Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông

năng lực của học sinh trên cở sở mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ theo các cấp độ như:

(1) Nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao.

(2) Theo chủ đề: Câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, thực hành.

Tuy nhiên việc KTĐG năng lực học sinh khi dạy môn Công nghệ theo TCNL không thể bỏ qua phương án đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh và đánh giá căn cứ vào quá trình học tập của các em. Từ đó có thể thấy người học đã đạt được về mặt nào như: Mặt giáo dưỡng, mặt phát triển, mặt giáo dục và người dạy có “thông tin ngược” để điều chỉnh hoạt động dạy, điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá nhằm năng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Lập Kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của hoạt động quản lý.

Lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo TCNL là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo TCNL. Kế hoạch dạy học chính là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy học chung của nhà trường.

Để tổ chức thực hiện lập kế hoạch dạy học môn Công nghệ theo TCNL của cả năm học, cần cụ thể hóa thành chương trình hoạt động học kỳ, hàng tháng và theo chủ điểm.

Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kế hoạch dạy học theo TCNL. Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch dạy học theo TCNL của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

phù hợp; phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.

Để làm được như vậy, Hiệu trưởng sẽ cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với dạy học theo TCNL...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo TCNL trong năm. Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 7

Ở cấp độ tiếp theo, Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm trưởng môn Công nghệ hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo TCNL. Kế hoạch của giáo viên do tổ trưởng ký duyệt và là căn cứ pháp lý để nhóm trưởng môn Công nghệ và hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học theo TCNL của giáo viên Công nghệ trong năm học theo kế hoạch đã phê duyệt, bao gồm:

- Kế hoạch năm học;

- Kế hoạch học kỳ;

- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn;

- Kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức dạy học;

- Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động (giáo án);

- Kế hoạch xây dựng chuyên đề môn học;

- Kế hoạch xây dựng chương trình môn học.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Tổ chức là khâu thứ hai trong trong hoạt động của người quản lý. Đây là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.

Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các công việc cụ thể để tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL như:

+ Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác giáo dục trong nhà trường;

+ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Quản lý hoạt động dạy- học;

+ Thành lập tổ chuyên môn: Căn cứ vào số lượng giáo viên, nhân viên, sự hợp lý giữa các môn học;

+ Phân công giảng dạy, kiêm nhiệm công tác khác: Theo năng lực, kinh nghiệm của giáo viên, đối tượng học sinh;

+ Phân công nhiệm vụ cho giáo viên: Giảng dạy, kiêm nhiệm;

+ Giáo viên: Xây dựng kế hoạch phê duyệt qua tổ trưởng chuyên môn hoặc hiệu phó, hiệu trưởng phụ trách và thực hiện theo đúng kế hoạch.

Trong đó nội dung kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ theo TCNL bao gồm:

+ Xác định mục tiêu dạy học môn Công nghệ theo TCNL;

+ Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học theo TCNL phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh;

+ Xác định chuẩn năng lực cần đạt của bài học theo TCNL học sinh;

+ Thiết kế giáo án theo TCNL;

+ Tổ chức dạy học theo TCNL;

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn năng lực đạt được.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

Chỉ đạo là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu.

Dựa trên các văn bản kế hoạch và công tác tổ chức hoạt động dạy học môn công nghệ theo TCNL, Hiệu trưởng hướng dẫn, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân giáo viên và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch dạy học. Cụ thể, Hiệu trưởng cần chỉ đạo:

Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng công việc, các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn chỉ đạo điều hành công việc:

+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy môn Công nghệ theo TCNL;

+ Chỉ đạo phân công giảng dạy môn Công nghệ theo TCNL;

+ Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra chuyên môn giáo viên dạy môn Công nghệ theo TCNL;

+ Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học;

+ Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh theo TCNL;

+ Chỉ đạo đầu tư CSVC phục vụ dạy học Công nghệ theo TCNL.

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động học tập của học sinh: thông qua GVCN, GVBM nhằm nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ, động cơ học tập, tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh; bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, hiện đại, tự học cho học sinh; hướng dẫn học sinh khai thác vốn sống, kinh nghiệm bản thân vào hoạt động học tập;

- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn: Đảm bảo thực hiện đúng chế độ hội họp; điều hành giáo viên của tổ thực hiện các hoạt động dạy học theo hướng TCNL; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ;

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường THPT

Kiểm tra nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời, giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt được mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh.

Kiểm tra, đánh giá HĐDH là khâu cuối cùng, quan trọng của chức năng quản lý. Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được việc thực hiện dạy học của gáio viên theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh được thực hiện ở mức độ nào, hiệu quả ra sao, trên cơ sở đó có những đề xuất, điều chỉnh trong quản lý dạy học môn học.

Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên với các phương pháp như:

+ Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của giáo viên và tổ chuyên môn;

+ Quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên; quan sát các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên;

+ Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, cha mẹ học sinh.

Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh: Theo Quy định hiện hành bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học, đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm học sinh.

Thông qua việc kiểm tra, giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học theo hướng TCNL, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên. Đồng thời bồi dưỡng cho giáo

viên có khả năng tự kiểm tra, đánh giá việc dạy học theo hướng TCNL của mình.

Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Công nghệ của giáo viên theo TCNL. Có thể kể đến 5 hình thức cơ bản, bao gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá qua kế hoạch dạy học, việc soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy;

+ Kiểm tra thông qua sổ sách: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ theo dõi thực hành, sử dụng máy chiếu;

+ Kiểm tra, đánh giá qua kết quả hoạt động dạy học;

+ Kiểm tra thông qua hỏi ý kiến học sinh;

+ Kiểm tra, đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy học;

+ Kiểm tra, đánh giá qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học.

+ Kiểm tra, đánh giá qua kết quả học tập của học sinh.

Với mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng có thể thực hiện thường xuyên trong các tuần, các tháng, cũng có thể thực hiện vào cuối các kì học hay năm học tùy thuộc vào đặc thù của từng hình thức.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức và năng lực của Cán bộ quản lý

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Như thế, hạt nhân chủ thể quản lý nhà trường THPT là Hiệu trưởng. Hệ thống giá trị của chủ thể quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT. Hệ thống giá trị đó bao gồm nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, nhận thức của Hiệu trưởng nhà trường về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động quản lý dạy học môn Công nghệ TCNL. Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo đúng mức và biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học Công nghệ trong nhà trường.

Thứ hai, trên cơ sở nhận thức đúng đắn thì yếu tố năng lực quản lý của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng dạy học theo TCNL. Người quản lý có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai các hoạt động dạy và học. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT, Hiệu trưởng trường THPT phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và năng lực xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ ba, phẩm chất của Hiệu trưởng tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra trở ngại cho quá trình quản lý dạy học theo TCNL, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dạy học theo TCNL. Phẩm chất đó được đặc trưng bởi tinh thần trách nhiệm và uy tín cá nhân. Tinh thần trách nhiệm và uy tín cao của cán bộ quản lý nhà trường đối với đội ngũ giáo viên và học sinh sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động dạy và học môn Công nghệ theo TCNL.

1.5.1.2. Nhận thức và năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực của giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL. Vì thế, chất lượng của đội ngũ giáo viên môn học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động dạy học theo TCNL, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động này của nhà trường. Theo đó, các khía cạnh ảnh hưởng bao gồm:

- Tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên Công nghệ đối với việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung dạy học, thiết kế bài dạy, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và tổ chức dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

- Nhận thức của đội ngũ giáo viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với GD&ĐT; tầm quan trọng của các nội dung, biện pháp quản lý của CBQL giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

- Phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên khi tham gia dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

- Tính năng động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong đổi mới dạy học Công nghệ ở trường THPT.

Nếu giáo viên có nhận thức đúng đắn về dạy học môn học theo TCNL, có năng lực tốt thì sẽ tự mình tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ; Biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân; Biết hướng dẫn các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu; Biết khuyến khích học sinh yêu công nghệ và vận dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống và khi đó hiệu quả dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL sẽ được nâng cao. Tuy nhiên nếu nhận thức và năng lực của giáo viên về dạy học theo TCNL chưa tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

1.5.1.3. Ý thức, thái độ học tập môn Công nghệ của học sinh

Trong quá trình dạy học, ý thức, thái độ, sự chủ động, tích cực học tập của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng.

Nếu học sinh có ý thức, thái độ, động cơ học tập thì phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và sự phát triển của toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống của mỗi cá nhân học sinh.

Sự chủ động, tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập thể hiện ở việc học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải đọc trước sách giáo khoa, trả lời tất cả các câu hỏi trong sách giáo khoa liên quan đến phần sẽ học. Trên lớp học cần chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, hợp tác cùng thày cô và các bạn, học tập dựa trên kiến thức giáo viên cung cấp. Quan trọng hơn là học sinh phải có ý thức tự giác trong học tập để chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả, tự phát huy năng lực cá nhân. Đặc biệt đối với dạy học theo TCNL thì học sinh phải hiểu được năng lực các nhân và phát huy năng lực đó trong từng nội dung bài học, học sinh phải có hứng thú với công nghệ để tiếp thu và áp dụng chúng vào trong cuộc sống, sản xuất.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Công nghệ

Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ quá trình dạy học là điều vô cùng cần thiết đối với quá trình dạy học nhất là đối với dạy học theo TCNL. Đó là những điều kiện tiền đề hỗ trợ cho quá trình dạy học đạt hiệu quả như mong muốn.

Đối với môn Công nghệ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì môn học mang tính trừu tượng cao, có tính chất đặc thù là thực hành, đặc biệt trong quá trình dạy học học sinh không chỉ làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà rất cần có dụng cụ trực quan, thực nghiệm, thực hành... thông qua các dụng cụ như: Máy chiếu, dụng cụ thực hành, phòng thực hành, mô hình, vật thật… Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, tự học và chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh, cũng có nghĩa là tiếp cận và phát huy được năng lực của học sinh.

1.5.2.2. Chương trình môn Công nghệ

Nội dung SGK quy định trình độ phát triển của học sinh sau một quá trình học. Khi nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu học tập của học sinh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các nhu cầu, hứng thú và các năng lực sở trường của học sinh. Điều quan trọng là chương trình, nội dung môn học phải vừa sức với học sinh theo đúng lứa tuổi. Nội dung phải nằm trong khu vực phát triển gần của trí tuệ. Chương trình đảm bảo tính vừa sức được hiểu là mức độ khó khăn cao nhất mà học sinh có thể vượt qua được về mặt nhận thức. Đối với môn Công nghệ Công nghiệp (khối 11,12) mà đề tài nghiên cứu thì chương trình sách giáo khoa rất phù hợp với đối tượng học sinh và đặc biệt là sự lựa chọn nội dung dạy học theo vùng miền.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí