Kiểm Tra Hiện Tượng Nội Sinh Bằng Phương Pháp Durbin-Wu-Hausman


3.3.2.2 Kiểm định F

Kiểm định F nhằm xác định giữa mô hình hồi quy FEM và phương pháp ước lượng Pooled OLS thì trường hợp nào có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến. Kiểm định F được xây dựng với giả thuyết cho rằng chênh lệch giữa các đối tượng trong mô hình hồi quy là bằng 0, không có sự khác biệt trọng yếu nào giữa các quan sát. Khi kiểm định cho ra kết quả có Prob > Chi2 lớn hơn 0,05 thì chấp nhận giả thuyết, nghĩa là mô hình hồi quy FEM là không hiệu quả và do đó phương pháp ước lượng Pooled OLS nên được sử dụng và ngược lại.

3.3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình


3.3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Theo Wooldrige (2002) sử dụng hệ số tương quan giữa các biến để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra để kiểm định mô hình có bị đa cộng tuyến hay không thì luận án sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factors – VIF) đối với mô hình. Theo quy tắc nếu hệ số VIF của biến lớn hơn 5 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao, còn nếu vượt hơn 10 thì mức độ đa cộng tuyến của biến này được xem là rất cao và khi đó các hồi quy ước lượng sẽ không chính xác

3.3.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, luận án sử dụng kiểm định Wald với giả thuyết Ho: nếu P-value < 0,05, bác bỏ Ho tức mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và ngược lại

3.3.3.3 Kiểm định tự tương quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó luận án sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm định sự tự tương quan của phần dư với giả thuyết Ho, nếu P-value < 0,05, bác bỏ Ho tức mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan và ngược lại.


Nghiên cứu tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới - 14

3.3.3.4 Kiểm tra hiện tượng nội sinh bằng phương pháp Durbin-Wu-Hausman

Nội sinh là hiện tượng khi biến độc lập và sai số của mô hình có tương quan với nhau và có ý nghĩa. Khi mô hình bị nội sinh, kết quả ước lượng thông thường sẽ không vững và bị chệch do đó kết quả hệ số hồi quy của mô hình sẽ không đáng tin cậy. Vì vậy để kiểm tra hiện tượng nội sinh của mô hình tác giả thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chạy hồi quy mô hình theo phương pháp POLS

Bước 2: Trích xuất sai số (phần dư) của mô hình và lưu giá trị phần dư theo tên mới

bằng lệnh Predict u (với u là tên của phần dư được trích xuất)

Bước 3: Kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập và phần dư của mô hình. Nếu hệ số tương quan giữa từng cặp biến độc lập và phần dư có ý nghĩa (1%, 5%, 10%) thì biến đó là nội sinh nhưng tùy thuộc vào giá trị của hệ số thì biến độc lập này được gọi là nội sinh mạnh hoặc nội sinh yếu. Ngược lại, nếu hệ số tương quan giữa biến độc lập và phần dư là không có ý nghĩa thì biến độc lập không bị nội sinh. Sau khi kiểm tra mối tương quan của từng cặp biến, nếu trong mô hình tồn tại biến bị nội sinh thì mô hình được kết luận là bị hiện tượng nội sinh.

3.3.4 Phương pháp ước lượng theo moment tổng quát (GMM)

Trong nghiên cứu định lượng thì vấn đề quan trọng nhất là hệ số ước lượng của các mô hình phải đảm bảo tính vững và hiệu quả. Chính vì vậy việc kiểm tra các khuyết tật của mô hình như hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng nội sinh, … để đảm bảo rằng kết quả ước lượng là đáng tin cậy có ý nghĩa to lớn cho mỗi luận án nghiên cứu. Ngoài ra, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đều xem xét các yếu tố quan trọng đóng góp cho TTKT là yếu tố nội sinh như vốn con người, vốn vật chất, tiến bộ công nghệ, Chính phủ và mô hình cũng chứa giá trị biến GDP BQNĐ đầu chu kỳ nên khả năng mô hình bị nội sinh, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan là rất lớn vì các biến số vĩ mô thường có mối liên hệ nhất định với nhau. Để xử lý vấn đề nội sinh của mô hình thường có 2 phương pháp phổ biến là 2SLS (two stage least squares) hoặc phương pháp moment tổng quát GMM (Generalized method of Moments). Trong đó, phương pháp xử lý nội sinh bằng


2SLS chỉ áp dụng đối với trường hợp mô hình chỉ mất tính vững do hiện tượng nội sinh gây ra. Đối với trường hợp mô hình vừa mất tính vững do hiện tượng nội sinh vừa mất tính hiệu quả do các hiện tượng khác như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi thì phương pháp 2SLS sẽ không phù hợp mà phải sử dụng phương pháp GMM. Một lý do khác mà phương pháp GMM được sử dụng phổ biển hơn là vì các biến công cụ thường lấy từ độ trễ của một hoặc một số biến độc lập, biến kiểm soát của chính mô hình nghiên cứu làm biến công cụ. Ngược lại, đối với phương pháp 2SLS thì biến công cụ phải tìm một biến khác ngoài các biến độc lập có sẵn trong mô hình. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp GMM để đi tìm các giá trị ước lượng cho mô hình nghiên cứu đã xây dựng. Tuy nhiên, để chứng minh rằng phương pháp ước lượng DGMM là phù hợp với mô hình nghiên cứu tác giả cần chứng minh mô hình đáp ứng các giả định dành cho phương pháp này. Chính vì vậy, tác giả vẫn phải thực hiện sử dụng tuần tự các phương pháp được đề cập ở trên để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương pháp ước lượng này.

Tác giả sẽ sử dụng phương pháp moment tổng quát sai phân (Difference Generalized Method Moments – DGMM) theo Arellano và Bond (1991) khi mô hình nghiên cứu đáp ứng được những giả định Arellano và Bond (1991) đặt ra đối với phương pháp DGMM, cụ thể các giả định gồm:

Thứ nhất là dữ liệu của các biến trong mô hình có tính động với giá trị hiện tại của biến phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi chính dữ liệu của nó trong quá khứ.

Thứ hai là các đặc điểm riêng của các đối tượng nghiên cứu thay đổi theo thời gian Thứ ba là các ước lượng theo mô hình thông thường như POLS, FEM, REM bị hiện tượng nội sinh

Thứ tư là các ước lượng theo mô hình thông thường như POLS, FEM, REM bị hiện

tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan

Sau khi xác định mô hình đáp ứng các giả định đối với phương pháp ước lượng DGMM tác giả tiếp tục tìm biến công cụ bằng cách sử dụng độ trễ của một trong các biến bị nội sinh để làm biến công cụ. Để có thể tìm ra được biến công cụ phù hợp tác giả thử lần lượt từng độ trễ của mỗi biến bị nội sinh (đã được xác định


ở mục 3.3.3.4) để đưa vào phần GMM và các biến còn lại sẽ là biến ngoại sinh sẽ được đưa vào phần iv trong câu lệnh chạy DGMM. Để xác định tính hiệu lực của biến công cụ đối với DGMM hai bước (twostep), tác giả thực hiện kiểm định Hansen với giả thuyết H0 biến công cụ là biến ngoại sinh (mối tương quan giữa biến công cụ và phần dư là không có ý nghĩa) và giả thuyết H1 hàm ý có ít nhất một biến công cụ là biến nội sinh. Giá trị kiểm định P-value > 0,05 cho kết luận rằng chấp nhận giả thuyết H0 hay nói cách khác biến công cụ được sử dụng là phù hợp.

Ngoài ra, tác giả thực hiện kiểm định Arellano-Bond nhằm xác định hiện tượng tự tương quan trong sai phân của phần dư. Nếu sai phân của phần dư chỉ có tự tương quan bậc 1 và không có tự tương quan bậc 2 nghĩa là mô hình đã được khắc phục hiện tượng nội sinh. Nếu sai phân của phần dư vẫn còn tương quan bậc 2 thì mô hình vẫn bị hiện tượng nội sinh và ước lượng GMM trong trường hợp này không hiệu quả. Để thực hiện kiểm định này người ta đặt giả thuyết H0 là mô hình không bị tự tương quan bậc 2 và H1 là mô hình bị tự tương quan bậc 2. Trường hợp giá trị kiểm định P-value (AR1) < 0,05 và P-value (AR2) > 0,05 thì mô hình bị tự tương quan bậc 1 nhưng không bị tự tương quan bậc 2.

Cuối cùng, để hạn chế sự phù hợp quá mức của biến công cụ trong mô hình nghiên cứu thì các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng biến công cụ sử dụng trong mô hình phải nhỏ hơn hoặc bằng số đối tượng nghiên cứu (Roodman, 2009).

3.3 .5 Quy trình nghiên cứu

Để hoàn thiện luận án này tác giả đã thực hiện các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu và lược khảo các lý thuyết tiêu biểu liên quan đến nợ công, tham nhũng và tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu và lược khảo các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam tiêu biểu liên quan đến mối quan hệ giữa nợ công, tham nhũng và tăng trưởng kinh tế để xác định khe hở nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các biến nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng liên quan đến đề tài và mục tiêu nghiên cứu của luận án để lựa chọn dự kiến khách thể


nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các biến nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Giai đoạn 4: Thu thập dữ liệu nghiên cứu và hoàn thiện việc lựa chọn khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các biến nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cuối cùng được sử dụng trong luận án trên cơ sở các quốc gia được lựa chọn phải có bộ dữ liệu về các biến được lựa chọn tương đối đầy đủ từ các nguồn tin cậy (WB, IMF, Tổ chức Minh bạch Quốc tế) và không có dữ liệu quá chênh lệch với các quốc gia còn lại.

Giai đoạn 5: Phân tích các dữ liệu nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích thống kê mô tả, phân tích định lượng bằng sự hỗ trợ của công cụ Stata 13,

… và biện luận các kết quả nghiên cứu nhận được.

Giai đoạn cuối cùng: Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được đề xuất hàm ý về mặt chính sách cho các nhóm nước nghiên cứu và cho Việt Nam.

Tóm tắt Chương 3

Chương này tác giả trình bày các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các lý thuyết nghiên cứu liên quan nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trước đó. Bên cạnh đó, để đánh giá tác động của nợ công, tham nhũng và tương tác của chúng đến TTKT tác giả thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu, lựa chọn các biến vào trong mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước cũng như phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này. Cũng trong chương này tác giả mô tả cách thức lựa chọn mẫu nghiên nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho từng biến nghiên cứu. Phần cuối cùng của chương này, tác giả mô tả các phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như các kiểm định cần thiết sẽ được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu mà luận án đặt ra.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả chung

Số liệu về nợ công trung bình đến năm 2019 được công bố bởi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cho thấy rằng tỷ lệ nợ công trung bình của các nhóm nước có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là gia tăng sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính (khủng hoảng kinh tế 2007-2008, khủng hoảng nợ công 2009-2010). Sau năm 2002, ngoại trừ các quốc gia có TNC thì các nước thuộc hai nhóm còn lại đã có sự điều chỉnh nợ công giảm một cách đáng kể và bắt đầu xu hướng gia tăng lại đều từ năm 2008 đến nay trong đó các nước có TBT có tốc độ gia tăng nợ công trung bình nhanh hơn, vượt ngưỡng trên 50%/GDP. Ngược lại với hai nhóm quốc gia trên, các nước thuộc nhóm TNC lại có tỷ lệ nợ công gia tăng đáng kể từ năm 2007 , đỉnh điểm là năm 2014 đạt trên ngưỡng 70%/GDP và sau đó giảm dần. Mặc dù năm 2012, Hiệp ước tài chính mang tên “Hiệp ước ổn định, phối hợp và quản lý trong liên minh tài chính – tiền tệ” được Liên minh Châu Âu ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng chi tiêu quá đà ở khu vực công cũng như chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực (bắt nguồn từ Hy Lạp năm 2010) nhưng mãi đến năm 2015 tình hình nợ công mới được cải thiện nhưng đến 2019 vẫn xấp xỉ 70%/GDP trong khi theo Hiệp ước này thì tỷ lệ nợ công phải cắt giảm xuống mức 60%/GDP6. Hơn thế nữa, đại dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối năm 2019 tại Trung Quốc và sau đó lan rộng khắp các nước cho đến nửa cuối năm 2021 vẫn còn những diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến hầu hết tất cả các nền kinh tế và buộc các Chính phủ tiếp tục phải thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ, thực hiện các gói cứu trợ để kích thích nền kinh tế khả năng khiến nợ công tiếp tục gia tăng hơn nữa sau năm 2019. Chính điều này buộc Chính phủ các nước phải có những thận trọng nhất định trong việc thực thi các chính sách để đảm bảo kiểm soát được các vấn đề



6 http://baoquangngai.vn/channel/2030/201202/Hiep-uoc-tai-chinh-moi-cua-eu-Van-kho-kha-thi- 2128136/


80

70

60

50

40

30

20

10

0

TN Cao TN TBC

TN TBT

về ổn định các chỉ tiêu vĩ mô cũng như tránh các cuộc khủng hoảng vỡ nợ đối với quốc gia, đối với doanh nghiệp và đối với cá nhân.


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Hình 4.1: Nợ công trung bình trên GDP (%) của các nhóm nước

Khác với số liệu về nợ công trung bình của các nhóm nước có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng. Chỉ số cảm nhận tham nhũng trung bình của ba nhóm nước gần như không có sự khác biệt đáng kể trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Cụ thể, Hình 4.2 cho thấy rằng mặc dù các quốc gia đang nỗ lực không ngừng trong việc phòng, chống tham nhũng nhưng hiệu quả không cao. Những quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình đã có chỉ số cảm nhận tham nhũng trung bình có sự cải thiện đáng kể sau năm 2011 nhưng sau đó tình hình tham nhũng gần như không có sự thay đổi đáng kể thể hiện thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng trung bình gần như đi ngang. Hơn thế nữa, đối với các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao chỉ số cảm nhận tham nhũng trung bình sau khoảng 20 năm gần như không thay đổi, thậm chí một số nước được xem là trong sạch nhất như Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand, … đã có sự gia tăng về mức độ cảm nhận tham nhũng trong những năm gần đây.



8.00

7.00

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

-

TN Cao TN TBC

TN TBT

Hình 4.2: Chỉ số cảm nhận tham nhũng trung bình của các nhóm nước

Các lý thuyết đã chứng minh rằng các yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế cho mỗi quốc gia gồm vốn, lao động, công nghệ và vai trò của Chính phủ tác động thông qua chính sách chi tiêu của mình. Chính vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp đã sử dụng chính sách vay nợ như một công cụ để tạo “cú huých từ bên ngoài” nhằm gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất cho khu vực tư nhân, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo tích lũy về vốn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau 20 năm, GDP BQĐN thực trung bình của các nước nhóm thu nhập cao tăng từ 24.424 lên 51.593 tương ứng với tỷ lệ tăng 112,39%, đối với các nhóm nước thu nhập TBC tăng từ 6.762 lên 18.348 tương ứng với tỷ lệ tăng là 171,34% và đối với các nhóm nước thu nhập TBT tăng từ 3.064 lên 7.792 tương ứng với tỷ lệ tăng là 154,31% (Hình 4.3). Bên cạnh đó, nếu vào năm 2000 GDP BQĐN thực trung bình của nhóm nước TNC cao gấp khoảng 3,6 lần so với nhóm nước thu nhập TBC và 8,0 lần so với nhóm nước thu nhập TBT thì sau 20 năm khoảng cách này cũng được thu hẹp hơn với số liệu tương ứng là 2,8 lần và 6,6 lần. Như vậy, kết quả phân tích thống kê cho thấy rõ ràng tốc độ tăng trưởng GDP BQĐN thực trung bình của các nước thuộc nhóm thu nhập trung bình cao hơn so với các nước thuộc nhóm thu nhập cao theo thời gian tuy nhiên để có sự hội thụ về

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí