Tổ Chức Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên Và Học Tập Của Học Sinh Theo Hướng Phát Huy Năng Lực Người Học

- Phát huy vai trò của đội ngũ TTCM trong hoạt động của TCM

TTCM trên cơ sở thực tiễn giảng dạy của từng GV khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của họ, từ đó phát hiện, xem xét, đề nghị hiệu trưởng bồi dưỡng, bố trí nhiệm vụ để những GV nổi trội về phẩm chất, năng lực sư phạm, làm điển hình cho các hoạt động thao giảng, viết Sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy theo chuyên đề và nghiên cứu bài học….

TTCM là người gắn kết hoạt động chuyên môn của TCM, tạo điều kiện để giáo viên có thể học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế; đảm bảo cơ hội học tập cho từng học sinh; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên; xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường, mỗi học sinh đến trường phải được học và học được.

Giáo viên cần được khuyến khích chủ động trong việc tìm tòi, sáng tạo nội dung và các phương pháp dạy học; đồng thời việc tham gia sinh hoạt chuyên môn là hoạt động bắt buộc cần thiết đối với tất cả các giáo viên trong tổ. Các thành viên phải phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác soạn bài và “nghiên cứu bài học”; tổ bộ môn nhận định và phát huy vai trò của giáo viên cốt cán tạo cơ sở xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, nghiên cứu.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo TCM tạo dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, tập trung vào công tác sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên các nội dung đã liệt kê ở trên, đảm bảo chắc chắn ở mỗi kỳ học tổ chức ít nhất 3 đợt sinh hoạt chuyên môn theo “nghiên cứu bài học” và 2 đợt sinh hoạt chuyên môn theo “chuyên đề”.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM; công tác sinh hoạt tổ chuyên môn cũng được chỉ đạo bởi CBQL.

Chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí thời khóa biểu cho giáo viên dạy minh họa,

CBQL chỉ đạo các bộ phận phục vụ chịu trách nhiệm chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, các thiết bị dạy học cần thiết, ... hỗ trợ quá trình dạy bài học nghiên cứu và sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề.

Chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường tích cực hưởng ứng, thường xuyên đôn đốc, chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác sinh hoạt TCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

TTCM tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn; kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt, lưu giữ tại trường và phổ biến tới tất cả giáo viên.

Tiến hành triển khai đồng thời giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện kế hoạch của tổ và của các giáo viên trong tổ chuyên môn.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 13

Tổ chức hiệu quả đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đặt mục tiêu nhằm phát triển năng lực người học trên cơ sở phát triển đội ngũ, phát triển chung của nhà trường: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập; tạo động lực làm việc cho GV; tăng cường năng lực làm việc nhóm trong TCM; khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng; tăng cường các hoạt động bồi dưỡng định kì và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Tổ trưởng phải là tấm gương về tự học, tự bồi dưỡng.

3.2.4. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh theo hướng phát huy năng lực người học

a) Mục đ ch của biện pháp

- Giáo viên soạn giáo án thể hiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo tinh thần tích hợp hoặc liên môn nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, kích thích sự ham học và phát triển năng lực cho HS.

- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần được cải tiến theo hướng khuyến khích và phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Học sinh được tạo điều kiện để trở nên chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Từ đó giúp các em hình thành nên các kỹ năng cơ bản thiết yếu của người học.

b) Nội dung của biện pháp

- Tổ chức chương trình tập huấn, định hướng giáo viên xây dựng bài học dựa trên mục tiêu phát triển năng lực học sinh.

