính hợp lý, cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 80 đối tượng là CBQL, giáo viên trong nhà trường. Mỗi Biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ:
- Tính cấp thiết: Rất cấp thiết; Cấp thiết; Không cấp thiết
- Tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2 và 3.3 sau đây:
Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý
Tên biện pháp | Tính cấp thiết | |||
Rất cấp thiết (%) | Cấp thiết (%) | Không cấp thiết (%) | ||
1 | Biện pháp 1 | 91.0 | 9.0 | 0 |
2 | Biện pháp 2 | 100.0 | 0 | 0 |
3 | Biện pháp 3 | 81.0 | 19.0 | 0 |
4 | Biện pháp 4 | 83.0 | 12.0 | 5.0 |
5 | Biện pháp 5 | 89.0 | 11.0 | 0 |
6 | Biện pháp 6 | 80.0 | 20.0 | 0 |
7 | Biện pháp 7 | 100.0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Đổi Mới Sinh Hoạt Tcm Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học, Chuyên Đề Dạy Học Nhằm Phát Huy Năng Lực Học Sinh
- Tổ Chức Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên Và Học Tập Của Học Sinh Theo Hướng Phát Huy Năng Lực Người Học
- Tăng Cường Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Cho Giáo Viên Nhà Trường
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Công Văn Số 4099/bgdđt-Gdtrh Về Hướng Dẫn Thực Hiện Nhiệm Vụ Giáo Dục Trung Học 2014-2015, Hà Nội.
- Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 17
- Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 18
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Từ kết quả số liệu trong bảng 3.2 cho thấy 7 biện pháp đều rất cần thiết với công tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo vi n nhà trường có 91.0 % ý kiến cho rằng rất cần thiết, 9.0 % cần thiết.
Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, ồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên có tỉ lệ tuyệt đối, nhận được 100% ý kiến đánh giá rất cần thiết, đa số CBQL, giáo viên nhà trường coi đây là biện pháp trước mắt và lâu dài cần phải thực hiện thường xuyên trong công tác dạy học phát triển năng lực của học sinh nhà trường bởi lẽ nếu không có đội ngũ sư phạm giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ sẽ không thể hoàn thành mục tiêu dạy học.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng nghi n cứu ài
học, chuy n đề dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh nhận được 81.0% ý kiến đánh giá rất cần thiết và 19.0% đánh giá cần thiết của CBQL và giáo viên, điều đó cho thấy TCM là đơn vị mà nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa.
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo vi n và học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh có 83.0% ý kiến đánh giá rất cần thiết; 12.0% cần thiết và 5.0% ít cần thiết do biện pháp này trong một số năm gần đây được nhà trường triển khai và áp dụng khá hiệu quả.
Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới PPDH t ch cực nhằm phát huy năng lực học sinh có 89.0% ý kiến đánh giá rất cần thiết; 11.0% ý kiến đánh giá cần thiết.
Biện pháp 6: Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh có 80.0% ý kiến giáo viên đánh giá rất cần thiết và 20.0% đánh giá cần thiết cho thấy đây là biện pháp rất cần được quan tâm đầu tư của nhà trường.
Biện pháp 7: Tăng cường Ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo vi n nhà trường có 100% giáo viên cho ý kiến rất cần thiết. Nguyên nhân lớn dẫn đến vì FPT là tập đoàn công nghệ, ngay khâu tuyển chọn giáo viên đã có sự chọn lọc theo thiên hướng thế mạnh của nhà trường.
Bảng 3.3. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý
Tên biện pháp | Tính khả thi | |||
Rất khả thi % | Khả thi % | Không khả thi % | ||
1 | Biện pháp 1 | 100 | 0 | 0 |
2 | Biện pháp 2 | 98.0 | 2.0 | 0 |
3 | Biện pháp 3 | 92.0 | 8.0 | 0 |
4 | Biện pháp 4 | 81.0 | 19.0 | 0 |
5 | Biện pháp 5 | 87.0 | 11.0 | 0 |
6 | Biện pháp 6 | 88.0 | 12.0 | 0 |
7 | Biện pháp 7 | 100 | 0 | 0 |
Về tính khả thi của các biện pháp: Qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm, chúng tôi thu nhận được kết quả rất khả quan như bảng tổng hợp nêu trên. Các ý kiến đều cho rằng 7 biện pháp được đề xuất đều có tính khả thi cao.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo vi n nhà trường nhận được 100% ý kiến cho rằng rất khả thi. Trong điều kiện hiện nay của nhà trường có đủ nguồn lực về con người, cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, ồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên có 98.0% ý kiến cho rằng rất khả thi, điều đó cho thấy đây vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là biện pháp có thể thực hiện được với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm hoàn toàn có thể tiếp thu nhanh nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng nghi n cứu ài học, chuy n đề dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh có t nh rất khả thi chiếm 92.0%.
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo vi n và học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh với 81.0% ý kiến đánh giá rất khả thi điều này giúp chúng ta cần phải xem xét một cách nghiêm túc về phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh trong nhà trường hiện nay.
Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới PPDH t ch cực nhằm phát huy năng lực học sinh có 87.0% ý kiến đánh giá rất khả thi. Trong bối cảnh nhà trường hiện nay, đổi mới PPDH được thực hiện thường xuyên, định kỳ, song cần lưu ý đến tính mới của hoạt động cũng như thu hút hơn sự tích cực đổi mới của giáo viên.
Biện pháp 6: Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh với 88.0% ý kiến giáo viên đánh giá rất khả thi. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện thành công biện pháp này nếu chúng ta xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh theo từng môn học và có sự đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá
Biện pháp 7: Tăng cường Ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo vi n nhà trường có 100% ý kiến đánh giá rất khả thi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý HĐDH ở trường, CBQL và giáo viên, học sinh nhà trường còn gặp những khó khăn nhất định.
Ngoài ra, cần tăng cường khâu kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong
nhà trường. Việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn sao cho có hiệu quả cùng phát triển, cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục để làm tốt công tác giáo dục.Trên thực tế đặc điểm trường THPT FPT, nếu áp dụng các biện pháp trên sẽ khắc phục triệt để những mặt hạn chế, và phát triển chất lượng nhà trường, xứng đáng với nhiệm vụ và trọng trách trong “sự nghiệp trồng người”.
Bảng 3.4. Tổng hợp mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
Mức độ cấp thiết | Thứ bậc | Mức độ khả thi | Thứ bậc | |
1 | Biện pháp 1 | 2 | Biện pháp 1 | 1 |
2 | Biện pháp 2 | 1 | Biện pháp 2 | 2 |
3 | Biện pháp 3 | 5 | Biện pháp 3 | 3 |
4 | Biện pháp 4 | 4 | Biện pháp 4 | 6 |
5 | Biện pháp 5 | 3 | Biện pháp 5 | 5 |
6 | Biện pháp 6 | 6 | Biện pháp 6 | 4 |
7 | Biện pháp 7 | 1 | Biện pháp 7 | 1 |
Như vậy:
Đa số các CBQL, giáo viên tham gia trưng cầu ý kiến đều tán thành với những biện pháp quản lý HĐDH dựa trên phương hướng phát triển năng lực học sinh và cho rằng những biện pháp này là cấp thiết và hoàn toàn khả thi. Trong đó biện pháp 2 và biện pháp 7 nhận được 100% ý kiến cho là rất cấp thiết so với chỉ 81% của biện pháp 4. Về tính khả thi thì việc tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên nhà trường được toàn bộ 100% ý kiến đánh giá rất khả thi do đặc thù trường được thành lập bởi một tập đoàn công nghệ lớn, có đẩy đủ nhân lực và cơ sở vật chất cho việc ứng dụng hay bồi dưỡng đội ngũ giáo viên áp dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
Khi các biện pháp trên được tiến hành đồng bộ và mang tính hệ thống thì sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong công tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó góp phần vào việc cải thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
Tiểu kết chương 3
Tác giả luận văn sau khi nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng đồng thời phân tích các kếu quả thu được từ quá trình điều tra thực tế tại Trường THPH FPT, Hà Nội đã đưa ra đề xuất về 7 biện pháp giúp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng.
Những nguyên tắc thống nhất về tính pháp lý, tính hệ thống, thực tiễn và kế thừa, toàn diện và đồng bộ là căn cứ lựa chọn các biện pháp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, mỗi biện phát đều đóng vai trò quan trọng và sở hữu những thế mạnh riêng biệt. Tất cả các biện pháp có mối tương quan mật thiết, tác động qua lại và đóng góp vào sự phát triển của nhau. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá cao. Thông qua quá trình thử nghiệm, kết quả chỉ ra rằng các biện pháp được đề xuất thực hiện ở luận văn có tính cấp thiết và khả thi cao. Chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ được nâng cao nếu các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, bên cạnh cũng cũng góp phần hoàn thành mục tiêu dạy học toàn diện theo tinh thần đổi mới giáo dục ở giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nội dung về quản lý và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT và hệ thống các khái niệm liên quan đã được luận văn tập trung phân tích và đánh giá. Nhiệm vụ lý luận đặt ra được giải quyết dưới học nhìn của một nhà quản lý trong nội dung chương 1 đã trình bày. Chương 1 cũng đã nhấn mạnh và làm nổi bật bản chất của HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Điều này làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về quản lý HĐDH trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Có những nhìn nhận khách quan về các thành tựu đạt được trong công tác quản lý hoạt động dạy học đồng thời phân tích và phát hiện nguyên nhân về những yếu điểm còn tồn đọng dựa trên kết quả khảo sát về thực trạng trong công tác quản lý HĐDH trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt HĐDH ở Trường THPT FPT Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra, khảo sát thực trạng và hoạt động thực tiễn sau đây:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên nhà trường
Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng dạy học phát triển năng lực học sinh cho giáo viên
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học, chuyên đề dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh.
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới PPDH tích cực nhằm phát huy năng lực học sinh.
Biện pháp 6: Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên nhà trường.
Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, việc đầu tiên người quản lý cần làm là thực hiện các biện pháp giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức và trình độ giảng dạy, đồng thời thiết lập và tiến hành triển khai phương án, kế hoạch hoạt động một cách khoa học, hợp lý, vận dụng tốt các chức năng quản lý, từ đó có thể tạo ra động lực khích lệ cán bộ giáo viên cống hiến cho sự nghiệp trồng người nhằm mục đích thúc đẩy bồi dưỡng năng lực học sinh. Tính khả thi và sự bức thiết của các biện pháp được khẳng định qua kết quả này.
Đến đây, có thể khẳng định rằng luận văn đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn thành mục đích nghiên cứu, từ đó giả thuyết khoa học đặt ra trước đó đã bước đầu được chứng minh.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với tổ chức giáo dục FPT
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý của nhà trường nói riêng và các đơn vị khác trong tổ chức nói chung để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất phù hợp với xu thể phát triển giáo dục của thế giới. Có chính sách cho cán bộ quản lý đi học tập, học hỏi ở các nước có nền giáo dục phổ thông tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Nội dung chương trình của FPT cần được thiết kế dựa trên khung chương trình của bộ giáo dục đề ra để phù hợp với mục tiêu, vừa có thể đảm bảo tính tinh giản, cơ bản, hiện đại, thực tiễn nhưng cũng không quá đặt nặng về mặt lý thuyết. Bên cạnh đó cũng cần trang bị cho giáo viên và học sinh cơ sở vật chất đầy đủ, cập nhật CNTT với phần mềm hỗ trợ cần thiết để phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy và học trong nhà trường.
2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo
Mặc dù, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính về lãnh đạo, quản lý nhà trường, góp phần quyết định chất lượng dạy và học của nhà trường. Song để thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trở thành người công dân có ích cho xã hội, người lao động tương lai cho đất nước nhất định phải có sự tham gia vào hoạt động quản lý giáo dục của các lực lượng xã hội của địa phương mà
trước hết là cấp uỷ, UBND các cấp rồi đến các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị, xã hội khác.
- Để việc quản lý, đánh giá trình độ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường được dựa trên các căn cứ chuẩn, cần nghiên cứu, phân tích và đưa ra các tiêu chí đánh giá một cách khoa học, chính xác.
- Các trường, các cơ sở quản lý giáo dục cần được các ban ngành có thẩm quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động. Lấy phương châm nghiên cứu khoa học hỗ trợ trực tiếp cho giáo dục làm kim chỉ nam và dành mối quan tâm lớn cho công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục, Việt Nam dần thực hiện tốt các mục tiêu đề ra và đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục.
2.3. Đồi với Trường trung học phổ thông FPT Hà Nội
- Nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp quản lý HĐDH mà luận văn đề xuất nhằm tổ chức quản lý có hiệu quả HĐDH của nhà trường. Tạo điều kiện hỗ trợ cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH, các chuyên đề hội thảo, các hội thi, hội giảng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ GV cần được quan tâm, chăm lo sát sao, để từ đó hình thành nên môi trường sư phạm đoàn kết, an toàn, lành mạnh giúp GV yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Có chế độ đãi ngộ và thu hút tài năng, chính sách động viên, khuyến khích GV tham gia học tập và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, GV thành tích cao trong các phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
- Huy động sự hỗ trợ ở mức tối đa của các nguồn lực có sẵn để tạo ra những động lực góp phần thúc đẩy người dạy và người học. Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện cần thiết trong quá trình dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
2.4. Đối với đội ngũ giáo viên
- Toàn thể giáo viên cần tham gia tích cực các buổi tập huấn do tổ chức giáo dục FPT, hay sở giáo dục Hà Nội tổ chức
- Luôn luôn đề cao tinh thần học hỏi, tự tìm kiếm tri thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bắt kịp với xu thế giáo dục của thế giới