Nội dung quan trọng nhất là “Giúp GV có năng lực DHTH lĩnh vực KHTN tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” X =2,56.
Các nội dung ít quan trọng hơn là “Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS
phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo và các năng lực cần thiết khác” X =2,5; “Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục” X =2,48; “Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng, vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy” X =2,44.
Như vậy, nhìn chung các CBQL, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động bồi dưỡng và không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Điều này đòi hỏi mỗi CBQL phải luôn luôn tư duy làm thế nào để thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao nhận thức, các kĩ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục.
2.3.1.2. Thực trạng về nội dung, hình thức và kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
* Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT: được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
Nội dung | Mức độ thực hiện(%) | X | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Kiến thức chung về năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN | 0 | 0 | 133 | 95,0 | 7 | 5,0 | 1,95 |
2 | Kiến thức chuyên môn sâu của từng môn học cụ thể: Toán, Lý, Hóa, Sinh, KTCN. | 123 | 87,9 | 17 | 12,1 | 0 | 0,00 | 2,88 |
3 | Các kỹ năng dạy học tích hợp theo đặc thù môn học | 0 | 0,00 | 140 | 100 | 0 | 0,00 | 2,0 |
4 | Kỹ năng tổ chức các hoạt trải nghiệm sáng tạo, NCKH… | 0 | 0,00 | 140 | 100 | 0 | 0,00 | 2,0 |
Điểm TB của nhóm | 2,21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Cho Giáo Viên Thpt
- Yêu Cầu Về Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Đối Với Giáo Viên Thpt
- Khái Quát Chung Về Giáo Dục Thpt Và Đội Ngũ Gv, Cán Bộ Quản Lí Các Trường Thpt Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Cho Giáo Viên Các Trường Thpt Tỉnh Bắc Kạn
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Cho Giáo Viên Thpt
- Tổ Chức Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Trạng Năng Lực Dhth Lĩnh Vực Khtn Của Gv; Tích Cực Hóa Vai Trò Của Đội Ngũ Gv Cốt Cán Trong Việc Triển Khai Hoạt
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
* Nhận xét:
Kết quả ở bảng 2.7 cho ta thấy: nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THPT có mức độ thực hiện trung bình, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,21(min=1; max=3).
Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là bồi dưỡng “Kiến thức chuyên
môn sâu của từng môn học cụ thể” X = 2,88.
Những nội dung bồi dưỡng khác được tiến hành chưa thường xuyên là: “Các kỹ năng dạy học tích hợp theo đặc thù môn học” X =2,0; “Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, NCKH…” X =2,0; “Kiến thức chung về năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN” X =1,95.
Điều này cũng thể hiện thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng năng
lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn chưa được các cấp quản lí quan tâm nhiều. Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi được biết vấn đề bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV chưa được đặt ra thành một nội dung bồi dưỡng riêng biệt mà mới có chút ít lồng ghép vào các hoạt động bồi dưỡng khác. Chẳng hạn:
Bồi dưỡng theo chuyên đề:
- Bồi dưỡng nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng các phương tiện dạy học và phần mềm hiện đại trong soạn bài và giảng dạy, đối tượng bồi dưỡng là GV và CBQL có chuyên môn cùng bộ môn của các trường THPT.
- Bồi dưỡng nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy các bộ môn cho học sinh THPT.
- Bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản về đạo đức, pháp luật, công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho HS.
- Bồi dưỡng về trường học kết nối trên mạng Internet.
- Bồi dưỡng cho CBQL các nhà trường về công tác Kiểm tra nội bộ, Thi đua khen thưởng trong trường học.
- Bồi dưỡng cho CBQL và GV tham dự thi về thể lệ cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên do Bộ GD&ĐT phát động.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm:
Bồi dưỡng thực hiện chương trình theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng và chương trình giảm tải, nội dung tích hợp, giáo dục kĩ năng sống.
Bồi dưỡng việc lựa chọn các hình thức và mô hình dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Bồi dưỡng việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.
Bồi dưỡng việc tích hợp một số nội dung như tiết kiệm năng lượng điện, năng lượng nước và bảo vệ môi trường vào trong nội dung một số môn học.
Bồi dưỡng việc đổi mới kiểm tra đánh giá, cụ thể là việc ra đề kiểm tra các môn học theo hướng tiếp cận năng lực HS.
Bồi dưỡng việc xây dựng chủ đề và thực hiện dạy học theo chủ đề ở một số môn học.
Như vậy, trong các nội dung đã bồi dưỡng trên, chưa có nội dung riêng để bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV mà nội dung bồi dưỡng này chỉ được lồng ghép một phần nhỏ trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chung ở mỗi chuyên đề hoặc nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể nào đó.
* Thực trạng về hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT: được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
Hình thức | Mức độ đánh giá(%) | X | ||||||
Rất phù hợp | Phù hợp | Chưa phù hợp | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Tích hợp trong bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tại tỉnh theo hình thức tập trung, tại chức… | 17 | 12,1 | 84 | 60,0 | 39 | 27,9 | 1,84 |
2 | Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể | 11 | 7,9 | 81 | 57,8 | 48 | 34,3 | 1,74 |
3 | Tích hợp trong bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ GV | 17 | 12,1 | 76 | 54,3 | 47 | 33,6 | 1,8 |
4 | Tích hợp trong bồi dưỡng theo chuyên đề ở cụm, trường… | 50 | 35,7 | 61 | 43,6 | 29 | 20,7 | 2,15 |
5 | Tích hợp trong bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông | 53 | 37,9 | 59 | 42,1 | 28 | 20,0 | 2,18 |
Điểm TB của nhóm | 1,94 |
* Nhận xét:
Kết quả ở bảng 2.8 cho ta thấy: các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có mức độ thực hiện thấp, thể hiện ở điểm trung bình X = 1,94 (min=1; max=3).
Hình thức tổ chức bồi dưỡng được đánh giá phù hợp nhất là: “Tích hợp
trong bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” X =2,18.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng được đánh giá ít phù hợp nhất là “Cung cấp đầy
đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể” X =1,74.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV tuy chưa được triển khai theo chuyên đề riêng, song thông qua các nội dung bồi dưỡng khác, hầu hết CBQL và GV đều nhận thấy nội dung này đã được lồng ghép, tích hợp trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của sở GD&ĐT và của các nhà trường.
Các hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề ở tổ chuyên môn, trường, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhận được sự đồng thuận cao hơn vì những hình thức này có nội dung bồi dưỡng những vấn đề mới về cách thức, nội dung đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, hình thức cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV tự học, có hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá cụ thể nhiều cán bộ quản lí và giáo viên cho rằng chưa phù hợp. Điều này cho thấy tài liệu về bồi dưỡng dạy học tích hợp chưa phong phú, đọc còn khó hiểu, khi GV nghiên cứu xong khó áp dụng vào giảng dạy, hoặc một bộ phận GV còn ngại đọc tài liệu, chưa hiểu kĩ vấn đề liên quan đến đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Điều này có ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho GV.
Như vậy, ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN như trên cho thấy các nhà quản lí giáo dục cần phải lựa chọn các hình thức bồi dưỡng GV sao cho hợp lí, phù hợp với từng đối tượng GV của từng bộ môn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện thời gian của GV để quá trình bồi dưỡng đạt kết quả cao.
* Thực trạng về kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT: được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
Nội dung | Mức độ đánh giá (%) | X | ||||||
Tốt | Đạt | Chưa đạt | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Xây dựng chủ đề/nội dung tích hợp lĩnh vực KHTN | 27 | 19,3% | 63 | 45,0% | 50 | 35,7% | 1,8 |
2 | Thiết kế các kế hoạch dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN | 21 | 15% | 59 | 42,1% | 60 | 42,6% | 1,7 |
3 | Lựa chọn các hình thức dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN | 24 | 17,1% | 59 | 42,1% | 57 | 40,7% | 1,8 |
4 | Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN | 31 | 22,1% | 63 | 45,0% | 46 | 32,8% | 1,9 |
5 | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong DHTH lĩnh vực KHTN | 34 | 24,3% | 56 | 40,0% | 50 | 35,7% | 1,9 |
Điểm TB của nhóm | 1,82 |
* Nhận xét:
Kết quả ở bảng 2.9 cho ta thấy: kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có mức độ đánh giá thấp, thể hiện ở điểm trung bình X = 1,82 (min=1; max=3).
Tất cả các nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN
cho giáo viên THPT đều được đánh giá có mức độ đạt thấp, đặc biệt là nội dung thiết kế các kế hoạch dạy học tích hợp ( X =1,7). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra, đó là đầu năm học 2015-2016, tất cả GV của tỉnh mới được tập huấn
đồng loạt về việc thực hiện dạy học theo chủ đề trong năm học. Những GV đã tham
dự cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên do Bộ GD&ĐT phát động có thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện, còn những GV mới thực hiện dạy học theo chủ đề đã thể hiện sự lúng túng. Qua phỏng vấn GV chúng tôi thấy cá biệt
có nhà trường đã không tổ chức cho GV tham dự cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên do Bộ GD&ĐT phát động, vì cuộc thi này vẫn mang tính chất động viên GV tự nguyện tham gia, chưa tính vào thi đua của các nhà trường, của cá nhân GV.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy còn nhiều GV chưa đáp ứng được các yêu cầu về kĩ năng cần có khi tham gia dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN. Trong thời gian tới đòi hỏi Hiệu trưởng các nhà trường cần phải có những biện pháp bồi dưỡng GV hiệu quả hơn nữa, mới hình thành được năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Tóm lại, kết quả khảo sát về hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Việc bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN chủ yếu chỉ được lồng ghép trong các hoạt động bồi dưỡng những nội dung khác cho giáo viên. GV chủ yếu phải tự bồi dưỡng khi tham dự cuộc thi Dạy học tích hợp theo chủ đề do Bộ GD phát động. Tỉnh chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích hợp cho GV của từng bộ môn. Tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng chưa phong phú. Một bộ phận GV còn ngại tiếp cận các kĩ năng nghề nghiệp mới. Kết quả của hoạt động bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích
hợp đạt kết quả thấp( X = 1,68). Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT của tỉnh Bắc Kạn một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn
2.3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn
Lập kế hoạch cho công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng là công việc đầu tiên mà Hiệu trưởng phải quan tâm. Để khảo sát thực trạng về khía cạnh này chúng tôi đã thực hiện khảo sát 140 CBQL và GV của 05 trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về việc lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT
Nội dung | Mức độ đánh giá(%) | X | ||||||
Rất phù hợp | Phù hợp | Không phù hợp | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của nhà trường. | 25 | 17,93 | 91 | 65,0 | 24 | 17,1 | 2,01 |
2 | Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN. | 22 | 15,7 | 81 | 57,9 | 37 | 26,4 | 1,89 |
3 | Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN. | 33 | 23,6 | 79 | 56,4 | 28 | 20,0 | 2,04 |
4 | Phân loại đối tượng bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN | 35 | 25,0 | 76 | 54,3 | 29 | 20,7 | 2,04 |
5 | Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN | 29 | 20,7 | 78 | 55,7 | 33 | 23,6 | 1,97 |
6 | Xác định hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN | 34 | 24,3 | 81 | 57,9 | 25 | 17,9 | 2,06 |
7 | Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN | 53 | 37,9 | 75 | 53,6 | 12 | 8,6 | 2,29 |
Điểm TB của nhóm | 2,04 |
* Nhận xét:
Kết quả ở bảng 2.10 cho ta thấy: công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có mức độ đánh giá trung bình, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,04 (min=1; max=3). Trong đó có 2 nội dung có mức độ đánh giá thấp là “Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng” ( X = 1,89) và “Xác định nội dung bồi dưỡng”( X = 1,97). Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là giáo viên chưa tham gia nhiều vào việc DHTH lĩnh vực KHTN nên nhà quản lí cũng khó khăn trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng cho GV.
Để làm tốt các nội dung này hiệu trưởng cần sử dụng tốt đội ngũ các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các GV cốt cán của nhà trường. Đánh giá phân loại
GV, xác định nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng của GV bằng các kết quả: khi GV tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Bộ GD tổ chức và kết quả thanh kiểm tra GV của Ban giám hiệu nhà trường, của sở GD&ĐT.
2.3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT ở tỉnh Bắc Kạn.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp tổ chức triển khai và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN
cho giáo viên THPT
Nội dung | Mức độ thực hiện(%) | X | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH lĩnh vực KHTN theo chủ đề với hình thức tập trung | 35 | 25,0 | 38 | 27,1 | 67 | 47,9 | 1,77 |
2 | Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH lĩnh vực KHTN trong năm học tại nhà trường. | 14 | 10,0 | 52 | 37,1 | 74 | 52,9 | 1,57 |
3 | Tổ chức cho GV tham dự cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV THPT. | 18 | 12,9 | 81 | 57,9 | 41 | 29,2 | 1,84 |
4 | Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường tổ chức hội nghị chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng DHTH lĩnh vực KHTN cho GV. | 35 | 25,0 | 76 | 54,3 | 29 | 20,7 | 2,04 |
5 | Chỉ đạo GV tự bồi dưỡng kỹ năng DHTH lĩnh vực KHTN bằng nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch hoặc áp dụng vào giảng dạy. | 12 | 8,6 | 93 | 66,4 | 35 | 25,0 | 1,83 |
Điểm TB của nhóm | 1,81 |