Giai Đoạn Thành Thục Sinh Dục Của Cá Đục Sillago Sihama

Giai đoạn II: Buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn này kích thước buồng trứng tăng lên và có thể phân biệt buồng trứng bằng mắt thường. Buồng trứng có màu trắng hơi đục, có lớp màng mỏng, rất khó để nhìn thấy hạt trứng bằng mắt thường.

Giai đoạn III:Kích thước buồng trứng tăng lên rò và chiếm thể tích đáng kể trong xoang bụng, buồng trứng có màu vàng nhạt. Có thể thấy rò các hạt trứng qua lớp màng trong suốt bằng mắt thường, chúng rất nhỏ, khó tách rời nhau.

Giai đoạn IV: Có kích thước lớn, chiếm diện tích lớn trong xoang bụng, có màu vàng tươi, đậm hơn so với giai đoạn III. Lúc này trứng có kích thước lớn, tương đối đồng đều và có thể tách rời.

Đặc điểm tuyến sinh dục cá đực:

Buồng tinh là hai dải nhỏ nằm sát hai bên xương sống màu trắng đục, bên ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, một đầu tự do nằm giữa xoang nội quan. (Hình 4.10)

Giai đoạn I: Buồng tinh giai đoạn này là hai sợi mảnh, không thể phân biệt buồng tinh mắt thường.

Giai đoạn II: Buồng tinh bắt đầu phát triển, giai đoạn này kích thước buồng tinh tăng lên có thể phân biệt buồng tinh bằng mắt thường.

Buồng tinh giai đoạn này có kích thước tăng lên so với giai đoạn I. Lúc này buồng tinh là hai dải dẹt mỏng, màu trắng. Giai đoạn này có sự xuất hiện của tinh bào.

Giai đoạn III: Buồng tinh có kích thước lớn hơn giai đoạn II, buồng tinh có màu trắng đục. Phần trước của buồng tinh có kích thước lớn hơn phần sau.

Giai đoạn IV: Thời kỳ này buồng tinh có kích thước lớn hơn hẳn, so với giai đoạn

III. Buồng tinh có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển.

4.3.2 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đụcSillago sihama

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở hình 4.12 cho thấy giai đoạn I –II của cá đục ở các tháng 12 chiếm 82,86%, tháng 1 chiếm 60%, tháng 2 chiếm 50% ,tỷ lệ cá cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn I-II chiếm đa số, nhưng tỷ lệ này giảm dần và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 6 là 18,18%. Ngược lại với giai đoạn I – II, tỷ lệ tuyến sinh dục ở giai đoạn III từ tháng 12 đến tháng 6 tăng dần và tỷ lệ này đạt cao nhất vào tháng 6 chiếm 51,51%, điều này cho ta thấy khi càng gần đến mùa vụ sinh sản tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III nhiều hơn.(Hình 4.12)

Dựa vào thang thành thục của tác giả Nikolsky (1963) kết quả đã xác định được buồng trứng cá đục đạt giai đoạn IV cao nhất vào tháng 6 (30,30%); vào tháng 12

buồng trứng không thấy xuất hiện giai đoạn IV (Hình 4.12). Trong quá trình thu mẫu và phân tích không thấy buồng trứng giai đoạn V, có thể đây là giai đoạn cá tham gia sinh sản nên rất khó phát hiện giai đoạn này.


Hình 4 12 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục cái Sillago sihama qua các 1

Hình 4.12 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục cáiSillago sihama qua các tháng.


Hình 4 13 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục đực Sillago sihama qua các 2


Hình 4.13 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục đực Sillago sihama qua các tháng.

Tương tự như buồng trứng, buồng tinh cá đục giai đoạn I -II ở tháng 12 chiếm 71,47%, tháng 1 chiếm 61,30% và tháng 2 chiếm 53%, tỷ lệ cá đực có tuyến sinh dục ở giai đoạn I-II chiếm đa số, nhưng tỷ lệ này giảm dần và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 6 là 11,11%.

Buồng tinh ở giai đoạn III tăng dần từ tháng 12 (23,53%) đến tháng 6 (48,15%). Buồng tinh đạt giai đoạn IV cao nhất vào tháng 6 chiếm 30,30%; tháng 12 buồng tinh không thấy xuất hiện giai đoạn IV (Hình 4.13).Đây là giai đoạn cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, có thể trong thời gian thu mẫu chỉ thu những loài cá đục có kích cỡ nhỏ hoặc do tập tính sinh sản của cá.

Qua kết quả giai đoạn thành thục buồng trứng của cá cái ở hình 4.12 và buồng tinh của cá đực ở hình 4.13cho thấy khi chưa bước vào thời gian sinh sản thì hầu như giai đoạn thành thục rơi vào giai đoạn I – II và chiếm tỷ lệ cao từ tháng 12 đến tháng 3, khi bước vào mùa vụ sinh sản thì tuyến sinh dục phát triển lớn hơn và giai đoạn I - II giảm dần thay vào đó là giai đoạn III – IV tăng lên để cá tham gia sinh sản, cá đục sinh sản hàng năm rơi vào tầm tháng 4 đến tháng 6.

4.3.3 Sự biến động tỷ lệ đực cái

Kết quả ghi nhận tỷ lệ đực : cái của 457/ 551 mẫu cá đục được thu trên địa bàn huyện Trần Đề - Sóc Trăng thể hiện ở bảng 4.5. Trong đó có 94 mẫu không xác định được giới tính do cá ở giai đoạn còn nhỏ không phân biệt được đực cái. Với kết quả ở bảng 4.5 thì tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá thu mẫu xấp xỉ 1: 1,04. Trong quá trình phân tích cho thấy rằng tỷ lệ cá đực trong thời gian sinh sản thường thu mẫu được nhiều hơn cá cái.

Tỷ lệ giới tính của cá đục có sự biến động nhưng không chênh lệch hầu như gần bằng nhau, tỷ lệ cá đực chiếm 51%, cá cái chiếm 49%.

Bảng 4.5: Thể hiện tỷ lệ giới tính của cá đục Sillago sihama



Thời gian


Đực


Cái


Tổng


Tỷ lệ đực / cái

Tháng 12

34

35

69

1:1,04

Tháng 1

42

31

73

1:0,70

Tháng 2

30

34

64

1:1,34

Tháng 3

35

29

64

1:0,82

Tháng 4

30

30

60

1:1

Tháng 5

35

32

67

1:0,92

Tháng 6

27

33

60

1:1,2

Tổng

233

224

457

1:1,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học của cá đục bạc. Tỷ lệ đực cái của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là 1:1,35 (Hồ Sơn Lâm, 2013) .

Việc thu mẫu trong nghiên cứu này là ngẫu nhiên và số mẫu đủ lớn. Do đó, sự khác biệt về tỷ lệ đực: cái của cá đục bạc ở Trần Đề - Sóc Trăng so với các vùng khác có thể do sự khác nhau về sự phân bố theo các vùng miền, cũng có thể là do phương thức khai thác và tập tính của cá đực, cá cái khác nhau nên khả năng dính lưới khác nhau.

4.3.4 Xác định độ béo của cá đục Sillago sihama

Theo I. F. Pravdin(1973) độ béo thể hiện mức độ tích lũy dinh dưỡng của cá, độ béo thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Đặc biệt thay đổi theo sự phát triển của tuyến sinh dục và có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán thời gian đẻ trứng của cá, hệ số độ béo càng cao thì thời gian đẻ trứng càng gần.


Hình 4 14 Biến động độ béo của cá theo thời gian Giá trị độ béo Fulton và 3

Hình 4.14: Biến động độ béo của cá theo thời gian

Giá trị độ béo Fulton và độ béo Clark của cá biến động; thay đổi từ 0,75% – 0,82% (độ béo Fulton) và 0,72% - 0,78 % (độ béo Clark) trong thời gian thu mẫu.

Dựa vào hình 4.14 cho thấy khoảng tháng 1 đến tháng 3 có thể là thời gian cá đang huy động vật chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể tạo ra sản phẩm sinh dục chuẩn bị cho mùa vụ sinh sản sắp tới vì trong khoảng thời gian này độ béo của cá đục có xu hướng tăng cao (tháng 1 độ béo Fulton: 0,75, độ béo clark: 0,73 đến tháng 3 độ béo tăng Fulton: 0,81, clark: 0,78). Theo Chung Lân (1969) trích bởi Nguyễn Văn Kiểm (2007) cho rằng ở thời kỳ đầu của sự tạo trứng thì mức độ tích lũy vật chất dinh dưỡng trong cơ thể thường cao hơn quá trình chuyển hóa để tạo ra sản phẩm sinh dục. Từ tháng 4 độ béo cá giảm thấp vì thời gian này tuyến sinh dục của cá đục đạt đến giai đoạn thành thục. Điều này cho thấy vào khoảng 4, 5, 6 có thể là mùa vụ sinh sản của cá đục.

4.3.5 Hệ số thành thục sinh dục

Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá trong tự nhiên thể hiện tính mùa vụ sinh sản và có liên quan mật thiết với dinh dưỡng và môi trường sống. Mỗi loại cá có một hệ số thành thục riêng và khi xác định được hệ số thành thục giúp chúng ta có thể xác định được mùa vụ sinh sản của cá. (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006).

4.3.5.1 Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama

Hệ số thành thục là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản và là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục. (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006).


Hình 4 15 Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo thời 4

Hình 4.15: Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo thời gian

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở hình 4.15 cho thấy hệ số thành thục trung bình của cá đục cao vào khoảng tháng 3, 4, 5, 6 với các giá trị lần lượt là 1,45; 1,58; 1,53; 1,66 đối với con cái và tháng 4, 5, 6 với các giá trị lần lượt là 0,65; 082; 0,86 đối với con đực.

Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2006) quá trình khảo sát hệ số thành thục của cá cao nhất là 8,4%. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về kích cỡ và khối lượng theo thời gian và cũng như kết quả nghiên cứu về hệ số thành thục sinh dục của cá đục ở cả hai giới tính, ta có thể dự đoán được mùa vụ sinh sản chính của cá là vào tháng 4, 5, 6(đầu mùa mưa hàng năm).

Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Kiểm (1999) về sự thành thục của đa số các loài cá ở đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả cho rằng vào khoảng cuối mùa khô phần lớn cá mang tuyến sinh dục ở giai đoạn II hay III, thậm chí có cá có thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV. Đến đầu tháng 5 thì hầu hết tuyến sinh dục của cá đã đạt đến độ chín muồi nhưng cá không đẻ do không hội đủ điều kiện sinh sản. Cá sẽ tiến hành sinh sản khi có mưa.

4.3.5.2 Mối tương quan giữa HSTT và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

Hệ số thành thục trung bình của cá cái và cá đực đều tăng dần từ giai đoạn I, II, III và IV với các chỉ số GSI lần lượt là 0,66%, 0,83 % và 3,28% ở cá cái, và 0,53%, 0,63% và 0,74% cho cá đực (hình 4.16).

Theo Xakun và Buskaia (1968), GSI đạt cao nhất ở cả hai giới tính khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV thành thục. Đây là giai đoạn có thể tham gia sinh sản khi có điều kiện sinh thái thích hợp. Cá cái khi thành thục sinh dục có chỉ số GSI 3,28% cao hơn rất nhiều so với cá đực 0,74%.


Hình 4 16 Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo sự 5

Hình 4.16: Sự biến động hệ số thành thục của cá đục Sillago sihama theo sự phát triển tuyến sinh dục.

Qua hình 4.16 cho thấy GSI của của cả hai giới cao nhất khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV điều này phù hợp với nhận định của Xakun và Buskaia (1968).

4.3.6 Sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối

Sức sinh sản phụ thuộc vào tập tính sinh sản của cá, những loài không có tập tính bảo vệ trứng và con thường có sức sinh sản cao và ngược lại. (Nguyễn Văn Kiểm, 1999).

Bảng 4.6: Sức sinh sản của cá đục Sillago sihama



Chỉ tiêu


TB ± ĐLC

Dao động

Khối lượng(g)

65,24 ± 26,78

22,63 114,28

Khối lượng buồng trứng(g)

2,2 ± 0,86

0,8 6,1

SSS tuyệt đối (trứng/cá cái)

19.659 ± 7887

7.143 45.285

SSS tương đối (trứng/ g cá cái)

342 ± 113

187 730

Dựa vào kết quả ghi nhận được thể hiện trong bảng 4.6 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của cá đục đạt giá trị trung bình là 19.659 ± 7887 (trứng/cá cái) dao động từ (7.143 trứng/cá cái đến 45.285 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối đạt trung bình là 342 ± 113 trứng/g cá cái dao động từ (187 – 730 trứng/g cá cái).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Hồ Sơn Lâm (2013) thì sức sinh sản của cá đục phân bố ở Nha Phu – Khánh Hòa có giá trị cao hơn SSS tuyệt đối: dao động từ

44.333 trứng/cá cái đến 120.969 trứng/cá cái; SSS tương đối là: 413 ± 152 trứng/g

cá cái. Sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng của khối lượng cá đến sức sinh sản (ở Nha Phu – Khánh Hòa khối lượng cá dao động từ 26,62g đến 229,48g; ở Trần Đề - Sóc Trăng khối lượng cá dao động từ 5,71g đến 149g).

4.3.6.1 Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục Sillago sihama

Hì nh 4 17 Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục 6Hì nh 4.17 Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục Sillago sihama

Qua hình 4.17 cho thấy khối lượng cá và SSS tuyệt đối có mối tương quan thuận với nhau, khối lượng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối lớn và ngược lại. Dựa vào hình

4.17 cho thấy nhóm cá có khối lượng 20g – 40g có sức sinh sản tuyệt đối là 11937 ± 5769 trứng/cá cái; nhóm cá khối lượng 40,1g – 60g có sức sinh sản tuyệt đối là 15421 ± 8349 trứng/cá cái; nhóm cá khối lượng 60,1g – 80g; 80,1g – 115g có sức sinh sản tuyệt đối lần lượt là 22889 ± 3686 trứng/cá cái; 24323 ± 6831 trứng/cá cái. Điều này cho thấy khối lượng càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng lớn.

4.3.6.2 Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối

Tương quan sức sinh sản tuyệt đối và chiều dài của 45 mẫu cá đục được phân tích thể hiện ở bảng 4.7

Bảng: 4.7 Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối


Nhóm chiều dài (cm)

Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/ cá cái)

10 15

9.778 ± 1.933

15,1 – 17

13.560 ± 5.234

17,1 -21

21.872 ± 4.157

21,1 – 24

22.725 ± 4.029

Qua bảng 4.7 cho thấy chiều dài cá và sức sinh sản tuyệt đối có mối tương quan thuận với nhau, chiều dài cao thì sức sinh sản tuyệt đối càng cao và ngược lại. Dựa vào bảng 4.7 cho thấy nhóm cá có chiều dài 10 -15cm có sức sinh sản tuyệt đối là 9.778 ± 1.933 trứng/cá cái; nhóm cá chiều dài 15,1 -17cm có sức sinh sản tuyệt đối

là 13.560 ± 5.234 trứng/cá cái; nhóm cá có chiều dài 17,1 – 21cm có sức sinh sản tuyệt đối là 21.872 ± 4.157 trứng/cá cái; nhóm cá chiều dài 21,1 -24cm có sức sinh sản tuyệt đối là 22.725 ± 4.029 trứng/cá cái.

Dựa vào sức sinh sản tuyệt đối của 45 mẫu cá đục đã phân tích cho thấy cá đục có khả năng sinh sản khi đạt kích thước dao động 14cm - 23,6cm tương ứng với khối lượng 7,87g – 149g. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá đục là 19.559 ± 7.887 trứng/cá cái, dao động trong khoảng 7.143- 45.285 trứng/cái.

So sánh kết quả của Hồ Sơn Lâm (2013), mẫu cá đục bạc dùng để phân tích khả năng sinh sản có kích thước dao động từ 152 đến 322(mm) tương ứng với khối lượng cá dao động từ 26,62g đến 229,48g. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá đục bạc là 29.065 ± 5.440 trứng/cá cái, dao động trong khoảng 44.333 - 120.969 trứng/cá cái. Qua kết quả cho thấy sức sinh sản tuyệt đối cá đục bạc ở đầm Nha Phu -Khánh Hòa cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu này. Nguyên nhân là cá đục bạc ở nghiên cứu này chiều dài nhỏ hơn cá đục ở nghiên cứu của Hồ Sơn Lâm (2013), qua đó cho ta thấy chiều dài càng lớn thì sức sinh sản càng cao.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/07/2022