- Đưa ra văn bản chỉ đạo các giáo viên cải tiến phương pháp và kỹ thuật dạy học, trọng tâm tập trung sáng tạo các chủ đề dạy học trong từng môn học. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các chủ đề mang tính tích hợp, liên môn đáp ứng mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nhà trường và địa phương. Từ đó có thể giảm thiểu tối đa cách dạy truyền thụ một chiều, đặt nặng về mặt lý thuyết mà thiếu đi các hoạt động khuyến khích sự sáng tạo và tư duy của học sinh; dần dần hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực chủ động trong

học tập, nghiên cứu, xử lý vấn đề và năng lực thực hành sáng tạo. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng và thiết thực đối với giáo dục toàn diện.

c) Cách thức thực hiện iện pháp

* Đối với giáo viên:

+ Hệ thống câu hỏi, gợi mở, phù hợp đối tượng, chú ý xây dựng câu hỏi mở, rèn luyện kỹ năng diễn đạt chính kiến bản thân (đối với môn xã hội), rèn luyện kỹ năng tư duy hệ thống logic (đối với môn tự nhiên) …. Thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Vào đầu mỗi tiết học cần kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, có hình thức xử phạt, phê bình đánh giá xếp loại trong sổ đầu bài với những em không chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

+ Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh theo tiến trình hợp lý, khoa học. Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thích hợp với từng đối tượng, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh khám phá kiến thức một cách có trọng tâm đồng thời tuân thủ theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. Bên cạnh đó các em cũng nên được chú trọng nuôi dưỡng và phát huy năng lực tư duy chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức đã được học ở mỗi chuyên đề.

+ Thực hiện nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành.

+ Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề

+ Dựa vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông để thực hiện hoạt động dạy học. Sách giáo khoa được sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến học sinh ghi chép quá nhiều, hay còn gọi là lối dạy học theo kiểu thuần túy đọc-chép; khơi gợi niềm hứng thú của học sinh trong quá trình học, phát huy tính tích cực, chủ động của các em và vai trò cốt cán của GV trong tiến trình dạy học.

+ Ngôn ngữ được GV sử dụng trong lớp học phải trong sáng, chuẩn xác và dễ hiểu đối với lứa tuổi của học sinh; GV rèn luyện tác phong thân thiện, thấu hiểu và động viên học sinh trong lớp học; tổ chức các hoạt động giúp các em phát huy năng lực làm việc cá nhân và làm việc theo đội, nhóm; học sinh cần được rèn luyện kỹ năng chủ động trong học tập, nghiên cứu, tìm tòi thông tin từ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Khuyến khích các giáo viên tăng cường vận dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng bài giảng điện tử trong các giờ giảng dạy trên lớp, khai thác các công cụ hỗ trợ học tập, các phương tiện nghe nhìn, phòng học chức năng đặc thù dành cho các bộ môn. Giáo viên cần đảm bảo cân đối thời gian giữa việc truyền thụ kiến thức trong sách đồng thời tập trung coi trọng các giờ thực hành, thí nghiệm giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Các hình thức tự luận và trắc nghiệm cần được kết hợp một cách hợp lý và cân đối, tránh tình trạng lạm dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá.

+ Tăng cường sử dụng hình thức kiểm tra tự luận; hướng dẫn học sinh tự đánh năng lực bản thân dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng.

+ Cải tiến hình thức KT-ĐG trong quá trình dạy học bằng cách đưa ra vấn đề mở, yêu cầu HS phải biết cách tổng hợp kiến thức đã học và biểu đạt chính kiến của bản thân trong khi thực hiện bài kiểm tra đánh giá.

+ KT-ĐG 3 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng và sáng tạo.

+ Dự giờ thường xuyên đối với các môn đang giảng dạy để rút kinh nghiệm.

+ Tổ chức các buổi phụ đạo đối với những học sinh có học lực yếu, kém trong lớp

+ Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức học phụ đạo

+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại trong và ngoài nhà trường.

+ GVCN phối hợp PHHS để trao đổi góp ý về hoạt động học tập, kết quả của con em mình.

* Đối với hoạt động học của học sinh

- Lập thời khóa biểu chi tiết dành cho việc học chính khóa, học phụ đạo và việc học tập ở nhà, thông qua đó sẽ thấy được kế hoạch thời gian học tập dành cho các môn học.

- Nền nếp học tập trên lớp: Đi học đúng giờ, không bỏ giờ, nghỉ học phải xin phép, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, ghi chép đầy đủ, khoa học và có tính sáng tạo, trung thực trong kiểm tra thi cử.

- Học tập ngoài giờ lên lớp: Tự giác làm bài tập ở nhà, tự nghiên cứu các bài tập nâng cao và có tính tổng quát, tham khảo các chuyên đề riêng, chuyên sâu. Có tác phong ghi chép tỉ mỉ, khoa học những vẫn đề mới, những lời giải hay để làm giàu cho vốn kiến thức của mình.

- Xây dựng được thói quen tự KT-ĐG kết quả học tập của mình sau mỗi bài học, đặc biệt ở cuối mỗi chương có những bài tập được đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan giúp học sinh giải nhanh, hệ thống được những kiến thức cơ bản trong chương. Công việc này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên và BGH nhà trường.

- Học sinh cần được xây dựng và cung cấp phương pháp học và tự học tích cực, hiệu quả bởi đội ngũ các giáo viên. Đồng thời các em phải là chủ thể tích cực, sáng tạo và nỗ lực không ngừng trong quy trình đổi mới phương pháp học và tự học; thầy cô giáo đóng vai trò như những cố vấn đắc lực giúp điều chỉnh nhận thức của học sinh và điều phối hướng dẫn các hoạt động diễn ra. Giáo viên phải chú ý dạy các em các kỹ năng sau: học cách nghe giảng đồng thời ghi chép để ghi nhớ kiến thức từ bài học của thầy; biết cách chọn lọc và sưu tầm tài liệu tham khảo, cách thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bài học, cách vận dụng hệ thống câu hỏi và bài tập ở các mức độ từ cơ bản đến nâng cao để áp dụng và chuyển hóa đơn vị tri thức đã học, biết cách hệ thống hóa các kiến thức và viết chuyên đề.

- Chỉ đạo nội dung phong trào “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương để HS noi theo”. Quá trình lao động nhiệt tâm, nghiêm túc và khoa học, sáng tạo của giáo viên được thể hiện từ mỗi giờ lên lớp và có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc xây dựng cho các em ý thức và phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy sức mạnh nội lực của mỗi cá nhân trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh trí thức. Tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến với bài giảng của thầy. Thêm vào đó, giáo viên cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động học tập yêu cầu học sinh làm việc và thảo luận theo đội, nhóm, sử dụng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để nêu lên vấn đề cần thảo luận. Từ đó có thể phát huy tính chủ động, tích cực và giúp học sinh động não, suy nghĩ nhiều hơn trong tiết học. Tổ chức tốt quá trình học tập chính khóa kết hợp với ngoại khoá, tham quan các cơ sở sản xuất, có thể vận dụng kiến thức đã học liên hệ, so sánh phát triển năng lực tư duy, học đi đôi với hành.

d) Điều kiện thực hiện iện pháp

Giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú học tập, tự lực, chủ động học ở mỗi học sinh, khuyến khích mỗi HS sự ham học, ham tìm hiểu, hoàn thiện nhân cách, có động cơ và lý tưởng sống rõ rệt, khắc phục những mặt hạn chế không tốt cho các em.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học nhằm phát huy hiệu quả bài dạy của giáo viên.

3.2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực học sinh

a) Mục đ ch của iện pháp

- Đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên nắm vững các PPDH và vận dụng một cách có chọn lọc linh hoạt và sáng tạo những phương pháp dạy học, đồng thời biết cách phối hợp những ưu điểm của các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; phát triển năng lực tự học và năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

- Nhằm đáp ứng được những tiêu chí về năng lực dạy học theo quy định cần nghiêm túc quản lý giáo viên đổi mới PPDH.

) Nội dung của iện pháp

- Dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng để tạo dựng kế hoạch thực hiện chương trình; chỉ đạo và hướng dẫn tinh giản nội dung giảng dạy, cùng đó đổi mới phương pháp trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Thực hiện soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Kết hợp các PPDH tích cực nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học, hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết của môn học, liên môn theo mục tiêu dạy học.

c) Cách thức thực hiện iện pháp

- Tăng cường công tác tổ chức các buổi hội thảo và tham quan nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với những đơn vị đi đầu trong đổi mới PPDH. Bên cạnh đó cần thực hiện các buổi thao giảng mẫu với chủ đề về cách thức chọn lọc và vận dụng PPDH sao cho phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy mới.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh mới như: “Hình thức trải nghiệm”, “Phương pháp dạy học dự án”, “Phương pháp dạy học trò chơi, tình huống”, “Phương pháp làm việc theo nhóm”..Giúp giáo viên biết phát huy những ưu điểm, biết khắc phục những hạn chế của các PPDH.

- Việc soạn giáo án của giáo viên theo hướng đổi mới PPDH và các giờ dạy trên lớp của giáo viên được hiệu trưởng tăng cường kiểm gia, giám sát và quản lý. Đồng thời đẩy mạnh quản lý dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên theo hướng đổi mới PPDH. Theo dõi tình hình chất lượng dạy học của giáo viên, dự giờ và góp ý giờ dạy một cách cụ thể theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Đẩy mạnh yêu cầu tổ chuyên môn chú trọng hoạt động sinh hoạt thảo luận, đưa ra những phân tích, nghiên cứu để ứng dụng phương pháp dạy học mới. Đặc biệt căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường để áp dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn ột” vào công tác đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai dạy học theo phương pháp dạy “Bàn tay nặn ột” ở những lớp điểm, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, yếu điểm của phương pháp này để thực hiện trên diện rộng.

- Hiệu trưởng phải tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, kỹ năng sử dụng CNTT để ứng dụng vào đổi mới PPDH học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Đề ra những quy định cụ thể yêu cầu mỗi giáo viên trong năm học đều phải có một số lượng giáo án và giờ dạy nhất định về thực hiện soạn, giảng, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung môn học và điều kiện hiện có của mỗi nhà trường.

- Hiệu trưởng cần phải giám sát, đánh giá một cách khách quan từng giáo viên trong trường về trình độ và mức độ phù hợp của phương pháp dạy học. Từ đó có thể đề ra những hình thức động viên khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên đạt hiệu quả cao trong công tác đổi mới phương pháp.

d) Điều kiện thực hiện iện pháp

- Người đi tiên phong trong đổi mới phương pháp dạy học phải là người đứng đầu nhà trường. Trên cơ sở đó kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Cần những người có ý chí vươn lên, tiếp cận nhanh trong việc đổi mới phương pháp là đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Cung cấp đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị cần thiết giúp hỗ trợ giáo viên trong công tác tiến hành đổi mới phương pháp dạy học.

3.2.6. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh

a) Mục đ ch của iện pháp

Kiểm tra đánh giá được xem là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý HĐDH trong nhà trường nói riêng, nó đóng vai trò lớn trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong trường học.

Việc đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sẽ mang lại hiệu quả thúc đẩy các quá trình khác như cải tiến phương pháp dạy học, cách thức tổ chức HĐDH, đồng thời đổi mới phương thức quản lý ... Qúa trình dạy học sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn rất nhiều so với trước đây nếu việc kiểm tra đánh giá tập trung vào quá trình, hỗ trợ bồi dưỡng năng lực người học được thực hiện một cách có hiệu quả. Từ đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng trong lòng các em học sinh niềm hứng thú học đường, tinh thần chủ động, tự giác trong học tập; và quan trọng hơn hết là giúp các em có niềm tin vào bản thân, tin rằng nếu người khác làm được thì mình cũng sẽ làm được nếu nỗ lực hết sức... Điều này là chìa khóa quan trọng giúp các em tự tạo ra cho mình mã số thành công trong tương lai.

Mục tiêu của biện pháp là đánh giá năng lực của HS dựa trên các mặt giáo dục văn hoá, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động hướng nghiệp, để trên cơ sở đó đánh giá đúng năng lực HS, cải tạo thực trạng, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tạo điều kiện cho các em phát triển sau này, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

b) Nội dung của iện pháp

- Đổi mới nội dung kiểm tra: Việc kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới phương pháp cần phải chú trọng ở mức độ hợp lí việc đánh giá năng lực chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh thay vì chỉ tái hiện lại kiến thức, kỹ năng đã học như

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí