Cẩm Phả hiện nay. Trên cơ sở xác định nguyên nhân, thực trạng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
2.2.3. Địa bàn và quy mô khảo sát
- Địa bàn khảo sát: 17 trường THCS trên địa bàn thành phố (Trường THCS Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy, Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Lý Tự Trọng, Cẩm Sơn, Ngô Quyền, Nam Hải, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Trọng Điểm, Bái Tử Long, Thống Nhất, Quang Hanh, Suối Khoáng).
- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát CBQL trường THCS, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên môn xã hội ở các trường THCS, chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả. Số người khảo sát là 85 người, trong đó 35 người là CBQL, lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT (gồm 10 hiệu trưởng, 20 hiệu phó và 5 lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT) và 50 giáo viên môn xã hội các trường THCS thành phố Cẩm Phả.
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến CBQL nhà trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên các trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả. Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện với CBQL, giáo viên.
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL nhà trường THCS, giáo viên thông qua báo cáo tổng kết năm học.
2.2.5. Thời gian và tiến trình khảo sát
Phiếu điều tra được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 - 5 năm 2018. Tác giả trực tiếp gặp gỡ CBQL nhà trường, giáo viên, chuyên viên của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả để trao đổi, trưng cầu ý kiến.
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát
Các phiếu điều tra, các ý kiến của CBQL, giáo viên và các tài liệu có liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê để có nhận xét cụ thể.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán tỷ lệ % cho các câu hỏi, phiếu điều tra. Từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện, biện pháp quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
2.3. Thực trạng năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng về số lượng, trình độ giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả
THCS là một bậc trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, thành phố Cẩm Phả có 17 trường THCS, với tổng số giáo viên là 503 người, được phân bổ cụ thể như sau.
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp THCS của Thành phố Cẩm Phả, năm học 2017-2018
Tên Trường THCS | Tổng số lớp | GV theo định mức | Số GV hiện có | Thừa/ thiếu giáo viên | |
1. | THCS Cộng Hòa | 8 | 17 | 16 | - 1 |
2. | THCS Cẩm Hải | 4 | 9 | 7 | - 2 |
3. | THCS Mông Dương | 26 | 50 | 48 | - 2 |
4. | THCS Cửa Ông | 22 | 43 | 45 | + 2 |
5. | THCS Cẩm Thịnh | 13 | 26 | 23 | - 2 |
6. | THCS Lý Tự Trọng | 25 | 48 | 45 | - 3 |
7. | THCS Cẩm Sơn | 23 | 44 | 41 | - 3 |
8. | THCS Ngô Quyền | 10 | 20 | 21 | + 1 |
9. | THCS Nam Hải | 13 | 25 | 25 | 0 |
10. | THCS Cẩm Bình | 13 | 25 | 20 | - 5 |
11. | THCS Cẩm Thành | 20 | 39 | 42 | + 3 |
12. | THCS Trọng Điểm | 25 | 49 | 42 | - 7 |
13. | THCS Bái Tử Long | 23 | 45 | 37 | - 8 |
14. | THCS Thống Nhất | 15 | 29 | 26 | - 3 |
15. | THCS Quang Hanh | 16 | 31 | 30 | - 1 |
16. | THCS Suối Khoáng | 12 | 23 | 22 | - 1 |
17. | THCS Dương Huy | 6 | 13 | 13 | 0 |
Cộng | 273 | 536 | 503 | - 38; + 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nl Nhận Thức Chung Về Dhth: Là Khả Năng Phát Hiện, Trình Bày, Phân Tích Xu Hướng Của Dạy Học Tích Hợp Ở Các Khoa Học Của Nhà Trường;
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Cho Giáo Viên Thcs Thông Qua Sinh Hoạt Chuyên Môn
- Đánh Giá Của Cán Bộ, Giáo Viên Về Thực Hiện Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đề Xuất Các Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Biện Pháp 3: Tổ Chức, Triển Khai Có Hiệu Quả Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả tháng 03 năm 2018)
Từ bảng thống kê trên cho thấy giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả hiện nay có tỷ lệ giáo viên/lớp còn thiếu khá nhiều so với định mức cho phép là 1,9 giáo viên/lớp được quy định ở Thông tư liên bộ (Số 35 ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ). Thực tế hiện nay, các trường THCS thành phố Cẩm Phả còn thiếu 33 giáo viên (trường thiếu ít nhất 01 giáo viên, thiếu nhiều nhất 08 giáo viên, như trường THCS Bái Tử Long), chỉ có 03 trường thừa giáo viên, cần được điều
chuyển để bổ sung cho trường thiếu. Cùng với đó cần tuyển dụng thêm giáo viên để đảm bảo số lượng giáo viên từng trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển năng lực giáo viên từng trường. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học hiện nay, cũng như sự tăng nhanh về số lượng học sinh THCS, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, để thích ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, đào tạo. Đây chính là một trong những lý do cần bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bảng 2.2. Chất lượng viên chức bậc THCS thành phố Cẩm Phả
Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Lý luận chính trị | ||
Cao cấp | 04 | 0.72% |
Trung cấp | 65 | 11.6% |
Sơ cấp | 280 | 50.1% |
Chưa qua đào tạo | 210 | 37.58% |
Trình độ chuyên môn | ||
Đại học | 343 | 61.4% |
Cao đẳng | 181 | 32.4% |
Sau đại học | 04 | 0.7% |
Trung cấp | 31 | 5.5% |
Trình độ ngoại ngữ | ||
Tiến sỹ | 0 | 0 |
Thạc sỹ | 0 | 0 |
Cử nhân | 86 | 15.4% |
Chứng chỉ | 289 | 51,7% |
Chưa qua đào tạo | 184 | 32.9% |
Trình độ công nghệ thông tin | ||
Tiến sỹ | 0 | 0 |
Thạc sỹ | 0 | 0 |
Cử nhân | 04 | 0.7% |
Cao đẳng | 11 | 2% |
Trung cấp | 15 | 2.7% |
Chứng chỉ | 408 | 73% |
Chưa qua đào tạo | 121 | 21.6% |
Nguồn: Thống kê của phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Cẩm Phả, tính đến tháng 01/2018
Những năm vừa qua, giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả đã tích cực tham gia các lớp tập huấn hè, tập huấn chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào
tạo Cẩm Phả, các trường tổ chức để học tập, nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Hàng năm, 100% giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, tiếp thu các chuyên đề đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy; đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, qua đó phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.
2.3.2. Thực trạng năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
2.3.2.1. Thực trạng năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của giáo viên
Bảng 2.3. Đánh giá về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Tiêu chí đánh giá | ĐT KS | Mức độ đánh giá | ||||||||
Tốt | Khá | T.B | Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. | Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh. | CB | 15 | 42.9 | 15 | 42.9 | 5 | 7.6 | 0 | 0 |
GV | 38 | 76.0 | 10 | 20.0 | 2 | 4.0 | 0 | 0 | ||
2. | Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương | CB | 16 | 45.7 | 10 | 28.6 | 9 | 25,7 | 0 | 0 |
GV | 30 | 60.0 | 10 | 20.0 | 10 | 20.0 | 0 | 0 | ||
3. | Khả năng trao đổi thông tin với đồng nghiệp để nắm thông tin | CB | 20 | 57.1 | 10 | 28.6 | 5 | 14.3 | 0 | 0 |
GV | 28 | 56.0 | 16 | 32.0 | 6 | 12.0 | 0 | 0 | ||
4. | Có phương pháp thu thập, xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường | CB | 25 | 71.4 | 7 | 20.0 | 3 | 8.6 | 0 | 0 |
GV | 31 | 62.0 | 14 | 28.0 | 5 | 10.0 | 0 | 0 | ||
5. | Sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục | CB | 12 | 34.3 | 15 | 42.9 | 8 | 22.9 | 0 | 0 |
GV | 16 | 32.0 | 22 | 44.0 | 12 | 24.0 | 0 | 0 |
Qua 05 tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của giáo viên dạy môn xã hội các trường THCS thành phố Cẩm Phả được thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy các nội dung được CBQL, giáo viên tự đánh giá kết quả “tốt”, có tỷ lệ đánh giá từ 32,0% đến 76,0%. Đánh giá về năng lực thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh được xếp cao nhất với tỷ lệ đánh giá “tốt” của CBQL là 42,9% nhưng đánh giá của giáo viên là 76,00%, tiếp theo là
“Năng lực thu thập, xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường”, CBQL đánh giá tốt là 71.4%, giáo viên là 62.0%, xếp thấp nhất là “Năng lực sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục” được CBQL đánh giá tốt là 34,3%, giáo viên là 32,0%, qua đó cho thấy năng lực sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục của giáo còn nhiều hạn chế đòi hỏi giáo viên cần được bồi dưỡng, phát triển kiến thức tích hợp liên môn, kiến thức thực tế để thiết kế chương trình dạy học cho phù hợp với địa phương mình trên nền chương trình chung mà Bộ Giáo dục quy định. Từ những nhận xét cụ thể trên đòi hỏi cấp quản lý từ nhà trường đến Phòng GD&ĐT của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh phải có những giải pháp phù hợp trong phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS và gửi đi đào tạo nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, cải thiện chất lượng dạy học ở bậc THCS.
2.3.2.2. Thực trạng về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên
Bảng 2.4. Đánh giá về năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của giáo viên trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Tiêu chí đánh giá | ĐT KS | Mức độ đánh giá | ||||||||
Tốt | Khá | T.B | Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. | Hiểu biết thấu đáo về dạy học tích hợp (nội môn, liên môn Năng lực hiểu biết về DHTH | CB | 10 | 28.57 | 15 | 42.86 | 9 | 25.71 | 1 | 2.86 |
GV | 12 | 24.00 | 17 | 34.00 | 19 | 38.00 | 2 | 4.00 | ||
2. | Năng lực phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học | CB | 8 | 22.86 | 12 | 34.29 | 15 | 42.86 | 0 | 0 |
GV | 13 | 26.00 | 20 | 40.00 | 15 | 30.00 | 2 | 4.00 | ||
3. | Năng lực vận dụng các phương pháp trong dạy học tích hợp | CB | 20 | 57.14 | 10 | 28.57 | 5 | 14.29 | 0 | 0 |
GV | 22 | 44.00 | 24 | 48.00 | 4 | 8.00 | 0 | 0 | ||
4. | Năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong dạy học tích hợp | CB | 18 | 51.43 | 15 | 42.86 | 2 | 5.71 | 0 | 0 |
GV | 26 | 52.00 | 19 | 38.00 | 5 | 10.00 | 0 | 0 | ||
5. | Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học tích hợp | CB | 15 | 42.86 | 16 | 45.71 | 4 | 11.43 | 0 | 0 |
GV | 22 | 44.00 | 23 | 46.00 | 5 | 10.00 | 0 | 0 |
Qua các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên dạy môn xã hội các trường THCS thành phố Cẩm Phả được thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy các nội dung được CBQL, giáo viên tự đánh giá kết quả “tốt”, có tỷ lệ đánh giá từ 22,86% đến 52,00%. Đánh giá về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trước hết ở khả năng hiểu biết thấu đáo về dạy học tích hợp (nội môn, liên môn). Trong đó, xếp cao nhất là năng lực về “Năng lực khai thác, sử dụng thông tin hiệu quả” với tỷ lệ đánh giá “tốt” của CBQL là 57,14% và giáo viên là 44,00%, tiếp theo là “Năng lực giải quyết vấn đề”, CBQL đánh giá tốt là 51.43%, giáo viên là 52%, xếp thấp nhất là “Năng lực chuyên môn sâu, kiến thức liên ngành rộng, kỹ năng thực hành tốt và vốn hiểu biết xã hội” được CBQL đánh giá tốt là 22,86%, giáo viên là 26,0%, qua đó cho thấy năng lực chuyên môn sâu, kiến thức liên ngành rộng, kỹ năng thực hành tốt và vốn hiểu biết xã hội của giáo còn nhiều hạn chế đòi hỏi giáo viên cần được bồi dưỡng, phát triển kiến thức tích hợp liên môn, kiến thức thực tế để thiết kế chương trình dạy học cho phù hợp với địa phương mình trên nền chương trình chung mà Bộ Giáo dục quy định.
Từ những nhận xét cụ thể trên đòi hỏi cấp quản lý từ nhà trường đến Phòng GD&ĐT của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh phải có những giải pháp phù hợp trong phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS và gửi đi đào tạo nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, cải thiện chất lượng dạy học ở bậc THCS.
2.4. Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
2.4.1. Nhận thức của các khách thể khảo sát về sự cần thiết phải phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Kết quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để các cấp quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên. Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của các khách thể khảo sát về sự cần thiết phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng hoạt động triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên có vai trò rất quan trọng và quan trọng với tỷ lệ chiếm 83,4% (mức độ cần thiết và rất cần thiết). Kết quả khảo sát cho thấy: Không có CBQL, GV nào đánh giá triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên không quan trọng, bên cạnh đó có CB, GV còn đánh giá triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên ít quan trọng với tỷ lệ 6,7%.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV có ý kiến cho rằng triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên rất cần thiết, tuy nhiên vẫn còn 6,7% CB, GV chưa đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ trong đội ngũ vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của công tác này. Chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đã được tuyên truyền, phổ biến nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý và giáo viên chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn và còn lúng túng bị động về khi tổ chức phát triển năng lực dạy học tích hợp.
2.4.2. Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||||
ĐT KS | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. | Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên được thực hiện theo chuẩn quy định và chuyên đề môn học | CB | 26 | 74.29 | 6 | 17.14 | 3 | 8.57 | 0 | 0 |
GV | 31 | 62.00 | 14 | 28.00 | 5 | 10.00 | 0 | 0 | ||
2. | Mục tiêu phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên được xác định rõ ràng với thời gian thực hiện mục tiêu được xác định cụ thể | CB | 31 | 88.57 | 4 | 11.43 | 0 | 0 | 0 | 0 |
GV | 36 | 72.00 | 8 | 16.00 | 6 | 12.00 | 0 | 0 | ||
3. | Phát triển năng lực dạy học tích hợp phù hợp thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi | CB | 27 | 77.14 | 5 | 14.29 | 2 | 5.71 | 1 | 2.86 |
GV | 35 | 70.00 | 10 | 20.00 | 4 | 8.00 | 1 | 2.00 | ||
4. | Xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên để phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu một cách hợp lý | CB | 26 | 74.29 | 4 | 11.43 | 3 | 8.57 | 2 | 5.71 |
GV | 30 | 60.00 | 14 | 28.00 | 2 | 4.00 | 4 | 8.00 | ||
5. | Giáo viên tự nghiên cứu về dạy học tích hợp theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) | CB | 25 | 71.43 | 6 | 17.14 | 3 | 8.57 | 1 | 2.86 |
GV | 33 | 66.00 | 10 | 20.00 | 4 | 8.00 | 3 | 6.00 |
Qua bảng tổng hợp 2.5, về ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, công tác lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tác giả nhận thấy đại đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng nội dung kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS do hiệu trưởng xây dựng đạt mức độ “tốt” với tỷ lệ đánh