Điều Kiện, Thời Hạn Và Lãi Suất Cho Vay Của Các Tổ Chức Tdnt Tới Các Hộ Nghèo Được Ủy Thác Cho Vay


vay tối đa trên một năm là 8,6 triệu đồng. Cho vay giải quyết việc làm tối đa là 100 triệu đồng tùy theo mô hình sản xuất của hộ vay vốn.

- Phương thức thu lãi, gốc: Tiền lãi và gốc được ủy thác cho các hội ở xã Bằng Thành thu sau đó nộp lại cho Ngân hàng.

b. Các kênh tiếp cận từ khu vực bán chính thức

- Quy trình vay vốn: Tham gia vào lĩnh vực này có tổ chức xã hội gồm Hội Phụ Nữ. Thủ tục cho vay ở các hội này khá đơn giản, các hộ muốn vay vốn gặp trực tiếp cán bộ các hội tín dụng ở các thôn trình bày mục đích muốn vay vốn. Nếu thấy thỏa đáng cán bộ các hội ở các thôn sẽ trình bày lên cán bộ các hội ở xã. Sau khi xem xét cán bộ các hội ở xã sẽ họp bàn để xem hộ nào thực sự khó khăn và cần vốn hơn thì sẽ giải ngân trực tiếp vốn vay cho các hộ đó.

- Thủ tục vay vốn: Vay ở lĩnh vực này cũng khá đơn giản, nhưng điều quan trọng là nếu muốn được vay vốn ở các hội này thì các hộ muốn vay vốn phải là thành viên của hội. Các hộ muốn vay vốn chỉ cần làm đơn xin vay vốn nộp cho cán bộ các hội. Sau khi xem xét nếu thấy hợp lý cán bộ các hội sẽ giải ngân vốn vay cho các hộ.

- Mức vốn vay: Do nguồn vốn của các hội này không lớn nên mỗi thành viên của hội chỉ được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ.

- Phương thức thu lãi, gốc: Lãi và gốc các hộ nộp trực tiếp cho cán bộ các hội ở các thôn. Sau đó cán bộ các hội ở các thôn nộp lên cho cán bộ các hội ở xã. Lãi được thu theo tháng.

c. Các kênh tiếp cận từ khu vực phi chính thức

- Quy trình vay của khu vực này khá đơn giản, bên cần vay sau khi tìm hiểu qua bạn bè, bà con, người thân… sẽ tới gặp bên có vốn hỏi vay, sau khi thỏa thuận xong nếu được sẽ cho vay trực tiếp, còn không thì thôi.

- Thủ tục vay vốn: Phần lớn là giao dịch bằng miệng, chỉ có một vài trường hợp nếu mức vốn vay lớn họ ghi giấy nợ và bắt buộc bên đi vay kí vào để đề phòng rủi ro.


- Mức vốn vay: Tùy thuộc vào nhu cầu của bên vay và khả năng đáp ứng của bên cho vay.

- Phương thức thu lãi, gốc: Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên mà có cách thu lãi và gốc khác nhau, không theo một quy định nào. Thông thường bên cho vay thu lãi và gốc một lần theo quy định vì trong trường hợp này thường là lãi suất cao nên bên vay chỉ vay trong thời gian ngắn.

d. Điều kiện, thời hạn, lãi xuất cho vay và mức vốn vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghòe được ủy thác cho vay.

Bảng 4.5: Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghèo được ủy thác cho vay

Kênh cho vay

Điều kiện vay

Thời hạn vay

(năm)

Lãi suất vay

(%/tháng)

1. NHNo&PTNT

Thế chấp

Tín chấp

2

5

1,2

0,55

2. NHCSXH

Tín chấp

5-10

0,55

3. Hội phụ nữ

Tín chấp

5-10

0,55

4. Bà con, bạn bè

Tín chấp

-

0,00

0,50


5. Cho vay tư nhân


Tín chấp


-

1,00

1,50

1,20

...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã bằng thành, huyện pắc nặm, tỉnh Bắc Kạn - 5

(Nguồn: Các tổ chức tín dụng cung cấp,2018)

Nhận xét: Điều kiện vay: Để được vay vốn ở các tổ chức TDNT các hộ phải có hộ khẩu thường trú tại xã Bằng Thành. Ngoài ra ở mỗi tổ chức tín dụng khác nhau sẽ có đòi hỏi những điều kiện vay khác nhau nữa.

- Các hộ vay vốn ở NHNo&PTNT Pắc Nặm: NHNo&PTNT hiện đang cho vay theo hai hình thức là cho vay có tài sản thế chấp và cho vay tín chấp. Các tài sản được thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa và các tài sản cố định. Các tài sản này được các cán bộ tín dụng sử dụng khi các hộ vay vốn không thể trả nợ và để giảm nguy cơ từ chối hoàn trả vốn vay.


- Các hộ vay ở NHCSXH Pắc Nặm: Các hộ được vay vốn ở ngân hàng này là các hộ có tên trong danh sách hộ nghèo của xã hoặc có tên trong các chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình nước sạch môi trường nông thôn, chương trình cho vay học sinh – sinh viên. Các hộ này được vay vốn theo hình thức vay tín chấp không cần phải thế chấp tài sản.

- Các hộ vay ở các hội thì phải là thành viên của hội mới được vay vốn theo hình thức vay tín chấp không cần phải thế chấp tài sản.

- Các hộ vay vốn ở khu vực phi chính thức thì chỉ cần dựa vào mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau để cho vay tín chấp mà không cần phải thế chấp tài sản.

* Thời hạn vay:

- NHNo&PTNT Pắc Nặm: NHNo&PTNT có ba thời hạn cơ bản đó là vay ngắn hạn (các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng), vay trung hạn (các khoản vay từ 12 tháng đến 36 tháng), vay dài hạn (các khoản vay có thời hạn trên 36 tháng).

- NHCSXH Pắc Nặm: cho vay 36 tháng đối với các hộ vay theo chương trình hộ nghèo và các hộ vay theo chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Còn cho học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, thời hạn vay được xãc định như sau: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

- Các hội cho vay thời hạn tối đa là 36 tháng.

- Các tổ chức phi chính thức: khó xãc định được thời hạn cho vay vì đôi khi đến hạn mà người vay chưa trả được thì người cho vay có thể gia hạn thêm cho người vay cho đến khi người vay có trả hoặc người cho vay đòi nợ mới kết thúc thời hạn vay vốn.

Như vậy, ta thấy nhìn chung thì các tổ chức TDNT cho các hộ vay vốn chủ yếu là cho vay dài hạn và trung hạn.


* Lãi suất cho vay:

- NHNo&PTNT Pắc Nặm: Hiện nay ngân hàng đang áp dụng lãi suất 0,55%/tháng đối với các khoản vay dài hạn và trung hạn.

- NHCSXH Pắc Nặm và các hội hiện đang cho vay với lãi suất 0,65%/tháng đối với các khoản vay trung hạn. Các tổ chức tín dụng này không cho vay ngắn hạn.

- Cho vay tư nhân: Những người cho vay tư nhân hiện đang cho vay với nhiều lãi suất rất đa dạng có khi còn cao hơn lãi suất của ngân hàng. Hiện lãi suất phổ biến là 2%/tháng.

- Bạn bè, hàng xóm: Khi vay ở đây những người đi vay hầu như không phải trả lãi vì thường họ giúp nhau là chính, còn nếu phải trả lãi thì thường rất thấp với những món vay lớn. Nhìn chung lãi suất của các tổ chức TDNT không cao và rất phù hợp với khả năng trả lãi của những hộ sản xuất nông nghiệp.

4.2.2. Tình hình sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ trên địa bàn xã

Bảng 4.6: Đặc điểm nhân khẩu của các hộ khảo sát n=88

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1. Tuổi bình quân

tuổi

46

2. Trình độ văn hóa

- Học cấp 1

- Học cấp 2

- Học cấp 3

- Khác..

Hộ


30

25

20

13

3.Dân tộc

- Mông

- Tày

- Dao

- Khác

%


30

30

30

10

4. Số nhân khẩu

người

440

5. Số lao động

người

264


Qua bảng 4.5 ta thấy, trong tổng số 88 hộ điều tra tuổi bình quân của các hộ là 46 tuổi. Trình độ văn hóa, có 30 chủ hộ học hết cấp 1chiếm 34,1%, 25 chủ hộ học hết cấp 2 chiếm 28,4%, 20 chủ hộ học hết cấp 3 chiếm 22,7% và duy nhất có 13 chủ hộ là không đi học chiếm 14,8% qua đó. Dân tộc Mông có 30 hộ chiếm 34,1%, dân tộc Tày có 29 hộ chiếm 30%, dân tộc Dao có 29 hộ chiếm 30%. Tổng số nhân khẩu của 88 hộ điều tra là 440 người trong đó có 264 người đang trong độ tuổi lao động. Tóm lại trong số 88 hộ điều là người dân tộc và trình độ văn hóa còn thấp đa số là mới chỉ học hết cấp 2...

Bảng 4.7: Đặc điểm huy động vốn vay của các hộ khảo sát n = 88

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Có tài tài khoản ngân hàng

hộ

5

5,7

2. Thiếu vốn:

- Có

- Không


hộ


78

10


88,6

11,4


Qua bảng 4.6 ta thấy, số hộ có tài khoản ở ngân hàng là rất ít duy nhất chỉ có 5 hộ có tài khoản ở ngân hàng chiếm 5,7% còn lại là 83 hộ không có tài khoản ngân hàng chiếm 94,3%. Số hộ thiếu vốn có 78 hộ chiếm 88,6%, số hộ không thiếu vốn có 10 hộ chiếm 11,4%.


