Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡngnăng Lực Dạy Học Cho Giáo Viêncác Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương Theo

như không có việc thu thập thông tin phản hồi về chất lượng hiệu quả của việc bồi dưỡng từ các giáo viên được tham gia bồi dưỡng, nếu có vẫn còn tình trạng đánh giá qua loa, phiến diện; chưa có lực lượng theo dõi kiểm tra và đánh giá. Việc đánh giá còn nặng nề về hình thức, nể nang nên chưa bám sát các minh chứng đặc biệt là nguồn minh chứng từ HS. Kết quả đánh giá chưa thật sát với năng lực thực tế của giáo viên, chưa được sử dụng làm căn cứ để bồi dưỡng, động viên khen thưởng.

2.3.5.Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho giáo viêncác trường trung học phổ thông huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo nội dung

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện bình giang theo nội dung chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 55 GV thuộc các tổ chuyên môn và 12 CBQL, kết quả như sau: (Rất hiệu quả

=5 điểm, Khá hiệu quả= 4 điểm, Hiệu quả = 3 điểm, Ít hiệu quả = 2 điểm, Không hiệu quả = 1 điểm)

Bảng 2.25. Đánh giá của tổ chuyên môn về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung (Phụ lục 4)‌‌

(Khảo sát đối với 55 GV)



stt

Thực trạng bồi dưỡng năng lực

Mức độ hiệu quả


X


Thứ bậc

Rất hiệu

quả

Khá hiệu

quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quản lý mục

tiêu bồi dưỡng

21

38,18

18

32,73

12

21,82

2

3,64

2

3,64

3,98

1

2

Quản lý nội

dung bồi dưỡng

15

27,27

11

20

16

29,09

11

20

2

3,64

3,47

2

3

Quản lý phương

pháp bồi dưỡng

18

32,73

9

16,36

11

20

14

25,45

3

5,45

3,45

3

4

Quản lý hình

thức bồi dưỡng

9

16,36

7

12,73

13

23,64

19

34,55

7

12,73

2,85

5

5

Quản lý kiểm

tra đánh giá

19

34,55

8

14,55

12

21,82

10

18,18

6

10,91

3,44

4



X TB= 3,44


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 12

Đánh giá của tổ chuyên môn:

Nội dung 1 “Quản lý mục tiêu bồi dưỡng: Rất hiệu quả 38,18% (số lượng người 21), Khá hiệu quả 32,73% (số lượng người 18), Hiệu quả 21,82% (số lượng người 12), Ít hiệu quả 3,64% (số lượng người 2), Không hiệu quả 3,64% (số lượng

người 2) với X = 3,98 (xếp thứ 1)”

Nội dung 2 “Quản lý nội dung bồi dưỡng: Rất hiệu quả 27,27% (số lượng người 15), Khá hiệu quả 20% (số lượng người 11), Hiệu quả 29,09% (số lượng người 16), Ít hiệu quả 20% (số lượng người 11), Không hiệu quả 3,64% (số lượng người 2)

với X = 3,47 (xếp thứ 2)”

Nội dung 3 “Quản lý phương pháp bồi dưỡng: Rất hiệu quả 32,73% (số lượng người 18), Khá hiệu quả 16,36% (số lượng người 9), Hiệu quả 20% (số lượng người 11), Ít hiệu quả 25,45% (số lượng người 14), Không hiệu quả 5,45% (số lượng người

3) với X = 3,45 (xếp thứ 3)”

Nội dung 4 “Quản lý hình thức bồi dưỡng: Rất hiệu quả 16,36% (số lượng người 9), Khá hiệu quả 12,73% (số lượng người 7), Hiệu quả 23,64% (số lượng người 13), Ít hiệu quả 34,55% (số lượng người 19), Không hiệu quả 12,73% (số

lượng người 7) với X = 2,85 (xếp thứ 5)”

Nội dung 5 “Quản lý kiểm tra đánh giá: Rất hiệu quả 34,55% (số lượng người 19), Khá hiệu quả 14,55% (số lượng người 8), Hiệu quả 21,82% (số lượng người 12), Ít hiệu quả 18,18% (số lượng người 10), Không hiệu quả 10,91% (số lượng người 6)

với X = 3,44 (xếp thứ 4)”

Đánh giá của tổ chuyên môn về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi


dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung với X TB= 3,44 trong đó quản lý mục tiêu bồi dưỡng được đánh giá cao nhất (mức hiệu quả) với

với X = 3,98 (xếp thứ 1), quản lý hình thức bồi dưỡngđược đánh giá thấp nhất (mức ít hiệu quả) với X = 2,85 (xếp thứ 5).

Bảng 2.26. Đánh giá của CBQL về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung(Phụ lục 4)

(Khảo sát đối với 12 CBQL)



stt


Thực trạng bồi dưỡng năng lực

Mức độ hiệu quả


X


Thứ bậc

Rất hiệu

quả

Khá

hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quản lý mục

tiêu bồi dưỡng

1

8,33

1

8,33

7

58,33

3

25



3,0

1

2

Quản lý nội

dung bồi dưỡng

1

8,33



5

41,67

4

33,33

2

16,67

2,5

2

3

Quản lý phương

pháp bồi dưỡng

1

8,33



4

33,33

6

50

1

8,33

2,5

2

4

Quản lý hình

thức bồi dưỡng



1

8,33

4

33,33

5

41,67

2

16,67

2,33

4

5

Quản lý kiểm tra

đánh giá

1

8,33

1

8,33

1

8,33

5

41,67

4

33,33

2,17

5



X TB= 2,5


Đánh giá của CBQL:

Nội dung 1 “Quản lý mục tiêu bồi dưỡng: Rất hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Khá hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Hiệu quả 58,33% (số lượng người 7), Ít

hiệu quả 25% (số lượng người 3)với X = 3,0 (xếp thứ 1)”

Nội dung 2 “Quản lý nội dung bồi dưỡng: Rất hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Hiệu quả 41,67% (số lượng người 5), Ít hiệu quả 33,33% (số lượng người 4),

Không hiệu quả 16,67% (số lượng người 2) với X = 2,5 (xếp thứ 2)”

Nội dung 3 “Quản lý phương pháp bồi dưỡng: Rất hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Hiệu quả 33,33% (số lượng người 4), Ít hiệu quả 50% (số lượng người 6),

Không hiệu quả 8,33% (số lượng người 1) với X = 2,5 (xếp thứ 2)”

Nội dung 4 “Quản lý hình thức bồi dưỡng: Khá hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Hiệu quả 33,33% (số lượng người 4), Ít hiệu quả 41,67% (số lượng người

5), Không hiệu quả 16,67% (số lượng người 2) với X = 2,33 (xếp thứ 4)”

Nội dung 5 “Quản lý kiểm tra đánh giá: Rất hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Khá hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Hiệu quả 8,33% (số lượng người 1), Ít hiệu quả 41,67% (số lượng người 5), Không hiệu quả 33,33% (số lượng người 4) với

X = 2,17 (xếp thứ 5)”

Đánh giá của CBQL về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung với X TB= 2,5 trong đó

quản lý mục tiêu bồi dưỡng được đánh giá cao nhất (mức hiệu quả) với với X = 3,0

(xếp thứ 1), quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng được đánh giá thấp nhất (mức ít


hiệu quả) với X = 2,17 (xếp thứ 5)

Qua khảo sát về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên các trường THPT theo nội dung ta thấy: Quản lý mục tiêu bồi dưỡng CBQL và giáo viên đều có ý kiến chung và cho rằng hiệu quả. Quản lý về hình thức bồi dưỡng và quản lý việc kiểm tra, đánh giá còn ở mức ít hiệu quả.

2.4. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm

Đội ngũ giáo viên & CB Quản lý trong các trường THPT huyện Bình Giang có nhận thức tốt về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực dạy học, có quyết tâm thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy học coi đây là nhiệm vụ tất yếu thường xuyên của các nhà trường.

GV THPT huyện Bình Giang có nhu cầu bồi dưỡng họ rất mong muốn học được kỹ năng mới hoặc một kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Đội ngũ GV và CBQL 100% đạt chuẩn nên trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, ham học hỏi, 100% CBGV đã biết sử dụng CNTT trong giảng dạy. Do đó rất thuận lợi trong việc tiếp cận các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chuẩn nghề nghiệp, có khả năng phục vụ tốt cho công tác dạy học.

Việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã được lãnh đạo và GV các trường quan tâm triển khai, 100% CBGV các trường đều nhất trí về nội dung các thành tố BD năng lực DH cho GV THPT huyện Bình Giang, tất cả các thành tố

bồi dưỡng đều cần thiết, chúng bổ sung hỗ trợ nhau nhằm thực hiện tốt chất lượng hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT đã đặt ra.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học cho GV đã được các nhà trường chú trọng, các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung được đảm bảo. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đang được các nhà trường, các cơ sở GD, các cấp lãnh đạo quan tâm, GV có điều kiện để nâng cao năng lực dạy học, phát triển trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo trong sự nghiệp trồng người của mình, đội ngũ GV THPT ngày càng được nâng cao năng lực DH, đội ngũ quản lý được nâng cao về năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng GV.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

Trong quản lý, bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV còn gặp nhiều khó khăn (chưa có đầy đủ tài liệu cho giáo viên, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá,…). Các điều kiện về CSVC phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV còn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.

Kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã được quan tâm xong chưa đáp ứng đủ nhu cầu bồi dưỡng hàng năm.

Khâu nghiên cứu xây dựng và triển khai việc bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học vẫn còn hạn chế, kế hoạch chưa cụ thể, chưa bao quát toàn diện GV tất cả các môn học, chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng dài hạn.

Nội dung chương trình bồi dưỡng ở các nhà trường chưa đảm bảo tính cân đối, hợp lý, nặng về lý thuyết, hạn chế phần thực hành và giải quyết tình huống.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV vẫn nặng về sử dụng phương pháp thuyết trình, một số phương pháp đặc trưng cho đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lại chưa được sử dụng nhiều.

Khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV vẫn chưa triệt để, chưa sâu sát GV, chưa đánh giá chính xác kết quả sau mỗi đợt bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.

Kết quả đánh giá chưa thật sát với năng lực thực tế của giáo viên, chưa được sử dụng làm căn cứ để bồi dưỡng, động viên khen thưởng.

2.5.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tác động không nhỏ đến giáo dục và đào tạo đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ giáo viên về phẩm chất và năng lực dạy học để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thực tế sự đáp ứng đó còn nhiều bất cập.

Nhu cầu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực dạy học của GV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chưa cao nên hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

Kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, sự quan tâm của phụ huynh đến việc giáo dục chưa nhiều, điều kiện học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan:

Còn có một số giáo viên năng lực chuyên môn chưa vững vàng, chưa có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng nhiều khi chưa nhiệt tình và sáng tạo trong công việc, ngại thay đổi phương pháp dạy học.

Kinh nghiệm của đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Bình Giang không đồng đều, một số CBQL còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.

Sự phản hồi của GV chưa nhiều, chưa cụ thể nên khó khăn trong việc tiếp thu, xây dựng hoàn chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng.

Đội ngũ CBGV đa số là kiêm nhiệm. Cơ chế chính sách chưa thỏa đáng, chưa có nguồn kinh phí đúng mức cho việc tổ chức các hội nghị chuyên đề; tập huấn bồi dưỡng cho GV; chưa động viên kịp thời giáo viên tìm tòi sáng tạo trong dạy học.

Một số GV chưa có sự tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu trong bồi dưỡng năng lực dạy học, thiếu tư liệu và tài liệu trong học tập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở lí luận và kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên các THPT huyện Bình Giang, tôi nhận thấy:

Công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Bình Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, ĐNGV đóng góp không nhỏ trong quá trình thực hiện đổi mới GD. Nội dung, kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã được lãnh đạo và GV các trường quan tâm triển khai cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ được giao; Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập có tính cấp thiết cần giải quyết đã nêu ra ở trên, xét trên tổng thể, năng lực dạy học của đội ngũ GV các trường THPT huyện Bình Giang hiện nay không đồng đều, hiệu quả giảng dạy ở một số nhà trường chưa cao. Đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết, có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ, trong từng vấn đề cụ thể về quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên còn nhiều bất cập. Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục còn nhiều vấn đề được đặt ra, cần phải có những giải pháp hợp lí, thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Trong chương 2 tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang. Việc nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên, công tác lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là những nội dung quan trọng đặt ra với các nhà quản lý. Đây chính là cơ sở thực tiễn cùng với cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3 dưới đây.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học QLGD, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình triển khai chương trình hành động của Nghị quyết 29- NQ/TW trong các trường THPT nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Tính khoa học được thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao. Những vấn đề nghiên cứu lý luận đã trình bày ở chương I chính là căn cứ khoa học nghiêm túc để hình thành các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học được trình bày dưới đây.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang mà đề tài đề xuất trên cơ sở thực trạng năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại 3 trường THPT huyện Bình Giang mà chúng tôi đã khảo sát., phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, phù hợp với thực tiễn định hướng phát triển của ngành giáo dục huyện Bình Giang, trong kế hoạch 5 năm và định hướng 10 năm; Bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT khi triển khai cần thực hiện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Giang.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải qua tổng kết thực tiễn, qua nhu cầu khách quan nảy sinh từ thực tiễn để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV, huy động sức mạnh của cả xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ngoài ra, các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực hiện trong cuộc sống, tức là các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên phải được ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT khác nhau, các địa bàn khác nhau.

Ngày đăng: 17/05/2022