Bảng 2.7: Kết quả đánh giá phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Rất không thường xuyên | Không thường xuyên | Phân vân | Thường xuyên | Rất thường xuyên | Điểm TB | Thứ bậc | |
Phương pháp diễn giảng | 16 | 24 | 70 | 86 | 71 | 3,64 | 3 |
Phương pháp thảo luận | 9 | 24 | 54 | 112 | 68 | 3,77 | 2 |
Phương pháp thực hành chuyên môn | 9 | 18 | 62 | 12 | 166 | 4,15 | 1 |
Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu | 19 | 35 | 68 | 73 | 72 | 3,54 | 4 |
Điểm trung bình | 3,78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Vận Dụng Các Phương Pháp Trong Dạy Học Tích Hợp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên
- Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
- Hoàn Thiện Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dhth Cho Gv Phù Hợp Với Điều Kiện Thực Tế Của Các Trường Thcs
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Điểm trung bình chung của mức độ sử dụng các phương pháp là 3,78 điểm, xếp mức thường xuyên. Cụ thể:
Phương pháp thực hành chuyên môn đạt 4,15 điểm và phương pháp thảo luận đạt 3,77 điểm, Các phương pháp này cũng được sử dụng “thường xuyên”. Thảo luận nhóm, thực hành chuyên môn tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt, hình thành và phát triển thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.
Phương pháp diễn giảng đạt 3,64 điểm, Đây là phương pháp được thực hiện chủ yếu bởi phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực. Bên cạnh đó, phương pháp này chủ yếu bồi dưỡng về mặt nội dung, nhận thức, chưa phát huy được tính thực hành, ứng dụng cho GV được bồi dưỡng. Khi phỏng vấn sâu GV cho biết “Chúng tôi thực hiện cách này rất thoải mái, chủ yếu là diễn thuyết dễ làm cho mọi GV”
Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu đạt 3,54 điểm, phương pháp này đòi hỏi sự quan tâm, cung cấp tài liệu và định hướng, hướng dẫn quá trình tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV. Đồng thời để thực hiện tốt được phương pháp này đòi hỏi GV phải có ý thức tự giác, tích cực trong việc tự bồi dưỡng. Đây là phương pháp đạt điểm thấp nhất, điều này cho thấy bản thân GV còn hạn chế
trong chủ động tự bồi dưỡng. Nếu được nhà trường phân công, yêu cầu GV thực hiện đồng đều hơn.
Qua thực hiện phỏng vấn sâu GV cho biết “Chúng tôi được tham gia bồi dưỡng các phương pháp linh hoạt, tuy nhiên tùy vào khóa bồi dưỡng và năng lực của báo cáo viên mà được vận dụng, bản thân chúng tôi được lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực và thực tế môn học”.Có thể thấy trong quá trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các phương pháp đã được tiến hành một cách khá thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu còn thiên về các phương pháp bồi dưỡng những vấn đề trên phương diện lý thuyết của DHTH như phương pháp thuyết trình, phương pháp thảo luận. Còn những phương pháp mang tính phát huy khả năng thực hành, khả năng tự bồi dưỡng của GV thì còn hạn chế và cần chú trọng phát triển hơn.
2.3.2.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Để đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 tại phụ lục 1, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Rất không thường xuyên | Không thường xuyên | Phân vân | Thường xuyên | Rất thường xuyên | Điểm TB | Thứ bậc | |
Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên. | 15 | 30 | 40 | 72 | 110 | 3,87 | 2 |
Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác. | 6 | 16 | 34 | 52 | 159 | 4,28 | 1 |
Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ | 28 | 42 | 61 | 60 | 76 | 3,43 | 3 |
Điểm trung bình | 3,86 |
Điểm trung bình chung của các trường THCS trong sử dụng hình thức bồi dưỡng DHTH cho GV đạt 3,86, xếp mức thường xuyên, kết quả chi tiết đó là:
Xếp ở vị trí thứ nhất là hình thức “Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác” đạt 4.28 điểm, xếp mức rất thường xuyên, có nghĩa là các trường THCS trên địa bàn sử dụng hình thức này là phổ biến nhất, CBQL các trường cho rằng “Để thực hiện chương trình dạy học tích hợp có tính đồng bộ giữa các bộ môn, nhà trường sử dụng biện pháp tại chỗ vừa giúp cho GV trẻ, mới vào nghề được có cơ hội nghiên cứu tại môi trường thực tiễn của nhà trường, bên cạnh đó tiết kiệm được chi phí cho nhà trường, các GV đã công tác lâu năm truyền đạt kinh nghiệm và biện pháp sẽ giúp cho bộ môn và GV khác có điều kiện thực hành tại lớp đảm nhiệm”. Khi phỏng vấn sâu các GV cho biết thêm “Chúng tôi được có điều kiện nghiên cứu và vận dụng DHTH tại lớp/bộ môn của nhà trường qua kinh nghiệm của GV đi trước, như thế làm cho quá trình triển khai DHTH đúng với trọng tâm chủ trương của nhà trường và ngành đề ra”.
Hình thức “Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên” đạt 3,87 điểm, xếp mức thường xuyên, đây là loại hình được GV cho biết được sử dụng khá phổ biến do ưu điểm là tập hợp đông đảo GV được bồi dưỡng theo đợt/khóa học, tạo điều kiện cho công tác tổ chức lớp bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT hàng năm. GV cho biết “Với cách học bồi dưỡng tạo điều kiện cho GV làm việc theo nhóm, cặp, nhất là trong cùng bộ môn được bồi dưỡng luân phiên làm cho hiệu quả nâng lên trong triển khai DHTH”
Hình thức“Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ” đạt 3,43 xếp mức đánh giá phân vân, điều này cho biết hình thức này được một số GV, CBQL các trường quan tâm nhưng chưa trở thành một xu thế phổ biến. Kênh bồi dưỡng từ xa làm cho quá trình quản lý của Phòng GD&ĐT khó quản lý và thống kê giám sát toàn bộ khóa bồi dưỡng, chỉ khi nào GV có chứng chỉ hoặc được công nhận kết quả về các trường mới được thống kê và công nhận. Bên cạnh đó thời gian học trên phương tiện đại chúng như online, internet làm cho GV có thể không tập trung cố định thời gian
học. GV cho biết thêm “Bản thân tôi đã trải nghiệm qua cách học trực tuyến, nhưng thời gian học linh hoạt đôi khi làm cho bản thân mình chểnh mảng, không tập trung xuyên suốt quá trình học, hiệu quả chưa thực sự lớn”.
Như vậy hình thức bồi dưỡng mà các trường THCS trên địa bàn hiện nay đang thực hiện có hiệu quả là bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, hình thức bồi dưỡng từ xa như một kênh tham khảo cho GV, CBQL trong quá trình bồi dưỡng chương trình DHTH, chưa được sử dụng một cách thường xuyên.
2.3.2.5. Thực trạng hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 tại phụ lục 1. Kết quả điểm trung bình của hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp đạt điểm trung bình là 3,88, xếp mức hiệu quả, chi tiết kết quả đánh giá từng nội dung thể hiện bảng sau đây:
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Rất không hiệu quả | Không hiệu quả | Bình thường | Hiệu quả | Rất hiệu quả | Điểm TB | Thứ bậc | |
Xây dựng chủ đề/nội dung tích hợp | 10 | 16 | 35 | 56 | 150 | 4,2 | 1 |
Thiết kế các kế hoạch dạy học tích hợp | 16 | 28 | 40 | 50 | 133 | 3,96 | 3 |
Lựa chọn các hình thức dạy học tích hợp | 12 | 34 | 50 | 50 | 121 | 3,88 | 4 |
Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học tích hợp | 6 | 30 | 34 | 52 | 145 | 4,12 | 2 |
Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH | 36 | 46 | 50 | 58 | 77 | 3,35 | 5 |
Điểm trung bình | 3,88 |
Kết quả chi tiết đánh giá hiệu quả như sau:
Hiệu quả về “Xây dựng chủ đề/nội dung tích hợp” đạt điểm cao nhất là 4,2 điểm, xếp mức rất hiệu quả và đánh giá hiệu quả về “Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH” đạt 3,35 điểm , xếp mức thấp nhất, mức bình thường. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế là giáo viên chưa tham gia nhiều vào việc DHTH nên nhà quản lý cũng khó khăn trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định nội dung bồi dưỡng cho GV.
Để làm tốt các nội dung này hiệu trưởng cần sử dụng tốt đội ngũ các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các GV cốt cán của nhà trường. Đánh giá phân loại GV, xác định nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng của GV bằng các kết quả: khi GV tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Phòng, Sở, Bộ GD tổ chức và kết quả thanh kiểm tra GV của Ban giám hiệu nhà trường, của Phòng GD&ĐT.
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Đề tài sử dụng câu hỏi số 7 tại phục lục 1 để phỏng vấn 243 GV các trường đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa và đạt điểm trung bình là 3,77 điểm, xếp mức khá, cụ thể:
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
Kém | Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Điểm TB | Thứ bậc | |
Kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó | 12 | 16 | 34 | 72 | 109 | 4,03 | 1 |
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa trên yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của nhà trường. | 6 | 16 | 34 | 100 | 87 | 4,01 | 2 |
Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHTH | 10 | 28 | 56 | 56 | 93 | 3,8 | 5 |
Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH | 9 | 25 | 47 | 81 | 81 | 3,82 | 4 |
Phân loại đối tượng bồi dưỡng năng lực DHTH | 24 | 41 | 51 | 65 | 62 | 3,41 | 8 |
Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH | 10 | 15 | 56 | 67 | 95 | 3,91 | 3 |
Xác định hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH | 12 | 30 | 71 | 85 | 45 | 3,5 | 7 |
Lựa chọn đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng năng lực DHTH | 16 | 32 | 48 | 52 | 95 | 3,73 | 6 |
Điểm trung bình | 3,77 |
Kết quả lập kế hoạch được đánh giá với tiêu chí “Kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các mục tiêu, các quy định, có hướng dẫn hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó” đạt 4,03 điểm, xếp điểm cao nhất, đạt mức khá.
Hàng năm kế hoạch về bồi dưỡng DHTH được triển khai toàn trường, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nên đây là kế hoạch chung bắt buộc các trường phải làm. Để làm tốt được kế hoạch này đòi hỏi mỗi GV, bộ môn phải bám sát chủ trương, đường lối của Bộ GD&ĐT, từ đó lựa chọn chủ đề theo các môn mà bộ môn phụ trách, từ đó trình Hiệu trường ký duyệt, và qua kế hoạch này Nhà trường lập chung thành kế hoạch của trường nộp về Phòng GD&ĐT huyện Định Hóa. GV cho biết “Chúng tôi phải họp bộ môn đầu năm học triển khai toàn bộ hoạt động chung của năm, trong đó kế hoạch bồi trường DHTH được lựa chọn ưu tiên vì điều này nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay”
Tiêu chí đạt điểm thấp nhất là “Phân loại đối tượng bồi dưỡng năng lực DHTH” đạt 3,41 điểm, xếp mức trung bình. Hiện nay, các trường THCS đang thực hiện phân loại cán bộ GV tham gia bồi dưỡng theo nhiệm vụ, không phân loại nhóm đối tượng học bồi dưỡng từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, chỉ dựa trên phiếu đăng ký nhu cầu. Điều này làm cho chất lượng công tác lập kế hoạch nguồn lực tham gia chưa hiệu quả, do mỗi bộ môn được cử cán bộ GV theo cách thức lần lượt chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, điều này vừa làm cho các GV thụ động, bên cạnh đó chất lượng quản lý lập kế hoạch được đánh giá tính khả thi chưa cao. GV cho biết “Chúng tôi được cử lần lượt tham gia, chỉ đăng ký với bộ môn khi lịch dạy cá nhân trống, hàng năm bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ”. Khi phỏng vấn CBQL cho biết “Kế hoạch cử GV từ các bộ môn đưa lên, nhà trường chỉ phân bổ chỉ tiêu bồi dưỡng, dựa cả trên nhu cầu của cá nhân GV và bộ môn”.
Nhìn chung, lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn chưa thực sự tốt. Hằng năm Phòng GDĐT huyện Định Hóa đã có lên kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, tuy nhiên kế hoạch còn thiếu tính phân hóa, đồng thời thiếu tính chủ động về thời gian, về nội dung, về tài liệu, dẫn đến việc tổ chức bồi dưỡng bị dồn vào thời gian hè, gây khó khăn cho GV và các đơn vị tổ chức thực hiện.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Đề tài sử dụng câu hỏi số 8 tại phục lục 1 để phỏng vấn 243 GV các trường đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa và đạt điểm trung bình là 3,65 điểm, xếp mức khá, cụ thể:
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS
trên địa bàn huyện Định Hóa
Kém | Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Điểm TB | Thứ bậc | |
Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH theo chủ đề với hình thức tập trung | 17 | 38 | 32 | 46 | 110 | 3,8 | 2 |
Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH trong năm học tại nhà trường | 20 | 26 | 34 | 52 | 111 | 3,86 | 1 |
Tổ chức cho GV tham dự cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV THCS | 20 | 46 | 71 | 50 | 56 | 3,31 | 3 |
Điểm trung bình | 3,65 |
Công tác “Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng DHTH trong năm học tại nhà trường” đạt 3,86 điểm xếp mức khá. Thực tế cho thấy việc tập huấn cho GV về xây dựng các chuyên đề tích hợp, liên môn và năng lực DHTH đã được Phòng GDĐT Định Hóa thực hiện từ nhiều năm qua. Hiện nay, Phòng GDĐT Định Hóa đang tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng GV cốt cán về xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó có xây dựng các chuyên đề tích hợp, liên môn. Đội ngũ GV