Nh M Nhân Tố Thuộc Về Chính Sách Tín Dụng: Gồm



KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Thực hiện nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong chương 3 luận án đã hoàn thành các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, tập trung phân tích định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh, mục tiêu nâng cao CLTD phù hợp với yêu cầu chung và xuất phát từ thực tiễn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thứ hai, dựa trên những đánh giá nguyên nhân của hạn chế, tồn tại được nêu lên trong chương 2, Luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ, có tính khả thi, sát thực tiễn nhằm tiếp tục nâng cao CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam. Đó là các giải pháp về con người, về hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, về quản lý, điều hành, kiểm soát và xử lý rủi ro, về công nghệ....

Thứ ba, để cho các giải pháp nâng cao CLTD NHNo&PTNT Việt Nam được đi vào thực tiễn, đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ của Chính phủ, NHNN. Và chính từ lý do này, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN.



KẾT LUẬN


Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển bền vững của NHTM được đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng trưởng, phát triển và bền vững nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hội nhập và liên kết kinh tế, sự biến động không ngừng của nền kinh tế. Nâng cao CLTD đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NHTM. CLTD của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín dụng nhất là quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay. Thông qua nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân tích CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam, luận án đã có những đóng góp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tác giả luận giải một cách có hệ thống lý luận quan niệm về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM; các chỉ tiêu phản ánh CLTD và nhân tố ảnh hưởng đến CLTD;

Thứ hai: Tác giả đã giới thiệu nội dung nâng cao CLTD theo chuẩn mực Basel và đưa ra một số mô hình định lượng đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM;

Thứ ba: Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số NHTM nước ngoài trong nâng cao CLTD, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam;

Thứ tư: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam theo các chỉ tiêu đánh giá;

Thứ năm: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16 để phân tích tác động của các nhân tố đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam dựa vào mức độ đánh giá của cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam;

Thứ sáu: Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trên cơ sở phân tích thực trạng CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam;



Thứ bảy: Tác giả đã nêu ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

  


1. Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Agribank. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số chuyên đề tháng 11/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;

2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tạp chí Tài chính, tháng 10/2015;

3. Giải pháp quản lý chất lượng tín dụng tại Agribank. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 13 tháng 7/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;

4. Hoàn thiện chính sách cho vay trong điều kiện nền kinh tế hội nhập nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng Việt Nam cho vay hiệu quả. Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2014, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM;

5. Để ngân hàng hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23 tháng 12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;

6. Điều hành chính sách tiền tệ hướng tới an toàn tín dụng. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 21 tháng 11/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;

7. Ứng dụng nghiệp vụ tương lai và quyền chọn trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại. Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2012, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Các Mác – Toàn tập, Tập 39, NXB Sự Thật – Hà Nội, 1963.

2. Basel II (2008), Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

3. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS

5. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, nhà xuất bản Phương Đông.

6. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ng a trong rủi ro kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến (2014), Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Đương (2007), Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ kinh tế.

9. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án tiến sĩ kinh tế.

10. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế.

11. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế.

12. Nguyễn Thị Mùi (2011), Những cơ hội và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 12.

13. Nguyễn Đào Tố (2008), Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu– những định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, Webside của


Ngân hàng Nhà nước.

14. Nguyễn Thùy Trang (2010), Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động của các NHTM– một số nhận định t gốc độ pháp lý đến thực tiễn. Tạp chí Ngân hàng, Số 23.

15. Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Đức Tuân (2012), giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản tài chính.

16. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/ Đ–NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động inh doanh giai đoạn 2009 –2014; Báo cáo công tác quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn 2009 – 2014; Văn bản số 1689/NHNo–KH ngày 2/11/1995 và văn bản số 555/ Đ– Đ T– KHTH ngày 01/06/2007. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam.

18. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 –2014

19. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động

inh doanh giai đoạn 2010 –2014

20. Ngân hàng TMCP ABC Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 –2014

21. Ngân hàng TMCP Vietcombank Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 –2014

22. Trịnh Bá Tửu (2005), Phòng chóng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao CLTD– Kinh nghiệm từ các NHTM nước ngoài. Tạp chí Ngân hàng.

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các TCTD.

24. Peter S. Rose, Hiệu đính Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Tiếng Anh:

25. Altman (2003), the use of Credit Scoring Models and the Importance of a credit culture, NY University.


26. Drake, C., Gwynne, A. & Whaite, N. (1998), Barclays Life Customer Satisfaction and Loyalty Tracking Survey: A Demonstration of Customer Loyalty Research in Practice, International Journal of Bank Marketing, 16 (7), 287-292.

27. Edward I. Atlman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millenium.

28. Grandon, E. & Pearson, J. (2004) Electronic Commerce Adoption: An Empirical Study of Small and Medium US Businesses. Information and Management,42, 197–216.

29. Holstius, K. & Kaynak, E. (1995). Retail Banking in Nordic Countries: The Case of Finland. International Journal of Bank Marketing, 13(8), 10-20.

30. Laroche, M., Rosenblatt, J. A. & Manaing, T. (1986), Services Used and Factors Considered Important in Selecting a Bank: an Investigation across.

31. Zhu Xiaoqian; Fei Wang; Haiyan Wang; Changzhi Liang; Run Tang; Xiaolei Sun; Jianping Li (2014), TOPSIS method for quality credit evaluation: A case of air–conditioning market in China. Journal of Computational Science. Volume 5, Issue 2, March 2014, Pages 99–105.

32. Wang Junbo; Wu Chunchi (2015), Liquidity, credit quality, and the relation between volatility and trading activity: Evidence from the corporate bond market. Journal of Banking & Finance. Volume 50, January 2015, Pages 183– 203.

Các trang Website:


33. www.mof.gov.vn

34. www.bidv.com.vn

35. www.agribank.com.vn

36. www.sbv.gov.vn

37. www.thebanker.com

38. www.woldbank.org

39. http://search.proquest.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 15



40. www. vnb.edu.vn

41. www.vietcombank.com.vn

42. www.vietinbank.vn

43. www.vneconomy.vn

44. www.tintucvietnam.com

45. www.sciencedirect.com

46. www.emeraldinsight.com

47. www.igpublish.com/worldsci–ebook


DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục

Nội dung

Phụ lục 1

Dàn bài phỏng vấn chuyên gia

Phụ lục 2

Bảng câu hỏi chính thức

Phụ lục 3

Kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ

Phụ lục 4

Kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức

Phụ lục 5

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về hoạt động tín dụng

của NHTM

Phụ lục 6

Các nguyên tắc tiên quyết giám sát ngân hàng của Ủy ban

Basel

Phụ lục 7

Các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng

Phụ lục 8

Quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh cấp I trong toàn hệ

thống NHNo&PTNT Việt Nam


PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu:

Kính chào Ông/Bà.

Tôi là Nghiên cứu sinh của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu mô hình tác động của các nhân tố đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhằm làm tăng thêm giá trị của nghiên cứu và tổng hợp, nhận dạng các thành phần nghiên cứu từ thực tiễn. Ý kiến đóng góp của Ông/Bà sẽ giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở lý luận và các giải pháp đề xuất.

Các thông tin chỉ sử dụng trong mục đích nghiên cứu hông sử dụng cho bất ỳ mục đích nào khác.

Thông tin cá nhân người được phỏng vấn

Họ và Tên: ....................................................................................................................

Tuổi: ..............................................................................................................................

Giới tính: ......................................................................................................................

Nơi ở: ............................................................................................................................

Trình độ học vấn:. .........................................................................................................

Công việc hiện tại: ........................................................................................................

Cơ quan công tác:..........................................................................................................

Chức vụ hiện tại: ...........................................................................................................

PHẦN NỘI DUNG

Nhận định chung về các nhân tố tác động đến CLTD của NHNo&PTNT VN

1. Theo Ông/Bà thì các nhân tố như: Chính sách tín dụng; Quy trình, quy chế tín dụng; Công tác tổ chức; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Trang thiết bị công nghệ; Thông tin tín dụng; Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Huy động vốn có ảnh


hưởng như thế nào đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam? Nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam?

2. Theo Ông/Bà hoạt động tín dụng hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam đang gặp phải những rủi ro gì là chủ yếu? và NHNo&PTNT Việt Nam cần có những giải pháp gì để hạn chế các rủi ro đó?

3. Theo Ông/Bà căn cứ vào các yếu tố nào để đánh giá CLTD? Và ngân hàng thường đánh giá CLTD từ phía ngân hàng cung ứng vốn, hay phía khách hàng đi vay?

4. Theo Ông/Bà hiện nay ngân hàng đang chú trọng thực hiện các chính sách tín dụng như thế nào? Và căn cứ vào đâu mà ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng đó?

5. Theo Ông/Bà năng lực quản trị điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam có đảm bảo theo các tiêu chuẩn theo qui định?

6. Theo Ông/Bà thì hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thu thập thông tin từ phía khách hàng đã hợp lý, minh bạch chưa?

7. Theo Ông/Bà khi ngân hàng đưa ra các mục tiêu, chiến lược hoạt động thường căn cứ vào các tiêu chí nào?

8. Theo Ông/Bà thì huy động vốn có tác động như thế nào đến CLTD của ngân hàng?

9. Theo Ông/ Bà thì khi nâng cao CLTD của ngân hàng thì cần chú ý đến những vấn đề gì? Xin Ông /bà nêu cụ thể?

Định hướng của các chuyên gia

Để nâng cao CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam, người lãnh đạo phải thực hiện những công việc gì?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Làm như thế nào để phát hiện được những nhân tố tác động đến CLTD của NH?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................


Theo Ông/Bà, trong các nhân tố tác động đến CLTD của ngân hàng: Chính sách tín dụng; Quy trình, quy chế tín dụng; Công tác tổ chức; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Trang thiết bị công nghệ; Thông tin tín dụng; Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Huy động vốn. Thì nhân tố nào có tác động lớn nhất? Vì sao?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Nhóm nhân tố tác động

Tôi đưa ra các nhóm nhân tố dưới đây, xin Ông/Bà cho biết những ý kiến, nhận x t của mình về 9 nhóm nhân tố tác động đến CLTD của ngân hàng. Các biến trong thang đo của các nhóm nhân tố này có phù hợp hay không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt các biến này không? Vì sao?

1. Nh m nhân tố thuộc về Chính sách tín dụng: Gồm

– Chính sách tín dụng của Agribank được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc.

– Chính sách tín dụng hiện nay của Agribank là rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng.

– Chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng được quy định rất rõ ràng, cụ thể.

– Chính sách tín dụng của Agribank có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời với diễn biến thị trường.

– Tính an toàn được đề cao trong chính sách tín dụng tại Agribank.

2. Nh m nhân tố thuộc về uy trình quy chế: Gồm

– Quy trình, quy chế tín dụng của Agribank hiện nay được quy định một cách rõ ràng, chi tiết cho từng công việc.

– Các đơn vị của Agribank luôn thể hiện sự tuân thủ cao đối với các quy trình, quy chế tín dụng.

– Những bước thực hiện trong quy trình, quy chế tín dụng thể hiện sự logic, nhịp nhàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022