Bảng 4.8. Đặc điểm sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ qua khảo sát trên địa bán xã

n=88


Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1. Tổng số hộ vay vốn Hộ vay vốn

Hộ không vay


Hộ

88

88

0

2. Lượng vốn vay của các hộ

Triệu đồng

10-100

3. Vay từ NHNN&PTNT

Hộ

0

4. Vay từ NHCSXH (hội phụ nữ…)

Hộ

88

5. Lãi suất.

- NHNN&PTNT

- NHCSXH


%/tháng


0.55

6. Kỳ hạn

Tháng

36

7. Vay theo hình thức

Nhóm


8. Khả năng hoàn trả vốn Đúng thời gian

Chậm thời gian


Hộ


88

0

9. Thời điểm cần vốn vay

- Trước sản xuất

- Thu hoạch sản phẩm

- Bảo quản sơ chế



88

0

0

10. Thời gian chờ đợi để nhận được

vốn vay

Ngày

30


11. Mục đích sử dụng vốn


Chủ yếu người dân

sử dụng vốn để đầu tư phát triển kinh tế

(Nguồn khảo sát năm 2019)

Qua bảng ta thấy được việc sử dụng nguồn vốn vay 100% là vay theo nhóm thông qua hội phụ nữ và đều vay trước thời điểm sản xuất, đều sử dụng nguồn vốn vay vào đầu tư phát triển kinh tế.


4.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của chính quyền địa phương, hội phụ nữ và các hộ được ủy thác hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã

4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của chính quyền trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

4.3.1.1. Những thuận lợi của chính quyền trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2017 Ngân hàng có trên 10.900 điểm giao dịch xã.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng tổ TK&VV và các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác. Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã được xem


là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân

Ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội, từ năm 2017 có thêm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thực hiện hình thức điểm giao dịch lưu động. Tuy nhiên, Agribank thực hiện giao dịch ngay trên ô tô chuyên dùng

4.3.1.2. Những khó khăn của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

- Công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, quy định của NHCSXH còn chưa kịp thời. Do vậy, còn một bộ phận hộ nghèo và đối tượng chính sách khác chưa biết hoặc nhận thức chưa đúng về chính sách tín dụng ưu đãi, dẫn đến việc tham gia và thực hiện nghĩa vụ về vay vốn chưa đầy đủ.

- Khâu chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV ở một số địa phương còn xem nhẹ, chất lượng cán bộ Tổ TK&VV nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Quá trình bình xét các đối tượng vay vốn của Tổ chưa thực sự dân chủ, công khai; còn tình trạng chia đều, xẻ mỏng. Sinh hoạt Tổ TK&VV còn hình thức, đơn điệu, chủ yếu tập trung đôn đốc việc trả nợ và thực hiện thu lãi, việc hướng dẫn giúp đỡ, giám sát lẫn nhau giữa các tổ viên trong sản xuất và cuộc sống chưa nhiều.

- Chất lượng tín dụng ủy thác chưa đồng đều thiếu bền vững, một phần là từ Ngân hàng người nghèo chuyển sang, nợ cho vay học sinh, sinh viên và xuất khẩu lao động.

Một số cơ sở có tình trạng cán bộ Hội, cán bộ Tổ TK&VV lợi dụng làm ủy thác đã vay ké, thu gốc, thu lãi của người vay để chiếm dụng nhưng chưa


có biện pháp để xử lý dứt điểm; việc phối hợp với NHCSXH, chính quyền địa phương đôn đốc thu nợ tồn đọng chưa tích cực; chưa phát hiện kịp thời người vay bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng để thông báo cùng ngân hàng, chính quyền cấp xã lập biên bản, hoàn thiện hồ sơ bị rủi ro để trình cơ quan có thẩm quyền xử lý. Việc này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác của Hội cấp trên đối với cấp dưới, nhất là việc kiểm tra của Ban Thường vụ Hội cơ sở đối với các Tổ TK&VV, kiểm tra việc hộ vay sử dụng vốn chưa thường xuyên hoặc có kiểm tra nhưng không sâu, chất lượng kiểm tra chưa cao. Một số cán bộ lãnh đạo Hội cấp tỉnh, huyện tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định.

- Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ Hội, cán bộ Tổ TK&VV chưa thực sự chủ động, còn trông chờ NHCSXH và Hội cấp trên. Việc phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn, chuyển giao kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất... thực hiện chưa thường xuyên, chưa nhiều.

- Chế độ thông tin báo cáo hoạt động ủy thác trong hệ thống Hội thực hiện chưa nghiêm túc, chưa kịp thời. Công tác giao ban, rút kinh nghiệm một số nơi chưa thường xuyên kể cả trong nội bộ Hội Nông dân và giữa Hội Nông dân với NHCSXH.

4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

4.3.2.1. Những thuận lợi của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

- Được NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay.

- Được NHCSXH trả phí dịch vụ ủy thác.


Hiện nay mức phí dịch vụ uỷ thác NHCSXH trả cho các tổ chức hội, đoàn thể là 0,04% tính trên số dư nợ có thu được lãi. Số phí đó được coi là 100% và được thống nhất phân bổ cho:

+ Hội, đoàn thể cấp tỉnh là 4,5%

+ Hội, đoàn thể cấp huyện là 9%.

+ Hội, đoàn thể cấp xã là 84%. Công thức tính như sau:


Tiền phí uỷ thác


=

Mức phí

uỷ thác


x

Số tiền lãi thực thu (2)


x

Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ (3)

Lãi suất

cho vay (1)

Ví dụ: Gia đình anh Nguyễn quang long vay 100 triệu từ NHCSXH thông qua hội phụ nữ với lãi suất 0,55 mỗi tháng gia đình anh long đều trả tiền lãi đầy đủ vậy tiền phí ủy thác sễ được tính như sau:

Tiền phí ủy thác= 0,04%*550000*100%=220 đồng. Trong đó:

(1) Lãi suất cho vay theo thông báo của NHCSXH từng thời kỳ và từng chương trình cho vay;

(2) Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi NHCSXH nhận được tương ứng với từng mức lãi suất cho vay;

(3) Tỷ lệ phí uỷ thác được hưởng theo chất lượng dư nợ, cụ thể:

Trường hợp 1: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% dư nợ thì hưởng 100% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 2: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% đến dưới 3% dư nợ thì hưởng 80% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 3: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến dưới 4% dư nợ thì hưởng 50% mức phí dịch vụ uỷ thác;


Trường hợp 4: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 4% dư nợ trở lên thì không được hưởng phí dịch vụ uỷ thác.

- Nhằm có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cho vay một cách thống nhất, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên, NHCSXH huyện Pắc Nặm và Hội LHPN xã Bằng Thành đã ký kết Hợp đồng uỷ thác về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thời gian qua, Hội LHPN xã Bằng Thành đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như: họp chi, tổ phụ nữ; qua hệ thống Đài Truyền thanh xã…

- Hội đã tuyên truyền, vận động các Chi, tổ phụ nữ thành lập Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH; vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn hội viên Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH; vận động hội viên chấp hành quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng,.. Qua đó, đã có gần 100% hội viên biết về nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

- Để việc thành lập Tổ TK&VV đạt chất lượng cao, công tác lựa chọn đội ngũ cán bộ tổ được Hội coi trọng hàng đầu. Hội LHPN xã đã lựa chọn, giới thiệu những chị em có uy tín, có kinh nghiệm hoạt động tín dụng tiết kiệm... để bầu vào các vị trí chủ chốt của Tổ. Hội đã phối hợp với Ngân hàng


CSXH huyện tập huấn nghiệp vụ quản lý cho 100% cán bộ Hội và Tổ trưởng các Tổ TK&VV.

Việc bình xét cho vay luôn đảm bảo dân chủ công khai, đúng quy trình, đúng đối tượng, tập trung ưu tiên cho vay những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Từ năm 2015 đến nay, Hội đã giúp cho 295 phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

- Bên cạnh đó, Hội LHPN xã cũng luôn chú trọng chỉ đạo các tổ, nhóm duy trì sinh hoạt theo Điều lệ hội và quy chế của Tổ TK&VV. Cùng với việc thực hiện hoạt động tín dụng, tiết kiệm, thông tin về tình hình sử dụng vốn của các thành viên, hội còn lồng ghép các hoạt động như: Hướng dẫn kiến thức về sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hóa gia đình... qua đó giúp cho phụ nữ nghèo nâng cao hiểu biết và tự tin áp dụng các kiến thức, kỹ năng mới vào trong thực tế cuộc sống và lao động sản xuất.

- Việc quản lý tốt và phát huy hiệu quả của nguồn vốn uỷ thác của NHCSXH huyện Pắc Nặm, Hội LHPN xã Bằng Thành đã phát huy một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Thông qua hoạt động uỷ thác của NHCSXH, Hội LHPN xã có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện được các nhiệm vụ chính trị khác. Và quan trọng nhất, thông qua hoạt động uỷ thác, Hội LHPN xã Bằng Thành đã giúp cho hội viên phụ nữ tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn, giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương.

- Với phương thức ủy thác, sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội LHPN các cấp trên địa bàn, các hộ nghèo và

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí