Khảo Sát Thực Trạng Dạy Học Phân Môn Luyện Từ Và Câu Trong Môn Tiếng Việt Lớp 5

Có thể thấy, các bài tập luyện từ và câu trong SGK khá phong phú về kiểu loại. Trong một tiết học Luyện từ và câu, thông thường HS được rèn luyện từ 2 đến 4 bài tập. Đa số bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Hệ thống bài tập Luyện từ và câu khá phong phú và đa dạng. Dựa vào mục tiêu dạy học, phạm vi nội dung kiến thức, kĩ năng được hình thành, có thể chia bài tập Luyện từ và câu thành hai mảng lớn: bài tập theo các mạch kiến thức kĩ năng về từ và câu (gồm hai nhóm: (1) bài tập nhận diện, phân loại, phân tích; (2) bài tập xây dựng, tổng hợp) và bài tập làm giàu vốn từ (gồm ba nhóm: a) bài tập dạy nghĩa từ; b) bài tập hệ thống hóa vốn từ; c) bài tập tích cực hóa vốn từ).

Yêu cầu về tính sư phạm đối với các bài tập trong một môn học được quán triệt và thể hiện khá rõ ở hình thức diễn đạt các bài tập Luyện từ và câu của SGK. Cụ thể, hình thức diễn đạt của bài tập tương đối phù hợp với những đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 5. Cách giao nhiệm vụ trong các bài tập không chung chung mà khá rõ ràng, tạo điều kiện cho HS làm bài đúng hướng. Bài tập trước thường là cơ sở để làm bài tập sau cho HS (ví dụ: tiết Luyện từ và câu tuần 4, Tiếng Việt 5…).

Những ưu điểm, những thành công nói trên của hệ thống bài tập luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 5 là những điểm mà luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa khi xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

1.2.3. Khảo sát thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5

1.2.3.1. Khái quát

* Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5 tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để có cơ sở thực tiễn. Từ đó đề xuất tổ chức một số hoạt động dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực HS một cách phù hợp.

* Nội dung khảo sát

- Khảo sát về những khó khăn mà GV và HS thường gặp khi dạy học Luyện từ và câu.

- Khảo sát về thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu.

- Khảo sát về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của GV hiện nay.

- Lấy ý kiến của GV về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5.

* Đối tượng khảo sát

GV dạy khối 5 của trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường Tiểu học Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên.

* Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

- Trao đổi trực tiếp với GV ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và Tiểu học Trưng Vương trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin khi tham gia dự giờ của GV ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và Tiểu học Trưng Vương trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

1.2.3.2. Kết quả khảo sát

* Những khó khăn của GV trong quá trình dạy học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5

Bảng 1.3. Khó khăn của GV trong quá trình dạy học Luyện từ và câu


STT

Khó khăn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

HS ít hứng thú với giờ học Luyện từ và câu.

2

15.4

2

Một số dạng bài tập trong SGK lặp lại nhiều,

gây nhàm chán.

3

23.1

3

Mức độ vận dụng kiến thức để giải quyết các

bài tập của HS còn yếu.

4

30.8

4

Nguồn tài liệu tham khảo chưa nhiều.

3

23.1

5

Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy còn

thiếu thốn.

1

7.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 6

Một số khó khăn mà GV thường gặp phải khi dạy học Luyện từ và câu là HS ít hứng thú với giờ học Luyện từ và câu, giờ học còn khô khan, đơn điệu, có những bài học còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc (15.4%). Một số dạng bài tập trong SGK lặp lại nhiều, gây nhàm chán (23.1%); mức độ vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập của HS còn yếu, HS dùng từ, đặt câu chưa tốt (30.8%); nguồn tài liệu tham khảo chưa nhiều (23.1%), trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn (7.7%)..

Cô P.T.L cho chúng tôi biết: “Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó nên một số GV còn lúng túng và gặp khó khăn trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập” .

Cô N.T.H - một GV có kinh nghiệm dạy lớp 5 chia sẻ với chúng tôi: “Nhìn chung, đa số các em học còn yếu phân môn này, thậm chí vẫn còn một số em chưa biết chấm câu, đặt câu không đúng…có một vài em nói chưa thành câu, diễn đạt ý còn lủng củng, lộn xộn. Có nhiều em đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào,....”

* Về phương pháp dạy học Luyện từ và câu

Qua điều tra, khảo sát GV, chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV cũng chưa thực hiện đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu, các GV chủ yếu sử dụng các bài tập được thiết kế trong SGK mà thường không có sự điều chỉnh, bổ sung nào; GV chưa chú ý giúp HS vận dụng kiến thức về từ và câu đã học vào các tình huống giao tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HS chưa thực sự hứng thú học phân môn Luyện từ và câu.

Một số GV cũng đã đổi mới phương pháp dạy học để thu hút HS vào bài học, nhưng số lượng này không nhiều, chỉ chiếm 15.4%. Phương pháp dạy học mà thầy cô đã áp dụng vào tiết dạy Luyện từ và câu là các phương pháp như sử dụng trò chơi, thảo luận nhóm,…nhưng mức độ sử dụng các phương pháp này cũng không thường xuyên.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi với GV về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 5 thì nhận được sự đồng tình rất lớn của các GV. Tất cả các GV đều cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực là cần thiết vì như vậy sẽ giúp HS sử dụng từ và đặt câu tốt hơn, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.

Cô P.T.L nêu ý kiến: “Về số lượng các bài tập theo các mức độ hiện nay trong SGK chủ yếu là các mức 1,2. Bài tập ở mức 3, đặc biệt là mức 4 rất ít. Chúng tôi cũng mong muốn khi xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu thì số lượng các bài tập vận dụng ở mức 3, 4 sẽ tăng lên. Đây là những bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức được học trong tình huống tương tự hoặc tình huống mới, có tính thực tiễn. Như vậy thì các kiến thức được học mới thực sự là của HS”.

Để nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu, các GV đề xuất sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực và sử dụng những bài tập này trong dạy học; sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, ...vào dạy học.

Tiểu kết chương 1


Trong chương 1, trên cơ sở tìm hiểu và hệ thống hóa lại một số vấn đề lí luận, chúng tôi đã làm rõ khái niệm năng lực, năng lực chung cần hình thành cho HS, đồng thời đưa ra năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt như năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn làm rõ quan điểm dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực và quan điểm về hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực, quan điểm về thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực.

Để làm rõ thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực, chúng tôi khảo sát chương trình và SGK Tiếng Việt 5, khảo sát thực trạng dạy học phát triển năng lực của GV và HS ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng hầu hết GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và tầm quan trọng của hệ thống bài tập phát triển năng lực trong dạy học. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cũng chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu cấp thiết hiện nay là hiện thực hóa các ý tưởng định hướng dạy học phát triển năng lực thành các hoạt động dạy học phù hợp. ....

Những vấn đề lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu trong chương này sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra những định hướng về việc xây dựng hệ thống bài tập và thiết kế bài học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5.

Chương 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ THIẾT KẾ BÀI HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5‌

2.1. Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5

2.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5

2.1.1.1. Đảm bảo phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS

Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách HS, giúp cho các em có thể áp dụng các kiến thức đã được học vào những tình huống giao tiếp trong đời sống thường nhật. Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp HS mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu, dấu câu…; rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu; bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,... Do đó, thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu phải hướng vào việc nâng cao kĩ năng dùng từ, đặt câu phù hợp với tình huống giao tiếp cho HS. Bên cạnh đó, khi tổ chức dạy học, cần phải sử dụng phương pháp giao tiếp, hướng cho HS thể hiện kĩ năng dùng từ, đặt câu thông qua các hoạt động giao tiếp: nói, viết,...

2.1.1.2. Đảm bảo tính vừa sức

Theo quan điểm của tâm lý học, việc đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cho HS phải tương ứng với vùng giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất. Do đó, khi xây dựng bài tập Luyện từ và câu cho HS, GV phải tính đến năng lực tiếp nhận của HS. Bài tập về Luyện từ và câu cho HS phải đảm bảo tính vừa sức với HS, tức là không quá khó và cũng không quá dễ với trình độ của HS. Có như vậy mới tạo được hứng thú đối với HS và phát triển được năng lực ngôn ngữ cho HS.

2.1.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực của người học

Việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực đang diễn ra mạnh mẽ ở bậc học phổ thông. Vì vậy, hệ thống bài tập luyện từ và câu cũng cần được xây dựng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hướng đến mục tiêu học tiếng Việt là để sử dụng có hiệu quả tiếng Việt, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2.1.1.4. Đảm bảo tính đa dạng, hấp dẫn và bám sát chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5

Hệ thống bài tập được xây dựng với mục đích điều chỉnh, bổ sung một số bài tập luyện từ và câu theo các mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao nhằm giúp việc dạy học Luyện từ và câu có hiệu quả hơn, do đó hệ thống bài tập cần bám sát và được thiết kế phù hợp với chương trình, SGK môn Tiếng Việt lớp 5 hiện hành.

Các bài tập Luyện từ và câu cần đảm bảo tính đa dạng, hấp dẫn đối với HS. Tức là, hệ thống bài tập cần được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều trình độ, nhiều đối tượng, sử dụng nhiều kỹ năng mà HS đã được học. Để lôi cuốn HS tham gia thực hành các bài tập Luyện từ và câu, GV phải lựa chọn ngữ liệu, trình bày hấp dẫn dưới nhiều hình thức, khai thác phù hợp kênh hình và kênh chữ nhằm gây hứng thú với HS.

2.1.2. Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5

Có nhiều cách phân chia hệ thống bài tập luyện từ và câu. Dựa vào nội dung dạy học, các bài tập Luyện từ và câu ở lớp 5 có thể chia thành hai nhóm lớn là nhóm bài tập mở rộng vốn từ (làm giàu vốn từ) và nhóm bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu. Nhóm bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu được chia thành ba loại: bài tập luyện từ (bao gồm: BT về các lớp từ; BT về biện pháp tu từ; BT về cấu tạo từ; BT về từ loại), bài tập luyện câu (BT về các kiểu câu; BT về cấu tạo câu; BT về dấu câu; BT về biện pháp liên kết câu), bài tập về cấu tạo tiếng và quy tắc viết hoa.

Hệ thống bài tập luyện từ và câu

Bài tập mở rộng vốn từ

Bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu

Bài tập luyện từ

Bài tập luyện

câu

Bài tập về cấu tạo tiếng và quy tắc viết hoa

BT BT BT

về về về

các cấu từ lớp từ tạo từ loại

BT về biện pháp

tu từ

BT

BT

BT BT về

Các bài tập mở rộng vốn từ và các bài tập theo các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu dưới đây được chúng tôi xây dựng dựa vào sự phân chia các mức độ của câu hỏi/bài tập được quy định trong Thông tư số 22 (chúng tôi đã đề cập đến ở Chương I). Trong đó, chúng tôi tập trung xây dựng các bài tập thuộc mức độ 3 (vận dụng thấp) và mức độ 4 (vận dụng cao). Đây là bài tập giúp HS có thể hình thành và phát triển kĩ năng dùng từ và đặt câu. Những bài tập này còn chiếm số lượng ít trong SGK môn Tiếng Việt lớp 5. Trong khi trình bày hệ thống bài tập, chúng tôi có chỉ dẫn rõ về việc từng bài tập có thể linh hoạt sử dụng cho bài học nào trong SGK Tiếng Việt lớp 5.



về

về

về

biện

các

cấu

dấu

pháp

kiểu

tạo

câu

liên kết

câu

câu


câu

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí