Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Đường Vinh Sường
Thư ký đề tài: Dương Văn Vinh
Các cộng tác viên: Vũ Tiến Hùng
Lê Thị Hoài Thanh Nguyễn Văn Thắng Nguyễn Cao Thắng Lê Ngọc Diệp
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy Lê Tiến Hùng
Ứng Thị Bích Liên
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA GIÁO TRÌNH
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Nghiệp Vụ Về Xuất Bản Giáo Trình Phục Vụ Công Tác 5
- Hệ Thống Giáo Trình Của Học Viện Ctqg Hồ Chí Minh
- Có Sự Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Biên Tập Viên Nội Dung Và Biên Tập Viên Kỹ - Mỹ Thuật
- Một Số Yêu Cầu Về Trình Độ Nhận Thức Lý Luận Của Cán Bộ Biên Tập Giáo Trình Lý Luận Chính Trị
- Thường Xuyên Nâng Cao Năng Lực Biên Tập
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 17
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
PGS, TS Đường Vinh Sường
Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Giáo trình là loại sách dùng trong trường học, lớp học. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa theo chương trình do Nhà nước ban hành cho một loại trường, lớp học và một số đối tượng người học nhất định nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Mục tiêu chủ yếu của giáo trình là truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin, củng cố niềm tin, tạo lập nhân cách, định hướng hành động. Ngoài kiến thức nội dung môn học, giáo trình còn chú trọng cung cấp phương pháp tư duy, phương pháp vận dụng thực tế, hay nói cách khác là trang bị phương pháp cho mỗi người học.
Giáo trình lý luận chính trị, theo đó là loại sách chứa đựng những vấn đề lý luận chính trị, được biên soạn theo một chương trình giáo dục lý luận chính trị nhất định, làm công cụ học tập và giảng dạy cho một đối tượng xác định nhằm nâng cao tri thức lý luận chính trị, hình thành, phát triển ở người học tính tự giác chính trị, năng lực, nhiệt tình tham gia vào đời sống chính trị đất nước.
Theo các tiêu chí khác nhau, giáo trình lý luận chính trị hiện nay có thể được phân chia thành nhiều chủng loại, nhiều mảng sách, tủ sách:
- Nếu phân chia theo cấp học thì giáo trình lý luận chính trị có các chủng loại: giáo trình chính trị cho chương trình phổ thông, chương trình sơ cấp, chương trình trung cấp, chương trình cao cấp lý luận chính trị. Hoặc có thể chia theo cách khác là sách giáo trình lý luận chính trị cho các chương trình cơ sở, trung cấp, đại học và sau đại học.
- Nếu dựa vào chuyên môn khoa học mà sách chứa đựng thì giáo trình
lý luận chính trị có thể phân thành: giáo trình về các bộ môn lý luận Mác- Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học...; giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng v.v..
- Nếu căn cứ theo chức năng dạy và học tập lý luận chính trị, giáo trình lý luận chính trị có thể chia thành: giáo trình dành cho giáo viên, giáo trình cho học viên, học sinh, sách tham khảo, hỏi và đáp theo chương trình giáo dục...
Tuy cũng là một loại sách, song giáo trình lý luận chính trị trước hết phải mang đầy đủ những đặc điểm của một loại giáo trình và sau đó là đặc điểm riêng biệt của chính nó. Các đặc điểm này kết hợp, đan xen với nhau để tạo nên ý nghĩa đầy đủ cho một cuốn giáo trình lý luận chính trị.
1. Đặc trưng về tính chuẩn mực và tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị
- Tính cơ bản chuẩn mực
Nội dung của giáo trình lý luận chính trị có tính chuẩn mực bắt buộc về kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được và người dạy phải quán triệt nhằm thống nhất việc học tập và giảng dạy đối với các học viện, trường đại học trong cả nước. Giáo trình phải lựa chọn những yếu tố kiến thức cơ bản, thích hợp để hình thành những đơn vị kiến thức đúng yêu cầu quy định của chương trình. Các khái niệm công cụ là cần thiết không thể thiếu để hướng người đọc đi từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Sẽ khó có ai hiểu được thế nào là hình thái kinh tế - xã hội cùng các quy luật vận động của nó nếu không bắt đầu từ việc hiểu về “lực lượng sản xuất”, “quan hệ sản xuất” và các khái niệm khác nữa.
Phải cân nhắc thận trọng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cắt xén kiến thức, hạ thấp yêu cầu. Cần thấy rõ mối liên hệ giữa các tài liệu sự kiện và các tài liệu thực tế. Sự kiện phải điển hình, tiêu biểu, vừa đủ. Nếu ít quá sẽ dẫn đến sự sơ lược trong quá trình nhận thức khoa học, nếu nhiều quá sẽ
rườm rà, nặng nề dễ che lấp con đường lôgíc dẫn đến nhận thức bản chất của vấn đề. Có như thế mới phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, khă năng tư duy của từng đối tượng người học.
Không thể chọn một yếu tố kiến thức có tính trừu tượng, đòi hỏi thao tác tư duy khá phức tạp để đưa vào giáo trình. Như thế là gạt bỏ tính sư phạm - một yêu cầu quan trọng đối với mọi loại sách giáo trình. Độc giả không thể sinh ra đã biết về những nội dung được đề cập tới trong sách nên dù mang phong cách ngôn ngữ khoa học, giáo trình lý luận chính trị cũng cần tránh lối dùng từ cầu kỳ, khó hiểu, xa lạ với bạn đọc. Dẫu sao đây cũng không phải là một ấn phẩm chuyên môn thuần túy, phong cách giao tiếp đơn giản, thân thiện thường hiệu quả hơn. Một cuốn giáo trình lý luận chính trị thực sự cần ngắn gọn, dễ hiểu, thẳng thắn, chứa đựng thông tin theo lối chuyển thẳng từ tác giả tới độc giả.
- Tính hệ thống
Như mọi loại giáo trình khác, giáo trình lý luận chính trị không phải chỉ có tác dụng cho một năm học, một cấp học mà có tác dụng trong nhiều cấp học - đó là hệ thống dọc. Giáo trình lý luận chính trị của cấp học này là cơ sở cho sách của cấp học sau và cả cấp học sau nữa.
Ngoài ra, giáo trình lý luận chính trị còn có mối liên hệ ngang - đó là mối liên hệ hữu cơ giữa các môn lý luận chính trị với nhau và với các môn học khác. Đảm bảo mối liên hệ ngang sẽ tăng thêm tính hiệu quả của sách.
Ở các cấp học phổ thông đến đại học, mối liên hệ dọc và ngang này đòi hỏi kiến thức được trình bày trong giáo trình phải có tính ổn định trong một thời gian tương đối lâu. Việc thay đổi kiến thức trong môn học này sẽ có ảnh hưởng đến các môn học khác và ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của sinh viên. Có thể thấy rõ điều này ở giáo trình triết học, nếu khái niệm như “vật chất”, “quan hệ xã hội”... chưa được trình bày chính xác, rõ ràng thì người học không thể tiến tới nắm bắt kiến thức ở phần học sau, ở nhiều bộ môn
khác nữa. Tuy nhiên, cũng không nên quan niệm tính ổn định một cách cứng nhắc. Khi cần thiết vẫn phải chỉnh lý nội dung của giáo trình lý luận chính trị cho phù hợp với những thành tựu mới nhất về khoa học và yêu cầu mới của cách mạng.
- Tính sư phạm
Giáo trình lý luận chính trị là một trong những công cụ để giáo viên thực hiện vai trò nghề nghiệp của mình trong quá trình dạy học. Các cuốn giáo trình có thể đưa ra nhiều con đường mới, công cụ mới, bài thực hành mới vận dụng lý luận dạy học và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên với hoàn cảnh sư phạm.
Sự phát triển của lý luận dạy học các môn được thể hiện trong giáo trình đem đến cho giáo viên một loạt các hành động thích hợp để cải tiến hoặc đổi mới phương pháp dạy học. Những tư liệu được trình bày trong giáo trình, những chú dẫn, chỉ dẫn để khai thác, các dạng đánh giá mà giáo trình đề cập giúp giáo viên các khả năng truyền thụ tri thức cho học viên, sinh viên.
Đối với học viên, sinh viên, giáo trình lý luận chính trị hỗ trợ họ tích hợp điều đã học và sau đó ứng dụng vào các tình huống. Tích hợp kiến thức là một quá trình tích hợp dọc và tích hợp ngang, biến đào tạo thành tự đào tạo với mức độ tăng dần từ cấp học thấp lên cấp học cao. Giáo trình không chỉ truyền thụ kiến thức và kỹ năng mà còn nâng cao khả năng ứng xử, giúp học viên, sinh viên tích lũy vốn hiểu biết, thích nghi với môi trường rèn luyện, làm việc sau này.
Từ đặc trưng này mà các biên tập viên giáo trình lý luận chính trị khi xem xét bất kỳ bản thảo nào đều phải chú ý: phương pháp giải quyết vấn đề áp dụng trong bản thảo có phù hợp với quan điểm sư phạm không? Bản thảo có đề xuất được những hoạt động tìm tòi cho học viên, sinh viên chưa? Tính đa dạng của bài tập, tính phù hợp nội dung của giáo trình được trình
bày như thế nào? Các bài tập nhằm giúp người học tự kiểm tra sự tiến bộ và thành tích học tập đã được biên soạn như thế nào?
Tất cả những đặc điểm trên là nét đặc thù của bất cứ một cuốn giáo trình nào. Không tồn tại tách rời, riêng lẻ, các đặc điểm đó kết hợp với nhau, đan xen nhau, biểu hiện ở những cấp độ khác nhau theo từng loại giáo trình, khi thì cần làm bật rõ tính sư phạm, lúc lại cần nhấn mạnh tính chuẩn mực... nhưng tựu trung lại đó là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn, sự thiếu hụt hay vi phạm một đặc tính nào trong các đặc tính đó sẽ làm cho giáo trình không còn ý nghĩa đầy đủ của nó.
2. Đặc trưng về tính chính trị trực tiếp của giáo trình lý luận chính trị
Trong xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, nguyên tắc tính đảng trong xuất bản sách đòi hỏi phải có ý nghĩa chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị của một giai cấp nhất định. Song ở mỗi loại sách, tính chất chính trị, tính đảng biểu hiện mỗi khác. Giáo trình lý luận chính trị luôn mang tính chính trị trực tiếp. Nội dung của nó đề cập đến các quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước, gắn bó trực tiếp với cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng.
Xuất phát từ vai trò, chức năng của mình mà giáo trình lý luận chính trị trước hết chứa đựng hệ tư tưởng giai cấp công nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời qua đó đem lại cho học viên, sinh viên, cán bộ quản lý khả năng vận dụng những quan điểm chính thống để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong đời sống chính trị. Nếu như sách lý luận chính trị nói chung được xem như “công nghiệp nặng của ngành tư tưởng” thì chắc chắn giáo trình lý luận chính trị sẽ là cơ sở của ngành công nghiệp đó.
- Đối với công tác học tập và nghiên cứu lý luận, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:
+ Cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cho người học và nghiên cứu.
+ Cung cấp cơ sở thực tiễn đã được tổng kết, khái quát cho những người học lý luận chuyên sâu.
+ Trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, nghiên cứu lý luận, các cán bộ lãnh đạo từ những bước đầu tiên.
- Đối với công tác tuyên truyền giáo dục, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:
+ Giáo dục thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân sinh quan lành mạnh, động lực phấn đấu mạnh mẽ, tự giác.
+ Trực tiếp phổ biến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
- Đối với công tác cổ động, giáo trình lý luận chính trị có nhiệm vụ:
+ Tác động vào tình cảm, nâng cao nhiệt tình cách mạng, hướng dẫn hành động.
+ Đưa ra điển hình tiên tiến, số liệu thực tiễn được tổng kết nâng cao niềm tin vào sự nghiệp cách mạng.
+ Động viên nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ, tăng cường tiềm lực của đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chống lại kẻ thù trên mặt trận tư tưởng.
Đứng về mặt quy trình xuất bản, tính chất chính trị trực tiếp bộc lộ trong tất cả các khâu từ kế hoạch đề tài đến biên tập, từ nội dung đến hình thức. Ví dụ như kế hoạch đề tài của giáo trình lý luận chính trị cho hệ thống trường Đảng được tổng hợp từ các Học viện khu vực, Trường Chính trị thông qua Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) gửi đến Nhà xuất bản Lý luận chính trị hay Nhà xuất bản Chính trị quốc gia rồi mới đưa lên Cục Xuất bản để đăng ký. Trước khi tiến hành công đoạn đó, bản thân đề tài và bản thảo kèm theo phải giữ vững những nguyên tắc chính trị cơ
bản của Đảng và Nhà nước, tính định hướng rõ ràng. Ngay cả lúc đọc phân tích, đánh giá bản thảo theo tiêu chuẩn khoa học, tiêu chuẩn chính trị cũng phải đặt lên hàng đầu. Việc tổ chức nhân bản, phát hành sách cũng luôn phải đảm bảo sự chính xác, phục vụ kịp thời cho công tác tư tưởng...
Tóm lại, dưới một hình thức gọn nhẹ, đơn giản và mức độ kết tinh khá cao, mỗi cuốn giáo trình lý luận chính trị vừa là công cụ học tập, vừa là sự thể hiện chính thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là phương tiện tối ưu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho mọi người. Giáo trình lý luận chính trị phản ánh phần nào bản chất cách mạng của Đảng ta, vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng, qua đó tiến hành nhiệm vụ chính trị, trực tiếp chống lại quan điểm sai trái, những luận điểm chống phá của kẻ thù, giữ vững giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao sức chiến đấu cùng sự phát triển sáng tạo của nó.