Công an đơn vị địa phương và tổ chức đoàn thể trong CAND được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới [12].
Như vậy, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã thể hiện quan điểm, định hướng và quyết tâm chính trị trong thực hiện mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới; trong đó có thực hiện các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, coi đó là nhiệm vụ chính trị của Ngành và phải gắn với tổng thể chiến lược, kế hoạch phát triển NNL của toàn lực lượng; trong đó, phải quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về bình đẳng giới và phát triển NNLN trong lực lượng CAND; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chế độ, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với đặc thù, điều kiện công tác, chiến đấu của lực lượng CAND; áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển NNLN, đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu NNLN, tạo mọi điều kiện cho NNLN khắc phục khó khăn, hạn chế về giới, góp phần cùng toàn lực lượng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Công an, đồng thời làm tốt thiên chức của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
4.2.1. Sửa đổi và bổ sung nội dung các chính sách cụ thể về phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Một là, đối với chính sách tuyển dụng, sử dụng
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hóa phát triển NNLN trong lực lượng CAND trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, gắn với kế hoạch hóa NNL CAND; trong đó hoạch định được các chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; thi đua, khen thưởng; đảm bảo đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển NNL CAND và đặc điểm NNLN, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Quan Điểm Và Định Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Quan Điểm Của Đảng Về Xây Dựng Lực Lượng Công An Nhân Dân
- Bổ Sung, Phân Bổ Hợp Lý Và Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Lực Tài Chính Và Cơ Sở Vật Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Hoạch Định Và Thực Thi Chính Sách Phát
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 20
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 21
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
- Lồng ghép giới trong hoạch định chính sách tuyển dụng NNLN trong lực lượng CAND. Đây là giai đoạn rất quan trọng, tuyển dụng NNLN cần đảm bảo chủ động, khoa học, đúng nhu cầu sử dụng, cơ cấu đồng bộ, liên thông sẽ thuận lợi cho quá trình sử dụng, đảm bảo NNLN bền vững. Do vậy, việc hoạch định chính sách tuyển dụng cần làm tốt các khâu:
(1) Đánh giá thực trạng NNLN và nhu cầu sử dụng NNLN của Công an các đơn vị, địa phương, gắn với cụ thể ở từng cấp Công an và từng hệ lực lượng.
(2) Xây dựng chỉ tiêu biên chế cần tuyển dụng ở tất cả các hình thức tuyển: tuyển sinh vào các trường CAND, tuyển chọn NNLN chất lượng cao vào CAND, chuyển chuyên nghiệp đối với chiến sĩ nghĩa vụ, tuyển dụng công nhân Công an. Yêu cầu chỉ tiêu tuyển dụng NNLN trong CAND phải trước mắt đạt tỷ lệ NNLN đạt 15% trong tổng biên chế toàn lực lượng, đảm bảo ổn định cơ cấu về độ tuổi, thành phần dân tộc, trình độ, năng lưc, vùng miền.
(3) Tính toán thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép giới trong toàn bộ quá trình hoạch định, thực thi chính sách tuyển dụng, đảm bảo quy định tỷ lệ, điều kiện, tiêu chuẩn gắn với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, chính sách phát triển NNLN Việt Nam và Chiến lược, kế hoạch hóa NNLN trong lực lượng CAND.
- Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện chính sách quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển NNLN đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới thực chất:
(1) Có kế hoạch quy hoạch NNLN trong lực lượng CAND theo từng giai đoạn và ở tất cả các cấp Công an. Quy hoạch phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng, bổ nhiệm NNLN và áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong quy hoạch NNLN.
(2) Điều chỉnh mở rộng biên độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, nghỉ hưu đối với NNLN trong lực lượng CAND; quy định điều kiện, tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm phù hợp, đảm bảo thúc đẩy bình đẳng giới, giúp bù đắp được hạn chế do đặc thù giới, tạo thế và lực để NNLN cùng được hưởng cơ hội bình đẳng với nam giới trong phát triển nghề nghiệp và tham gia lãnh đạo, chỉ huy.
(3) Có kế hoạch, quy định tỷ lệ và thường xuyên làm tốt công tác luân chuyển NNLN trong lực lượng CAND theo hai chiều từ cơ quan Bộ về Công an địa phương và ngược lại để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn cho NNLN, nhằm bố trí, sử dụng hiệu quả hơn.
- Điều chỉnh quy định về nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ; kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên và bình xét danh hiệu “Phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc” trong CAND đảm bảo khoa học, chính xác, đầy đủ theo Quy định số 132- QĐ/TW ngày 8/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; tránh tình trạng như hiện nay còn chồng chéo, hành chính, bỏ sót đối tượng; đồng thời cần đảm bảo có nhạy cảm giới và tạo động lực phát triển đối với NNLN trong nhận xét, đánh giá, xếp loại NNLN.
Trước tiên cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NNLN trên cơ sở lượng hóa được yêu cầu, nhiệm vụ, hành vi cần phải thực hiện gắn với từng nhóm công việc tương đồng về lĩnh vực, lực lượng, cấp Công an; bộ tiêu chí này là cơ sở để đối chiếu, so sách mức độ hoàn thành công việc thực tế của cán bộ, chiến sĩ; tiếp đến xây dựng thang điểm để phân loại NNLN. Có thể áp dụng các tiêu chí riêng đối với NNLN công tác ở từng lực lượng cấp Công an, chẳng hạn: NNLN công tác quản lý hành chính, tiếp dân, Công an xã, giảng viên, phục vụ hậu cần, kỹ thuật… trong đánh giá, xếp loại NNL có thể áp thêm tiêu chí kết quả ý kiến phản hồi của người học, sự hài lòng của người dân, của cán bộ, chiến sỹ trong thực thi nhiệm vụ.
Riêng đối với NNLN, tiêu chí đánh giá, bình xét, xếp loại NNLN không thể cào bằng như nam giới, tư tưởng hẹp hòi, định kiến giới mà cần có nhạy cảm giới, tính đến khác biệt giới và tạo động lực phát triển đối với NNLN trong lực lượng CAND.
Hai là, đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND từng giai đoạn, gắn với kế hoạch hóa NNL Công an và quy hoạch, phát triển NNLN trong lực lượng CAND.
- Quy định các chính sách cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND, áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đảng giới, đảm bảo bình đẳng giới thực chất, tạo động lực phát triển đối với NNLN trong lực lượng CAND, chẳng hạn:
(1) Mở rộng hơn chỉ tiêu, độ tuổi và tiêu chuẩn xét tuyển sinh, cử NNLN đi bồi dưỡng hoặc nếu tiêu chuẩn, điều kiện đầu vào nam và nữ như nhau thì không khống chế chỉ tiêu, độ tuổi, tạo điều kiện để NNLN có thể đăng ký tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện nếu bản thân có nguyện vọng, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, phát triển năng lực bản thân và thu xếp công việc cá nhân, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
(2) Nghiên cứu bổ sung một số chế độ, chính sách cụ thể đối với một số nhóm NNLN nữ có điều kiện, hoàn cảnh đặc thù khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng, như: hỗ trợ kinh phí đi lại, trợ cấp, chính sách phúc lợi đối với NNLN có hoàn cảnh khó khăn, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, công tác vùng sâu xa, biên giới, hải đảo, công tác lĩnh vực đặc thù, người dân tộc thiểu số hay NNLN có nhiều thành tích, đóng góp cho lực lượng CAND.
- Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng
(1) Nội dung, chương trình đào tạo không áp chung mà phải thiết kế riêng cho từng đối tượng, từng cấp học, gắn với khung tiêu chuẩn trình độ của NNLN theo vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng lực lượng, cấp Công an, trong mỗi giai đoạn. Phù hợp thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành, đảm bảo sát thực tế, không hình thức, tránh lãng phí; tăng thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành, cập nhật quy định mới của Đảng, Nhà nước, kiến thức ngoại ngữ, kể cả tiếng dân tộc, kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống.
(2) Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường học tập trung tại các cơ sở đào tạo trong CAND, hạn chế hình thức vừa học vừa làm. Có thể tuyển sinh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng riêng cho NNLN theo từng khu vực, hình thức vừa làm vừa học, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, khảo thí và
đảm bảo chất lượng đào tạo. Có chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho NNLN chủ động tự đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại địa phương công tác. Bản thân mỗi cán bộ, chiến sỹ nữ cần chủ động, có tư duy đổi mới, tự hoàn thiện bản thân để thích ứng với yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới.
Ba là, đối với chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội
- Sớm sửa tuổi nghỉ hưu đối với NNLN trong lực lượng CAND theo Luật lao động hiện hành để tăng mức hưởng lương hưu và chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Xã hội hóa công tác công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đối với NNLN để tăng nguồn lực cho công tác này.
- Tổ chức thường xuyên, có chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe và thăm khám sức khỏe chuyên khoa đối với NNLN trong lực lượng CAND; bệnh viên, bệnh xá Công an tỉnh, thành phố được cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong danh mục chăm sóc sức khỏe sinh sản. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức kiểm tra, khám bệnh, sàng lọc, phân loại sức khỏe NNLN để chủ động có kế hoạch chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho NNLN. Nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan y tế, đội ngũ y, bác sĩ; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế về ứng phó, phòng chống bệnh tật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ.
Bốn là, đối với chính sách tiền lương, phụ cấp và phúc lợi
- Sớm nghiên cứu, hoàn thành và triển khai Đề án xây dựng bảng lương và chế độ phụ cấp trong lực lượng CAND theo hướng xây dựng mức lương tuyệt đối tích hợp cả lương, phụ cấp theo chức vụ, chức danh, cấp bậc hàm, vị trí việc làm, thời gian công tác, kết quả công việc đạt được và phụ cấp đạc thù, thay vì cách tính lương như hiện nay.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương trợ cấp khó khăn cho NNLN trong lực lượng CAND có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các trường hợp đang công tác tại các Công an cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng KT - XH kém phát triển; NNLN là người dân tộc thiểu số và có thời gian công tác lâu năm trong CAND; đồng thời, mở rộng
đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ NNLN không chỉ khi gặp khó khăn, hoạn nạn mà cả trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghỉ dưỡng, điều động, luân chuyển công tác vùng biên giới, khó khăn, động viên khi có thành tích trong công tác..
- Đa dạng hóa các hình thức xây dựng nguồn lực phúc lợi trong CAND để phát triển Quỹ phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo trong CAND và thành lập các quỹ phúc lợi khác không chỉ từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sỹ mà các nguồn xã hội hóa, hoạt động phúc lợi của các đơn vị sự nghiệp có thu, các công trình, phần việc do các tổ chức quần chúng thực hiện...
Năm là, đối với chính sách thi đua, khen thưởng
Ngoài Thông tư, quy định, hướng dẫn của Bộ Công an về công tác thi đua, khen thưởng, mỗi Công an đơn vị, địa phương cần nghiên cứu, xây dựng phong trào thi đua phù hợp, có tiêu chí khen thưởng đối với mỗi hình thức thi đua. Trong quá trình bình xét thi đua, khen thưởng không cào bằng mà cần tính đến yếu tố giới, có nhạy cảm giới, tạo động lực để NNLN gắn bó với Nghề, hăng say trong công việc và tiếp tục phát triển.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Phụ nữ CAND học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc”. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị, phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị chiến đấu và phục vụ; khuyến khích các cấp Hội phụ nữ, cá nhân năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua bằng những công trình, mô hình, phần việc cụ thể, phù hợp với đặc điểm giới và thực tiễn công tác, chiến đấu ở cơ sở, chú trọng xây dựng những mô hình, cách làm hay trong tổ chức sinh hoạt hội tại nơi làm việc.
- Phát động và tổ chức tốt các đợt thi đua gắn với các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn của đất nước, của ngành và của Hội Phụ nữ. Các cấp ủy, lãnh đạo, nhất là Hội phụ nữ tiếp tục chăm lo, động viên để mỗi cán bộ, hội viên chủ động, tích cực rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tăng cường kiểm tra việc thực
hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Phụ nữ CAND. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm xét tặng danh hiệu thi đua đúng thành tích, đúng người, đúng việc, đúng quy trình; tích cực xây dựng và tuyên truyền nhân rộng, lan tỏa cách làm hay, biểu dương những cán bộ, chiến sỹ nữ có thành tích xuất sắc trong công tác, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt; quan tâm đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân nữ CAND có thành tích đột xuất để động viên, khuyến khích, tạo động lực phát triển cho NNLN trong lực lượng CAND.
4.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND
Nâng cao năng lực của các cấp ủy đảng, lãnh đạo Công an các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tham gia hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.
Để nâng cao vai trò, năng lực của các cấp ủy đảng, lãnh đạo Công an các cấp trong tham gia hoạch định, thực hiện chính sách phát triển NNLN CAND, cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về bình đẳng giới và thực hiện chính sách phát triển NNLN. Trong đó phải thấy rằng, thực hiện bình đẳng giới và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng CAND, là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững về nhân tố con người, nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; nâng cao năng lực cho phụ nữ là biện pháp cần thiết, trước mắt để thúc đẩy bình đẳng giới trong CAND; thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của toàn lực lượng, trong đó vai trò hạt nhân lãnh đạo là cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, vai trò chủ thể là mỗi cán bộ, chiến sỹ trong CAND.
- Cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý công, chỉ đạo và thực hiện đúng quy trình hoạch định và thực thi chính sách, trong đó có việc lồng ghép
giới trong hoạch định thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Đồng thời nâng cao nhận thức về giới, tránh tư tưởng định kiến giới, bất bình đẳng giới, từ đó có nhạy cảm giới và áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện và cơ hội cho NNLN trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục...
- Ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về thực hiện chính sách phát triển NNLN trong CAND cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Công an đơn vị, địa phương. Thường xuyên làm tốt việc tham gia hoạch định, tổ chức thực thi chính sách tại đơn vị; chú trọng khảo sát xác định đúng nhu cầu sử dụng NNLN ở từng cấp Công an, từng hệ lực lượng, làm cơ sở đề xuất, thực hiện chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND.
- Thực hiện nghiêm việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nghị quyết về công tác cán bộ, công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới, đánh giá đúng thành công và hạn chế và nguyên nhân hạn chế, thành công trong việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách; nhất là kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra, trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ và Bộ Công an xem xét sửa đổi và bổ sung các chính sách phát triển NNLN cho phù hợp. Định kỳ tổ chức đối thoại với NNLN và cơ quan tham mưu hoạch định thực thi chính sách để tiếp thu, điều chỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.
- Công an đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ban bình đẳng giới, gia đình, trẻ em, các cấp Hội Phụ nữ; trong đó, cần quan tâm chỉ đạo tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về giới, kỹ năng truyền thông, giám sát và phản biện xã hội về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ và Hội Phụ nữ thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các nhân, tổ chức Hội.