Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Gia Nghĩa,


2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình xây dựng mục tiêu, thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa theo ĐHPTNL thì người Hiệu trưởng, các CBQL liên quan cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt.

Kết quả khảo sát về thực hiện quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa (Xem Phụ lục 3: Bảng 6. Kết quả khảo sát về thực hiện quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho thấy, các nội dung được được đánh giá cao là “Tổ trưởng bộ môn đánh giá kế hoạch bài giảng dựa trên mục tiêu môn học đã xác định” với ĐTB được đánh giá là 3.10/4 điểm. Trong đó có 32.77% CBQL và GV đánh giá tốt, 48.35% đánh giá ở mức khá và chỉ có 4.40% đánh giá mức yếu. Tiếp đến là tiêu chí “Xây dựng kế hoạch dự giờ kiểm tra việc thực hiện mục tiêu dạy học” với ĐTB được đánh giá là 3.04/4 điểm, trong đó có 30.77% CBQL và GV đánh giá là thực hiện tốt, 47.25% đánh giá thực hiện khá.

Ngược lại, tiêu chí “Tổ chức trao đổi việc thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong tổ bộ môn” chưa được đánh giá cao với mức điểm đánh giá trung bình từ CBQL và GV là 1.84/4 điểm. Trong đó, có đến 48.35% người được hỏi cho rằng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa hiện nay thực hiện việc này rất yếu, chỉ có 8.79% CBQL và GV đánh giá tốt.

Đối với tiêu chí “Chỉ đạo tổ chuyên môn phổ biến mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trước khi xây dựng kế hoạch giảng dạy” với ĐTB được tổng hợp là 2.85/4 điểm được hiệu trưởng các nhà trường quan tâm nhất vì mục tiêu dạy học có vài trò là hướng định, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học môn Tiếng Việt nói riêng hướng đến và đặt biệt mục tiêu cũng là


thước đo về hiệu quả dạy học mà các nhà trường sẽ đạt được sau một học kỳ, một năm học. Với vai trò đó nên nội dung chỉ đạo tổ chuyên môn phổ biến mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trước khi xây dựng kế hoạch giảng dạy được HT các trường thực hiện ở mức Khá và Tốt, có 38,46% ý kiến đánh giá Khá: 27,47% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 65,93%).

Bước tiếp theo của quy trình được HT các trường cũng quan tâm đó là vấn đề “xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu môn học” điều này giúp HT các trường xem xét việc xác định các chuẩn kiến thức, kỹ năng của GV có phù hợp với mục tiêu và những yêu cầu, điều kiện của nhà trường hay không, qua đó HT có sự góp ý, điều chỉnh và chuẩn hóa phần xây dựng của GV. Sau bước chuẩn hóa, ký duyệt ban hành chuẩn hóa về mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng và thái độ thì mục tiêu sẽ được triển khai cụ thể đến từng tổ bộ môn, GV qua đó tiến hành họp và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học củ môn tiếng việt cùng với kế hoạch chung của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Chương trình, kế hoạch dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng là một việc làm cần tính tỉ mỉ và sát sao của người HT. Trên cơ sở bản kế hoạch năm học, chương trình môn học HT phải thông qua Thời khóa biểu, hồ sơ bài giảng, sổ lên lớp... để quản lý chương trình giảng dạy của GV.

Về thực hiện quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, kết quả khảo sát cho thấy (Xem Phụ lục 3: Bảng 7. Kết quả khảo sát về thực hiện quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), nội dung được các CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn đánh giá cao nhất là “quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, Kế hoạch dạy học, Sổ bài giảng, Sổ ghi đầu bài” với 3.47/4 điểm. Đa số CBQL và GV đều cho rằng, việc quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, Kế hoạch dạy học, Sổ báo giảng, Sổ ghi đầu bài được tiến hành thường xuyên và mức độ thực hiện Tốt và Khá, với 51,65% ý kiến đánh giá Tốt: 43,96% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý


kiến đánh giá Tốt và Khá là 95,60%). Với tỉ lệ đánh giá khá và tốt cao nhất, tỉ lệ đánh giá loại yếu bằng 0 cho thấy các trường làm rất tốt việc quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, Kế hoạch dạy học, Sổ báo giảng, Sổ ghi đầu bài. Và đây cùng là khâu được thực hiện tốt nhất trong quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, đây là công việc định kỳ của nhà trường và cũng là một công việc chỉ mang tính hành chính. Tiếp đến là tiêu chí “Phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt” với ĐTB = 3.08/4 điểm. Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng, việc Phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt là thường xuyên và mức độ thực hiện Khá và Tốt, có 50,55% ý kiến đánh giá Khá: 30,77% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 81,32%). Điều đó cho thấy BGH các trường luôn chủ động phối hợp với TTCM trong quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng việt của GV. Phỏng vấn một số GV được biết, việc kiểm tra Sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, Sổ kế hoạch giảng dạy và ghi chép chuyên môn là công việc định kỳ hàng tháng của TTCM, TTCM báo cáo kết quản ngay sau kiểm tra cho hiệu trưởng. Tiêu chí “Điều chỉnh sự phân công cho hợp lý hơn” cũng được đánh giá với mức điểm 3.08/4 điểm. Có thể nói sau khi phân công cần có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn, cách làm này được CBQL và GV các trường nhận xét là mức độ thực hiện khá và tốt, có tới 42,86% ý kiến đánh giá Khá: 34,07% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 76,92%). Thực tế cho thấy phân công dạy học môn Tiếng Việt được nhà trường rất quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên vẫn có những trường hợp GV dạy nhiều lớp, GV dạy ít lớp là do trình độ chuyên môn giữa các GV không đồng đều nên việc điều chỉnh lại ở một số trường không hề đơn giản. Chỉ có 3,30% ý đánh giá yếu, cho thấy đây là khâu được thực hiện tốt nhất trong quản lý phân công dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa.

Ngược lại các tiêu chí chưa được đánh giá cao gồm: Tiêu chí “Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt” với ĐTB được đánh giá là 2.00/4.00 điểm. Việc Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt chưa được tiến hành thường xuyên và thực hiện chỉ ở mức Yếu và TB, với 39,56% ý kiến đánh giá Yếu: 29,67% ý kiến đánh giá TB (tổng số ý kiến


đánh giá Yếu và TB là 69,23%). Tỉ lệ đánh giá Yếu cao nhất cho thấy, đây là khâu yếu nhất trong quản lý chuẩn bị kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt. Phỏng vấn trực tiếp một số CBQL và GV, thấy rằng việc quản lý chuẩn bị kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt được thực hiện thường xuyên nhưng việc tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt còn hạn chế, một số trường thậm chí không tổ chức được do không phân bố được thời gian, nhưng chủ yếu là do tâm lý ngại “va chạm”. Tiếp đến là tiêu chí “Xây dựng chuẩn giờ lên lớp theo các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, PPDH tích cực” với ĐTB được đánh giá là 2.40/4 điểm. Đa số CBQL và GV cho rằng, việc Xây dựng chuẩn giờ lên lớp theo các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, PPDH tích cực là không thường xuyên và thực hiện chỉ ở mức TB và khá, có tới 30,77% ý kiến đánh giá TB: 26,37% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý kiến đánh giá TB và Khá là 57,14%). Phỏng vấn trực tiếp một số GV nhiều kinh nghiệm cho thấy các trường có tổ chức hướng dẫn GV thực hiện giờ lên lớp nhưng chưa xây dựng được chuẩn cho giờ lên lớp của GV. Đây cũng là khâu yếu nhất trong quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt. Điều đó cho thấy rất cần thiết phải triển khai dạy học môn Tiếng Việt theo phát triển năng lực HS.

Các tiêu chí còn lại như: “Chỉ đạo tổ chuyên môn phổ biến chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt ở các khối lớp” với 2.81/4 điểm; “Tổ bộ môn tổ chức hướng dẫn, xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt” với ĐTB = 2.66/4 điểm… hay tiêu chí “Tổ chức cho tổ bộ môn dự giờ và phân tích giờ dạy của GV” với điểm đánh giá cũng ở mức trung bình 2.55/4 điểm. Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng việc Tổ chức cho tổ bộ môn dự giờ và phân tích giờ dạy của GV được thực hiện ở mức TB và Khá, có tới 32,97% ý kiến đánh giá TB: 25,81% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý kiến đánh giá TB và Khá là 59,34%). Một số CBQL và GV nhiều kinh nghiệm cho rằng: thứ nhất, rất khó có thể dự đủ số tiết theo quy định; thứ hai, việc tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của GV còn nặng hình thức, có thể do thiếu thẳng thắn, ngại va chạm của một bộ phận CBQL cũng như GV, việc tổ chức cả tổ bộ môn cùng dự giờ rất ít được thực hiện vì khó bố trí thời gian. Đây cũng khâu rất yếu trong quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt hiện nay (17,58%).


2.3.3. Thực trạng quản lý hình thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Hàng năm, việc quản lý hình thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa được quan tâm triển khai:

Bảng 2.3. Thực hiện quản lý hình thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông


TT


Nội dung

Mức đánh giá


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quy định chuyên môn về thực hiện đổi mới hình thức,

phương pháp dạy học


34


37.36


28


30.77


26


28.57


3


3.30


3.02


2

Nâng cao nhận thức về đổi

mới hình thức, phương pháp dạy học


33


36.26


34


37.36


20


21.98


4


4.39


3.05


3

Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức, phương pháp dạy

học


31


34.07


41


45.06


12


13.19


7


7.69


3.05

4

Rà soát, đánh giá hình thức,

phương pháp dạy học

23

25.28

37

40.66

18

19.78

13

14.29

2.77


5

Khuyến khích, hỗ trợ đổi mới hình thức, phương pháp dạy

học


26


28.57


38


41.76


24


26.37


3


3.30


2.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 8

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát CBQL và GV các trường tiểu học Thành phố Gia Nghĩa về quản lý hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cho thấy: Nội dung được đánh giá cao nhất là “Nâng cao nhận thức về đổi mới hình thức, phương pháp dạy học” với ĐTB là 3.05/4 điểm (trong đó: 36.26% CBQL và GV đánh giá tốt; 37.36% đánh giá Khá; 21.98% đánh giá Trung bình và


4.39% đánh giá yếu). Tương tự, nội dung “Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức, phương pháp dạy học” cũng được đánh giá với mức điểm trung bình là 3.05/4 điểm. Ngược lại, nội dung “Rà soát, đánh giá hình thức, phương pháp dạy học” chưa được đánh giá cao với điểm trung bình được đánh giá là 2.77/4 điểm. Đề tài phỏng vấn thầy N.V.H (Hiệu trưởng) về quản lý đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Việt trong Nhà trường hiện nay: Theo thầy mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và tác dụng khác nhau, do vậy nhà trường yêu cầu thầy cô cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học và năng lực HS. Nhưng dù lựa chọn phương pháp dạy học nào, thì GV vẫn phải là người luôn tích cực hóa các hoạt động của HS, chuyển giao nhiệm vụ một cách hợp lý. Vì thế, GV cần vận dụng linh hoạt phương pháp, không lạm dụng, độc tôn một phương pháp nào cả. Bảo đảm mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện như đã đề ra.

2.3.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Kết quả khảo sát về thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa (Xem Phụ lục 3: Bảng 8. Thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), cụ thể như sau:

Tiêu chí được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân” với điểm trung bình đánh giá từ CBQL và GV là 3.12/4 điểm. Việc Kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân được tiến hành thường xuyên, mức độ thực hiện Khá và Tốt, 41,94% ý kiến đánh giá Khá: 35,16% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 76,92%). Điều này cho thấy các trường đã thực hiện khá nghiêm túc việc kiểm tra hồ sơ cá nhân GV. Kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân cũng là công việc thường kỳ của nhà trường.

Ngược lại tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Tổ bộ môn tổ chức tập huấn KT-ĐG kết quả học tập của HS theo phát triển năng lực” với ĐTB = 1.96/4 điểm. trong đó, đa số các ý kiến cho rằng, việc Tổ bộ môn tổ chức tập huấn KT-ĐG kết


quả học tập của HS theo phát triển năng lực được thực hiện ở mức Yếu và TB, có tới 42,86% ý kiến đánh giá Yếu: 27,47% ý kiến đánh giá TB (tổng số ý kiến đánh giá Yếu và TB là 70,33%). Điều đó cho thấy, đa số các hiệu trưởng chưa tập trung chỉ đạo việc tập huấn bồi dưỡng KT-ĐG kết quả học tập của HS cho GV. Một số CBQL và GV nhiều kinh nghiệm cho biết: tổ trưởng bộ môn mới chỉ được phát triển với những nguồn tài liệu chỉ hướng dẫn chung cho tất cả các môn, chưa có cụ thể cho môn Tiếng Việt nên chưa mạnh dạn tập huấn đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HS theo phát triển năng lực cho GV.

Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức khá như “Chỉ đạo xây dựng quy trình ra đề, kiểm duyệt các đề kiểm tra” với 2.58/4 điểm. Theo như nhận xét, đánh giá của đa số CBQL và GV, việc Chỉ đạo xây dựng quy trình ra đề, kiểm duyệt các đề kiểm tra ở các trường được thực hiện chỉ ở mức TB và Khá, 32,97% ý kiến đánh giá TB: có 29,67% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý kiến đánh giá TB và Khá là 62,64%). Ý kiến của một số CBQL và GV nhiều kinh nghiệm cho biết, việc kiểm duyệt các đề kiểm tra nhiều khi chỉ là hình thức, còn hầu hết chưa xây dựng cụ thể quy trình ra đề. “Phân tích kết quả, phân loại học tập của HS theo phát triển năng lực” là 2.36/4 điểm. Nhận xét của CBQL và GV đều cho rằng việc Phân tích kết quả, phân loại học tập của HS theo phát triển năng lực chưa được làm thường xuyên và mức độ thực hiện chỉ ở mức TB và Khá, 35,16% ý kiến đánh giá TB: có 27,47% ý kiến đánh giá Khá (tổng số ý kiến đánh giá TB và Khá là 62,64%). Phỏng vấn một số hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn nhiều kinh nghiệm được biết, việc phân tích kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra vẫn được thực hiện, tuy nhiên theo hướng phát triển năng lực thì chưa làm cặn kẽ. Với 21,98% ý kiến đánh giá Yếu cho thấy còn nhiều trường chưa quan tâm thực hiện việc phân tích kết quả, phân loại học tập của HS theo phát triển năng lực.

Hay tiêu chí “Ứng dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập của HS” được đánh giá cao hơn một chút là 2.73/4 điểm. Việc Ứng dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập của HS được thực hiện thường xuyên và mức độ thực hiện Khá và Tốt, 32,97% ý kiến đánh giá Khá: 27,47% ý kiến đánh giá Tốt (tổng số ý kiến đánh giá Khá và Tốt là 60,44%). Tuy nhiên, tỉ lệ đánh giá loại TB và loại Yếu cũng khá cao, có 24,18% ý kiến đánh giá TB: 15,38% ý kiến đánh giá Yếu cho thấy ở một số


trường việc này chưa được quản lý hiệu quả. Nguyên nhân được xác định là do hệ thống máy tính cấu hình thấp, mặt khác GV vào điểm trong phần mềm nhưng Phòng GD lại lấy sổ điểm lớp chủ nhiệm làm hồ sơ chính do vậy việc ứng dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập của HS chưa được thực hiện nghiêm túc.

2.3.5. Thực trạng quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Thực hiện quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được quan tâm triển khai. Kết quả khảo sát (Xem Phụ lục 3: Bảng 10. Thực hiện quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho thấy, các nội dung về quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được đánh giá ở mức khá và tốt. Trong đó tiêu chí “Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3.12/4 điểm với 36.26% CBQL và GV đánh giá tiêu chí này ở mức tốt, 39.56% đánh giá ở mức khá.

Ngược lại, tiêu chí “Xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học” và “Tổ chức cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, thiết kế các phương tiện phục vụ hoạt động học tập” được đánh giá ở mức 3.05/4 điểm là những tiêu chí được đánh giá thấp hơn.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng kế hoạch mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc tăng cường cho GV kiến thức về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và thực hiện chế độ khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật chỉ đạt mức trung bình. Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, thiết kế các phương tiện phục vụ hoạt động học tập có được tiến hành nhưng chưa nhiều. Do vậy, cần tăng cường biện pháp quản lý, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin, kĩ năng sử

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí