Kết Quả Khảo Sát Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất


trách được nguy cơ mất đoàn kết nội bộ mà định mức đánh giá phù hợp còn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua trong nhà trường làm cho mọi thành viên đều cố gắng, là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy nhà trường phát triển.

Để việc đánh giá GV thông qua kết quả dạy học được đội ngũ chấp nhận thực hiện, trước tiên, hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, cũng như đảm bảo chính xác, công bằng trong đánh giá - xếp loại GV thì phải thực hiện đánh giá dựa vào kết quả dạy học. Khi người GV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, đã thông tư tưởng, chấp nhận “cuộc chơi” thì vai trò của mỗi GV mới được phát huy cao nhất, mọi người đều phấn khởi và tích cực hưởng ứng tham gia.

Tiếp theo, việc lựa chọn nhân sự cho hội đồng đánh giá cũng rất quan trọng với vai trò cầm cân nảy mực, hội đồng đánh giá phải tập hợp được những thành viên có uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm việc công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, đã đạt được hiệu quả công việc. Đặc biệt, riêng với hiệu trưởng, phải luôn gần gũi, động viên kịp thời, hướng đích cho từng GV phấn đấu đạt mục tiêu chất lượng dạy học đề ra.

Khi triển khai thực hiện, bên cạnh việc đánh giá GV dựa trên các căn cứ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực như xây dựng kế hoạch bài dạy, thực hiện kế hoạch, tham gia sinh hoạt tổ CM… thì quan trọng hơn cả vẫn là việc đánh giá kết quả học tập của HS hay chính là hiệu quả “đầu ra” mà hoạt động giảng dạy của GV mang lại. Do vậy, việc thực hiện quy trình ra đề, duyệt đề, coi thi, coi kiểm tra, chấm bài… phải được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng. Việc chữa bài, trả bài cùng là một cơ hội tốt để GV rút kinh nghiệm cho HS, điều chỉnh hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Không nên để GV dạy trực tiếp coi thi, kiểm tra, nên tổ chức kiểm tra chéo, chấm bài hai vòng giữa GV dạy với GV khác để đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Công tác kiểm tra việc đánh giá GV hàng tuần, hàng tháng cũng cần được quan tâm chỉ đạo. hiệu trưởng chuẩn bị sẵn các biểu mẫu báo cáo cho nhóm công tác được phân công kiểm tra để họ hoàn thành và nộp ngay qua Email. Kết quả kiểm tra không chỉ đơn thuần là căn cứ để hiệu trưởng đánh giá GV, mà quan trọng


hơn cả là đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giúp GV đạt được mục tiêu kết quả dạy học.

Cùng với việc đánh giá - xếp loại, khen thưởng cũng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà trường. Khen thưởng để động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của GV có thành tích tốt cần được thực hiện kịp thời. Khen thưởng là động lực tích cực nhất để nuôi dưỡng thi đua. Việc biểu dương, khen thưởng đôi khi không nhất thiết phải đến hết học kỳ hay tổng kết mà cần tiến hành thường xuyên, liên tục, đôi khi thưởng nóng ngay khi GV đạt được thành tích nổi bật.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

hiệu trưởng phải nắm rõ tình hình, điều kiện nhà trường và cũng thật tâm huyết với công việc mình theo đuổi. Muốn tổ chức thực hiện thực sự hiệu quả, hiệu trưởng phải nghiên cứu các định mức thật kỹ lưỡng để khi đưa ra phải được tập thể nhất trí thông qua và tự giác thực hiện. Hằng năm cũng cần phải tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh định mức cho phù hợp.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 11

Các biện pháp mà đề tài đề xuất trên có mối quan hệ logic, biện chứng chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề là cơ sở cho biện pháp kia. Chẳng hạn như để đánh giá chất lượng dạy học môn Tiếng Việt phải tiến hành đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, việc phân tích kết quả kiểm tra giúp GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy, điều chỉnh phương pháp học tập của HS, từ đó GV thấy được hạn chế của mình để tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hay việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực là tiền đề là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Như việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý và dạy học theo tiếp cận năng lực, việc đổi mới hoạt động đánh giá thi đua GV thông qua kết quả dạy học môn Tiếng Việt vừa là nền tảng quan trọng, vừa cá tác dụng động viên, khích lệ đội ngũ đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, đổi mới; tự giác, tự nguyện và chủ động tham gia vào các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu được, chúng bổ sung tương


tác với nhau trong hệ thống biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao CLGD toàn diện các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa.

Các biện pháp khi được áp dụng vào công tác QLHĐDH môn Tiếng Việt đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải xem xét bản chất và mối quan hệ giữa các biện pháp trên cơ sở đó vận dụng, khai thác thế mạnh của từng biện pháp để phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường mình.

Biện pháp nào cũng quan trọng cấn được triển khai thực hiện song song trong quá trình đổi mới PPDH, cũng như hậu quá trình đổi mới. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, người hiệu trưởng phải ưu tiên quan tâm tập trung thực hiện biện pháp này hay biện pháp khác, khi thực hiện phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cá nhân, các bộ phận phụ trách. hiệu trưởng phải luôn kiểm soát được tình hình để có những chỉ đạo điều chỉnh phù hợp, kịp thời, điều đó không chỉ có ý nghĩa riêng với việc nâng cao hiệu quả QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết, tính khả thi của 06 biện pháp quản lý đề xuất (Xem Phục lục 2).

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm thể hiện trong phụ lục 2 gồm 06 biện pháp đề xuất.

- Phương pháp khảo nghiệm: Phát phiếu khảo sát (phụ lục 2) với các đối tượng:

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

3.4.3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Để xử lí số liệu sau khảo sát, chúng tôi quy ước mức độ cần thiết như sau: Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; ít cần thiết: 1 điểm.

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp (Xem Phụ lục 3: Bảng 11. Tính cần thiết của các biện pháp) cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết cao, tỉ lệ ý kiến đánh giá Rất cần thiết thấp nhất cũng đạt 69,23%. Tuy nhiên, từng biện pháp cụ thể lại có sự nhìn nhận về mức độ cần thiết khác nhau:

Trong 6 biện pháp được đề xuất thì biện pháp 3, Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực


HS được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất với 90,11% ý kiến cho rằng Rất cần thiết, điểm TB = 2.89, thứ bậc 1. Điều này cho thấy, việc sinh hoạt tổ chuyên môn ở đa số các trường thực tế chưa được quan tâm chỉ đạo. Nhưng các trường đều đã nhận ra rằng, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS, đặc biệt là theo nghiên cứu bài học sẽ giúp cho việc quản lý và dạy học học theo tiếp cận năng lực sớm đạt được hiệu quả.

Biện pháp 4, Chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng các PTKT, ĐDDH môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS được đánh giá mức độ cần thiết ở mức thấp nhất với 69,23% ý kiến cho rắng rất cần thiết, điểm TB = 2.56, thứ bậc 6. Điều này cho thấy, trong điều kiện khó khăn về tài chính, cơ sở vất chất thiết bị thì các trường Tiểu học ưu tiên thực hiện các biện pháp khác nhiều hơn.

3.4.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Để xác định tính khả thi của các biện pháp chúng tôi quy định: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi cao, tỉ lệ ý kiến đánh giá Rất khả thi và khả thi đạt 90,11%. Tuy nhiên, từng biện pháp cụ thể lại có sự nhìn nhận về mức độ khả thi khác nhau (Xem phụ lục 3: Bảng

12. Tính khả thi của các biện pháp) cho thấy:

Trong 6 biện pháp được đề xuất thì biện pháp 3, Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS được đánh giá mức độ khả thi cao nhất với 98,90% ý kiến cho rắng Rất khả thi

và Khả thi, X = 2.41, thứ bậc 1. Điều này cho thấy, quyền chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn nằm trong tay hiệu trưởng, do vậy chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS, đặc biệt là theo nghiên cứu bài học sẽ không gặp khó khăn trở ngại nào đáng kể.

Biện pháp 6, Đổi mới hoạt động đánh giá GV thông qua kết quả dạy học môn Tiếng Việt được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất trong 6 biện pháp đề xuất, với 89,74% ý kiến cho rắng Rất khả thi và Khả thi, ĐTB = 2.15, thứ bậc 6. Điều này cho thấy, việc đánh giá thi đua GV thông qua kết quả dạy học môn Tiếng việt sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cả, do tâm lý lo ngại GV chạy theo bệnh thành tích mà có những điều chỉnh tiêu cực làm sai lệch kết quả dạy học.


3.4.3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất

Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp (Xem Phụ lục 3: Bảng 13. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp) cần được xác định.

Với công thức Spearman cho ta xem xét tương quan (tương quan hạng) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Công thức đó như sau:

6∑𝐷2

𝑅 = 1 −


𝑛(𝑛2 − 1)

Trong công thức trên, n = 6 (ứng dụng với 6 biện pháp). Sau khi thay số vào tính, nếu:

- R > 0 (R dương): Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.

Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ bằng 1), thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cần thiết, mà khả năng khả thi rất cao).

- R < 0 (R âm): Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể nhưng không khả thi hoặc ngược lại.

Thay số vào công thức trên, ta được:

R = 1 –6∑(1+4+0+1+1+1)

6(62−1)

R = 1 – 48

210

= 1 − 0,23

R = 0,77

Dựa vào kết quả trên (R = 0,77), ta kết luận: Giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết vừa có mức độ khả thi rất cao.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy quá trình lựa chọn và đề xuất 6 biện pháp của chương 3 đảm bảo tính khoa học, khách quan, xuất phát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn với mức độ cần thiết và tính khảo thí rất cao. Điều này có nghĩa tác giả hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài luận văn đã đặt ra.


Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy: Từ việc nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS đề xuất 6 biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa theo chủ trương đổi mới GDPT hiện nay của Đảng và Nhà nước. Trong mỗi biện pháp, tác giả đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện.

Kết quả khảo sát tính cần thiết cho thấy: các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết cao, trong đó biện pháp 3, Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất.

Kết quả khảo sát tính khả thi cho thấy: các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi cao, trong đó pháp 3, Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS được đánh giá mức độ khả thi cao nhất. Như vậy, cả 06 biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết và mang tính khả thi cao. Trong quá trình áp dụng, tuỳ đặc điểm, tình tình và điều kiện từng nhà trường, nếu vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, hợp lý thì chắc chắn các biện pháp trên sẽ tác động tích cực tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả QLHĐDH môn Tiếng Việt, góp phần nâng cao CLGD toàn diện, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ mới.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

QLHĐDH nói chung và QLHĐDH môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng là quá trình người HT xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của GV nhằm đạt mục tiêu đề ra. QLHĐDH môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực ở trường tiểu học bao gồm các nội dung liên quan đến trạng bị tri thức và kỹ năng chuyên môn của môn Tiếng Việt và phát triển các lĩnh vực năng lực của HS như nhóm năng lực làm chủ bản thân, nhóm năng lực về quan hệ xã hội… Nội dung cơ bản của QLHĐDH môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học bao gồm: quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt; quản lý chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Việt; quản lý thực hiện phương pháp, phương tiện và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt; quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt.

Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dạy học ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa theo ĐHPTNL của ngành GD đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận cụ thể: Nhiều công việc đã được các nhà trường tập trung chỉ đạo thực hiện khá tốt, có tác động tích cực đến các hoạt động dạy học như: việc chỉ đạo tổ trưởng bộ môn đánh giá kế hoạch bài giảng dựa trên mục tiêu môn học; việc xây dựng kế hoạch dự giờ kiểm tra việc thực hiện mục tiêu dạy học; việc điều chỉnh sự phân công chuyên môn cho hợp lý; việc quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, Kế hoạch dạy học, Sổ báo giảng, Sổ ghi đầu bài; việc kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài và kiểm tra việc thực hiện chấm, chữa, trả bài, vào điểm của GV.

Bên cạnh đó, trong một số lĩnh vực quản lý, nhiều công việc chưa được quan tâm, tập trung chỉ đạo đạo đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS cũng như chất lượng dạy học môn Tiếng Việt: Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn kém hiệu quả, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, nhàm chán, không thiết thực, tổ chức sinh hoạt nặng hình thức, TTCM chưa thể hiện được vai trò rõ rệt đã dẫn tới sự phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học chưa tốt; việc hướng dẫn thiết kế bài dạy theo hướng tiêp cận năng lực, việc tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy nặng hình


thức; việc tổ chức cho tổ bộ môn cùng thiết kế giáo án, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm không được thực hiện thường xuyên;

Từ việc nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS đề xuất 6 biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa theo chủ trương đổi mới GDPT hiện nay của Đảng và Nhà nước. Trong mỗi biện pháp, tác giả đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện. Các biện pháp đề xuất được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông

- Ban hành các văn bản cụ thể liên quan đến công tác dạy học nói chung và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nói riêng vì dạy học theo hướng phát triển năng lực là một nội dung mới đối với GV nhưng lại rất quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành.

- Đầu tư kinh phí hàng năm để xây dựng các chương trình bồi dưỡng về dạy học phát triển năng lực, về chương trình giáo dục phổ thông mới để đội ngũ GV được tham gia.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học tại các trường tiểu học để kịp thời có hướng điều chỉnh cho phù với việc đổi mới chương trình dạy học hiện nay.

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Gia Nghĩa

- Ban hành các văn bản, hướng dẫn cụ thể đối với dạy học theo hướng tiếp cận năng lực trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT để thống nhất chung các trường tiểu học về cách dạy, cách đánh giá…

- Tham mưu với UBND thành phố đầu tư nguồn kinh phí để hỗ trợ cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó đặc biệt là việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí