Khái Quát Chung Về Giáo Dục Thpt Và Đội Ngũ Gv, Cán Bộ Quản Lí Các Trường Thpt Tỉnh Bắc Kạn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP LĨNH VỰC KHTN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát chung về giáo dục THPT và đội ngũ GV, cán bộ quản lí các trường THPT tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (07 huyện, 01 thành phố) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 300.000 người, gồm 07 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%.

Năm học 2016 - 2017 toàn tỉnh có 123 trường mầm non với 1207 lớp và 23.928 học sinh; 104 trường tiểu học với 1476 lớp và 24.908 học sinh; 76 trường THCS với 622 lớp và 16.885 học sinh; 15 trường THPT với 218 lớp và 7.695 học sinh; 10 trung tâm trực thuộc Sở GD&ĐT Bắc Kạn với 47 lớp và 868 học sinh. Hiện nay trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV Mầm non là 100% (trong đó trên chuẩn là 37,5%). Tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của GVTH là 100% (Trong đó trên chuẩn là 26,8%). GV THCS có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% (trên chuẩn là 27,9%). GV THPT có tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% (trên chuẩn là 8,36%).

2.1.1. Thực trạng giáo dục THPT

Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 15 trường trung học phổ thông với với 218 lớp và 7.695 học sinh, trong đó có 14 trường công lập và 01 trường ngoài công lập có 01 lớp với 34 học sinh. Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh và của ngành đối với các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng, chất lượng GD THPT của tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.1. Qui mô phát triển số lượng HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây‌


Khối lớp

Năm học 2014 -2015

Năm học 2015 -2016

Năm học 2016 -2017

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Lớp 10

80

2569

85

2719

76

2834

Lớp 11

84

2626

78

2335

78

2613

Lớp 12

75

2387

76

2532

64

2247

Cộng

239

7582

239

7658

218

7694

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên cho giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn - 7


Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây‌


Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2014 - 2015

7582

5176

68,27

1685

22,22

661

8,72

60

0,79

2015 - 2016

7658

5409

70,71

1614

21,08

593

7,74

42

0,55

2016 - 2017

7694

5062

65,79

1809

23,51

652

8,47

171

2,22


Bảng 2.3. Kết quả xếp loại Học lực HS THPT của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây‌


Năm học


Tổng số HS

Kết quả xếp loại Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2014 - 2015

7582

243

3,2

2416

31,86

3783

49,89

1114

14,69

26

0,36

2015 - 2016

7658

309

4,03

2701

35,27

3842

50,17

796

10,39

10

0,14

2016 - 2017

7694

236

3,07

2226

28,93

3931

51,09

1254

16,3

47

0,61

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn)

Các trường THPT đã tích cực tổ chức cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của HS; đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; thực hiện đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đúng qui chế. Quan tâm việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, giới thiệu, trao đổi, thảo luận nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đến nay, đa số GV có tuổi đời dưới 50 (đối với nữ), dưới 55 (đối với nam) đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác soạn và giảng, trình chiếu, 100% các trường trên địa bàn tỉnh đều nối mạng Internet tốc độ cao.

Công tác xã hội hóa GD được các trường quan tâm. Đặc biệt sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn và phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động khuyến khích tài năng trẻ trong học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Tuy nhiên tại các trường ở xa trung tâm tỉnh như Bộc Bố, Yên Hân, Quảng Khê, Bình Trung cơ sở vật chất còn khó khăn, chưa có đủ các phòng bộ môn để phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

2.1.2. Thực trạng đội ngũ GV THPT ở tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.4. Thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT ở tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm trở lại đây‌

Năm học

Tổng

Số

Nữ

Trình độ đào tạo

TĐ lí luận

Độ tuổi

Đảng

viên

Ths

ĐH

CC

TC

<30

30-50

>50

2014 - 2015

554

361

43

511

0

0

0

160

349

45

291

2015 - 2016

539

376

49

490

0

0

14

156

340

43

293

2016 - 2017

524

366

71

453

0

0

22

151

331

42

296

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn)

Số lượng giáo viên THPT của tỉnh trong vòng ba năm trở lại đây nhìn chung tương đối ổn định. Tổng số GV của toàn tỉnh đến năm học 2016 - 2017 là 524 người. Trình độ đào tạo của đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100%. Tuy nhiên việc phân bổ GV vẫn còn chưa đồng đều giữa các trường trong tỉnh.

Sở dĩ có được trình độ đào tạo đội ngũ GV như vậy là do nhu cầu học tập nâng cao trình độ của GV. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ bằng cách nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây có thể coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được sở GD&ĐT đưa vào kế hoạch hoạt động trong mỗi năm học. Trong những năm qua sở GD&ĐT đã phối hợp với trường CĐ cộng đồng Bắc Kạn, Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Bắc Kạn liên kết với các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên… mở nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên của tỉnh, có rất nhiều GV tự nguyện đăng kí tham gia các lớp học nâng cao trình độ đào tạo dưới hình thức vừa học vừa làm (tại chức),…

Thực tế, số lượng GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng năng lực thực tiễn công tác chưa tương xứng. Số lượng GV này mới chỉ đáp ứng về chuẩn trình độ đào tạo song so với chuẩn về nghề nghiệp GV THPT vẫn còn nhiều bất cập. Một số GV kiến thức chuyên môn, kiến thức về các lĩnh vực khác của xã hội, năng lực sư phạm còn hạn chế, phương pháp dạy học còn chậm đổi mới, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Đây là một mâu thuẫn giữa trình độ và năng lực trong vấn đề chất lượng đội ngũ GV THPT nói riêng và đội ngũ GV trên địa bàn nói chung. Mâu thuẫn này do nhiều lí do tạo thành: Đối tượng HS có tính đặc thù; điều kiện phục vụ công tác giảng dạy chưa đáp ứng, chưa đủ điều kiện để GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Qua kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng cho thấy phần lớn giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn đã có những hiểu biết cơ bản về sự cần thiết phải DHTH; hiểu các khái niệm, nguyên tắc, quan điểm và các hình thức DHTH. Phần lớn các giáo viên đã tiến hành các tiết DHTH, có năng lực đáp ứng yêu cầu DHTH. Tuy nhiên những nhận thức của GV còn dừng ở mức độ chung chung, chưa thật sự nắm vững một cách sâu sắc bản chất của DHTH, chưa phân biệt được các hình thức tiến hành DHTH, giữa nhận thức và năng lực DHTH còn có một khoảng cách. Bậc học THPT có vai trò quyết định trong việc trang bị những kiến thức cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Các môn học tích hợp sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Vì vậy đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải tiến hành tốt các hoạt động giáo dục và trải nghiệm cho học sinh. Tuy

nhiên đội ngũ GV ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn còn nhiều hạn chế trong nhận thức và hoạt động dạy học. Kể cả công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho GV cũng chưa được bảo đảm. Song bên cạnh đó, phần lớn đội ngũ GV luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân bằng việc đầu tư cho bài giảng, tự tham khảo các tài liệu, sách chuyên môn phục vụ trực tiếp cho các giờ lên lớp.

Sở GD&ĐT giao trách nhiệm cho đội ngũ GV cốt cán vừa nghiên cứu bài soạn, giảng dạy cho HS, vừa nghiên cứu để phổ biến một số chuyên đề để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV qua các đợt bồi dưỡng hè, sinh hoạt chuyên đề cấp trường, cụm trường và cấp tỉnh. Các nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho GV THPT tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Sở GD&ĐT tổ chức; đồng thời tổ chức giao lưu học tập giữa các trường có chất lượng cao trong tỉnh.

Các nhà trường thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như kế hoạch giảng dạy được thống nhất ngay từ đầu năm học nhằm đảm bảo chương trình của Bộ và xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh địa phương. Những qui định về hồ sơ, giáo án, nề nếp soạn giảng được thống nhất và thực hiện nghiêm túc. Chú trọng chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo phục vụ chuyên môn. Việc sử dụng các phương tiện dạy học trong các tiết dạy, trong các đợt hội giảng, hội thi của GV được quan tâm, động viên và đầu tư thích đáng. Do trình độ dân trí ngày một nâng cao, nhu cầu của HS muốn được học tập các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn giỏi ngày một lớn, đó là một yếu tố góp phần thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ GV.

2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí các trường THPT tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.5. Thống kê về thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bắc Kạn năm học 2016-2017‌


Tổng số


Nữ

Độ tuổi

Thâm niên

quản lí

Trình độ đào tạo


Đảng viên

Đã qua BDQL

Dưới

40

Từ

40-50

Từ

51-60

Dưới

5

Từ

5-20

Trên

20

Th

ĐH

TC

45

16

12

19

9

18

25

2

28

12

0

0

45

36

(Số liệu từ Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn)

* Nhận xét:

Đối với các trường THPT tỉnh Bắc Kạn tổng số CBQL: 45 người, trong đó: Hiệu trưởng: 12, Phó Hiệu trưởng phụ trách: 03, Phó hiệu trưởng: 30 (trong đó nam là 29 người chiếm 64%, nữ là 16 người chiếm 36%); 100% CBQL là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL là Đại học sư phạm với số lượng là 45/45 chiếm 100%, trong đó trên chuẩn là: 28 người chiếm 62%. Đội ngũ CBQL phần lớn là những người trưởng thành từ công tác chuyên môn, có tay nghề vững vàng.

Số CBQL có thâm niên làm quản lí dưới 5 năm là 18 người, chiếm 40%. Đây là đội ngũ CBQL mới được bổ nhiệm nên kinh nghiệm quản lí còn chưa nhiều song đây chính là đội ngũ có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác, là lực lượng nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng GD của tỉnh. Nhìn chung đội ngũ CBQL các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn có lòng nhiệt tình, yêu nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm phát hiện thực trạng về hoạt động bồi dưỡng và công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT tỉnh Bắc Kạn, tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho GV các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT.

- Thực trạng về nội dung và hình thức hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

- Thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lí số liệu

- Phương pháp khảo sát: Để triển khai các nội dung cần khảo sát, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và các phương pháp bổ trợ,…

- Phương thức xử lí số liệu: Các mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo các phương án lựa chọn và mức điểm đánh giá như sau: 3 điểm dành cho phương án “Đồng ý”, “Rất khả thi” hoặc “Thường xuyên”; 2 điểm dành cho phương án “Phân vân”, “Khả thi” hoặc “Đôi khi”; 1 điểm dành cho phương án “Không đồng ý”, “Không khả thi” hoặc “Chưa bao giờ ”.

*Xử lý số liệu đối với kết quả điều tra:

+ Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành sử lý theo tỷ lệ% và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thư bậc.

+ Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:


i i

Ki

X K

i i

N

X K

X


Các đại lượng trong công thức được quy định:

X: Điểm trung bình

Ki : Số người cho điểm số

Xi ; N: Số người tham gia đánh giá.

+ Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hóa các mức độ đánh giá (mức độ thực hiện, mức độ chất lượng, mức độ ảnh hưởng), chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện như sau:

Dựa trên điểm X , chúng tôi qui ước:


+ Với X <2: Mức độ đánh giá thấp.


+ Với 2 ≤ X <2,5: Mức độ đánh giá trung bình.


+ Với 2,5≤ X < 2,75: Mức độ đánh giá khá cao.


+ Với 2,75 ≤ X ≤3: Mức độ đánh giá cao.

2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên các trường THPT tỉnh Bắc Kạn

2.3.1.1. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT

Để nắm bắt được nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành điều tra 140 cán bộ, chuyên viên sở GD&ĐT, cán bộ quản lí trường học và giáo viên các môn KHTN của 05 trường THPT trong tỉnh: THPT Bắc Kạn, THPT Ba Bể, THPT Chợ Mới, THPT Chợ Đồn, THPT Ngân Sơn, kết quả thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng

của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá (%)


X

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng, vận dụng vào thực tế

công tác giảng dạy.


70


50,0


61


43,3


9


6,7


2,44


2

Giúp GV nhận thức được vai trò,

chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục.


74


52,9


59


42,1


7


5,0


2,48


3

Giúp GV có năng lực DHTH lĩnh vực KHTN tốt, đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục.


82


58,6


54


38,6


4


2,9


2,56


4

Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo và các

năng lực cần thiết khác.


75


53,6


60


42,9


5


3,5


2,5

Điểm TB của nhóm







2,5

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 2.6 cho ta thấy: Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH lĩnh vực KHTN cho giáo viên THPT có mức độ đánh giá khá cao, thể hiện

ở điểm trung bình X = 2,5(min=1; max=3).

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí