Tổ Chuyên Môn Và Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông

này cũng chính là những tiêu chí đánh giá năng lực của GV được sử dụng phù hợp trong phạm vi của đề tài.

1.2.2.3. Phát triển năng lực dạy học

Khi nói đến phát triển NLDH là nhắc đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV, là ý thức chủ động của GV trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá HS đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mới, của nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội hiện đại. Trong công tác QLGD, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người QL là làm sao để đội ngũ GV không ngừng phát triển năng lực chuyên môn, thường xuyên trau dồi kiến thức CM, nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng tin học, … cũng như tìm hiểu tâm sinh lý của HS để có được những PPDH đạt

hiệu quả cao, không ngừng đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên.

Qua đó, có thể thấy rằng: phát triển năng lực dạy học là bồi dưỡng, rèn luyện phát triển khả năng xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức, chương trình môn học; sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng phương pháp dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

1.2.3. Tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông

1.2.3.1. Tổ chuyên môn

Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, quy định ở Điều 16. Theo qui định của Điều lệ: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học được tổ chức thành TCM theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học trung học cơ sở, THPT [6].

TCM là một thành phần cấu thành trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác, phối hợp cùng với các bộ phận, tổ

chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục.

Trong trường THPT thường có 2 loại TCM: Tổ đơn môn một môn) và tổ liên môn (nhiều môn). Ở nhiều trường có thể có cả hai loại TCM môn này. Trong trường hợp có tổ liên môn thì khi sinh hoạt CM lại có thể được tách ra thành các nhóm CM để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Tổ trưởng TCM là người được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ điều hành TCM. Để TCM môn hoạt động hiệu quả, TTCM cần xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển. Cần thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu đã định [5, tr.53].

* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Theo qui định tại điều 14. Thông tư số 32/2020TT-BGD&ĐT, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học,…

- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… [4].

* Chức năng của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông

- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động CM, nghiệp vụ dạy và học.

- Trực tiếp quản lý GV trong tổ theo quy định.

* Nhiệm vụ của Tổ trưởng tổ chuyên môn về quản lý tổ chuyên môn

- Quản lý giảng dạy của GV

+ Lập kế hoạch hoạt động chung của TCM, các kế hoạch cụ thể như kế hoạch ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng, phụ đạo HS… Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học theo chương trình.

+ Hướng dẫn GV xây dựng và quản lý việc thực hiện Kế hoạch cá nhân, soạn bài, viết chuyên đề…

+ Bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho GV trong tổ: đổi mới KTĐG, Dạy học tích cực, dạy học liên môn, dạy học tích hợp…

+ Tổ chức và điều hành các buổi sinh hoạt CM. Thực hiện dự giờ GV.

+ Quản lý, kiểm tra, đánh giá GV thông qua các hoạt động như: Thực hiện quy chế CM, soạn giảng theo kế hoạch, kế hoạch dạy học, chuẩn kiến thức kỹ năng, KTĐG HS, hồ sơ CM của các thành viên trong tổ…

- Quản lý hồ sơ học tập của HS:

+ Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại, nội khóa cho HS để thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Thực hiện các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị.

1.2.3.2. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông

Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập. Điều 60, Luật Giáo dục năm 2019 thì nhà trường có nhiệm vụ: “Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường” [22]. Trọng tâm của quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Để quản lý hoạt động TCM hiệu quả, HT cần tiến hành thực hiện công tác qui hoạch TCM, quản lý hoạt động dạy học, hoạt động sinh hoạt CM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, đội ngũ GV trong TCM.

TCM giữ vai trò là tế bào cơ bản, quan trọng nhất trong việc triển khai

công tác quản lý đổi mới hoạt động giáo dục; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của HT; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về hoạt động giáo dục mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức hội thảo…

Vì vậy: quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH là toàn bộ quá trình tác động có định hướng, có mục đích của người quản lý lên đội ngũ GV nhằm bồi dưỡng, phát triển khả năng xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức, chương trình môn học; sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng phương pháp dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho GV thông qua các hoạt động của TCM góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.3. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực dạy học

1.3.1. Năng lực dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông

Theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ [3]. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 1.1: Năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông



STT

Năng lực dạy học


Tiêu chí


1


Xây dựng kế hoạch dạy học

Xây dựng KHDH theo kế hoạch hoạt động của TCM, kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

KHDH thể hiện mục tiêu, nội dung, PPDH của bộ môn và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học

KHDH tích hợp DH với GD phù hợp với trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm HS và môi trường GD

KHDH thể hiện sự phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 4



STT

Năng lực dạy học


Tiêu chí


2


Đảm bảo kiến thức, chương trình môn học

Làm chủ kiến thức môn học

Tổ chức dạy học với nội dung chính xác, có hệ thống theo đúng chương trình môn học

Vận dụng linh hoạt, hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn

Thực hiện dạy học theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học


3

Sử dụng các phương tiện, vận dụng các phương pháp dạy học

Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học làm tăng hiệu quả hoạt động dạy học

Vận dụng linh hoạt các PPDH

Sử dụng PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS


4


Xây dựng môi trường học tập

Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và HS

Kỹ năng hợp tác, cộng tác, chia s vì sự tiến bộ của HS

Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh

Không ngừng học tập, nghiên cứu, lan tỏa đến các đối tượng khác


5

Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo đúng quy định

Đánh giá hồ sơ dạy học theo thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị


6


Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Xác định nội dung kiểm tra chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, phù hợp với trọng tâm và các mức độ của nhận thức

Kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập, phát triển năng lực tự đánh giá của HS

Kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS

Sử dụng kết quả KTĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học

1.3.2. ổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo các quy định hiện hành thì để quản lý tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cần thực hiện các hoạt động sau:

1.3.2.1. Quản lý kế hoạch dạy học và giáo dục

Để xây dựng kế hoạch dạy học đội ngũ cán bộ GV cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ chương trình môn học. Giúp GV xác định mục tiêu kiến thực, nhiệm vụ dạy học trong từng tiết dạy, bài dạy đáp ứng được yêu cầu của bộ môn

Xác định được các hoạt động học tập của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống thực tế với các mức độ khác nhau giúp HS hình thành và phát triển năng lực.

Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức học tập và kiểm tra đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. Trong đánh giá học sinh cần lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá tập trung vào đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS.

Thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần thực hiện: Lựa chọn mục tiêu kiến thức mới, phù hợp với HS. Tổ chức các nội dung dạy học theo từng bài học, chủ đề, hoạt động giáo dục. Xây dựng, thiết kế các chủ đề kiến thức liên môn trong cùng môn học hoặc các môn học khác nhau… phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

Đồng thời phối hợp với các tổ chuyên môn khác lên kế hoạch các hoạt động và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

1.3.2.2. Quản lý hồ sơ tổ chuyên môn

Tổ trưởng trực tiếp quản lý hồ sơ TCM. Các loại hồ sơ của TCM được phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ, có tổng hợp, thống kê, theo dõi đối chiếu từng hoạt động chuyên môn. Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các

hoạt động giáo dục, đánh giá hồ sơ dạy học theo thực tế dạy học đúng quy định của các thành viên trong tổ chuyên môn.

Hồ sơ tổ chuyên môn thể hiện đầy đủ, rõ ràng các hoạt động chuyên môn của TCM. Đồng thời hồ sơ tổ chuyên môn thể hiện đúng các hoạt động giáo dục của tổ, hoạt động dạy học của GV. Từ đó định kỳ kiểm tra hồ sơ TCM để tìm kiếm, phát hiện những ưu điểm, hạn chế của GV để có những biện pháp quản lý tác động, không ngừng nâng cao NLDH cho đội ngũ GV.

1.3.2.3. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục

Luật giáo dục 2019 đã chỉ rõ, mục tiêu đối với học sinh trung học phổ thông: “phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22]. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu giáo dục: “Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời... [9]. Chính vì vậy, người quản lý cần phải nắm vững các mục tiêu dạy học cụ thể từng bộ môn học, từng phần kiến thức, từng bài học để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đó qua từng giai đoạn, từng học kỳ, năm học để phát triển NLDH cho GV nhằm đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục của nhà trường.

Nội dung của chương trình giáo dục được các TCM chủ động xây dựng, lựa chọn sao cho đúng quy định và phải phù hợp với đặc thù của đội ngũ GV cũng như thực trạng HS và điều kiện nhà trường. Nội dung dạy học cần được xác định sao cho có thể đáp ứng nguyện vọng học tập đồng thời phát triển năng lực học sinh trong điều kiện cụ thể. Muốn vậy cần không ngừng nâng cao NLDH cho GV để từ đó giúp họ hoàn thành chương trình giáo dục và đạt được mục tiêu mong muốn.

1.3.2.4. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn và hoạt động sinh hoạt chuyên môn

Điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng dạy học, giáo dục học sinh là

thực hiện đúng quy chế CM. Cán bộ quản lý cần nắm vững chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học từ đó chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cho từng khối lớp, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ, nhóm chuyên môn và của từng giáo viên.

Việc sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nghiên cứu khoa học, ở đó có sự trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục mục đích quan trọng là giúp cho GV không ngừng phát triển NLDH để từ đó hoàn thành các mục tiêu, chương trình giáo dục. Kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn được tổ trưởng chuyên môn xây dựng, tập trung vào từng hoạt động chuyên môn, chủ đề, từng bài học cụ thể. Chú trọng vào những vấn đề mới, phức tạp, khó khăn như thống nhất mục tiêu chi tiết, nội dung bài học, phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, tiến trình bài dạy, hình thức kiểm tra đánh giá; hoạt động trao đổi, rút kinh nghiệm sau dự giờ, hoạt động nghiên cứu khoa học…

1.3.2.5. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Để thực hiện thành công chương trình giáo dục và đạt được mục tiêu giáo dục cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Khi mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải thay đổi phù hợp.

Để thực hiện hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cần làm cho GV nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng, coi đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cốt lõi của đổi mới giáo dục, quyết định việc thực hiện thành công chương trình giáo dục cũng như đạt được mục tiêu giáo dục.

Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá là một hoạt động vô cùng quan trọng. Hoạt động này tác động tới hầu hết các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá được coi như là một hoạt động học tập qua đó hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Sử dụng các biện pháp quản lý giúp GV xác định đánh giá học sinh theo cả quá trình học tập, GV cần xây dựng

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí