Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

2.2.4. Thời gian tiến hành khảo sát

Thời gian khảo sát từ tháng 10-12/2019.

2.2.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

- Đề tài khảo sát tại 12 trường: THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: THCS Phú Đình, THCS Hoàng Ngân,THCS Sơn Phú, THCS Bình Thành, THCS Thanh Định, THCS Định Biên, THCS Bảo Linh, THCS Trung Hội, THCS Phượng Tiến, THCS Trung Lương, THCS Bộc Nhiêu; THCS Phú Tiến.

- Số lượng khách thể điều tra: 267 người bao gồm 24 CBQL và 243 GV

2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở

Để tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Định Hóa, tác giả sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa‌‌


Tầm quan trọng

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Phân vân


Quan trọng

Rất quan trọng


Điểm TB


Thứ bậc

Giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình dạy học đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình dạy học với khả năng trình độ hiện có của người học trong việc

tiếp thu lĩnh hội tri thức


0


16


67


126


58


3,85


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 7

Tầm quan trọng

Rất không quan

trọng

Không quan trọng


Phân vân


Quan trọng

Rất quan trọng


Điểm TB


Thứ bậc

Giảm bớt nội dung chương trình, số lượng tiết học, thời lượng trình bày tri thức của

nhiều môn học.


6


24


52


92


93


3,91


4

Tăng khả năng tổng hợp, vận dụng phối hợp nhiều đơn vị tri thức khác nhau vào giải quyết các nhiệm vụ

một cách linh hoạt


0


16


50


78


123


4,15


3

Giúp mở rộng phạm vi

môn học

14

18

24

60

151

4,18

2

Làm thay đổi vai trò của người GV, người GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền đạt thông tin tới người học như trước mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh người học

đi đúng hướng


0


20


38


64


145


4,25


1

Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của

khoa học tự nhiên và xã hội


10


34


42


84


97


3,84


6

Điểm trung bình






4,04



Kết quả điều tra đạt điểm trung bình là 4,04 điểm, điều này cho thấy, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa được nhận thức khá đầy đủ. Cụ thể:

Nhận thức về “Làm thay đổi vai trò của người GV, người GV không còn giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền đạt thông tin tới người học như trước mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh người học đi đúng hướng” đạt điểm trung bình là 4,25 điểm, xếp mức rất quan trọng. Việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sẽ nâng cao nhận thức của GV đối với DHTH và nâng cao trình độ DHTH cho GV, giúp việc DHTH đạt hiệu quả cao, hình thành cho HS khả năng tổng hợp kiến thức, liên hệ thực tế và giảm thời lượng một số nội dung, kiến thức ở các môn học. Ngoài ra một số GV cho rằng việc DHTH sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của HS, mang lại hiệu quả dạy học cao nhưng năng lực DHTH của đa số GV còn hạn chế vì thế việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tại các trường THCS là rất cần thiết.

Nhận thức về “Giúp mở rộng phạm vi môn học” đạt 4,18 điểm, xếp mức quan trọng, việc dạy học tích hợp sẽ làm cho môn học được mở rộng phạm vi hơn, làm cho quá trình tiếp cận kiến thức mở hơn. Nhận thức về “Tăng khả năng tổng hợp, vận dụng phối hợp nhiều đơn vị tri thức khác nhau vào giải quyết các nhiệm vụ một cách linh hoạt” đạt 4,15 điểm, xếp mức quan trọng, các giáo viên khi được phỏng vấn sâu cho biết “Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của GV không còn chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của HS cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, GV các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích hợp không những giảm tải cho GV trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ GV bộ môn hiện nay thành đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp”.

Kết quả phản ánh nhận thức về “Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội” đạt 4,09 điểm, nhận thức “Giảm bớt nội dung chương trình, số lượng tiết học, thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học.” đạt 3,91 điểm, nhận thức “Giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong quá trình dạy học đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình dạy học với khả năng trình độ hiện có của người học trong việc tiếp thu lĩnh hội tri thức” đạt 3,85 điểm và “Giúp phản ánh đầy đủ, chính xác sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội” đạt 3,84 điểm. Khi được phỏng vấn các giáo viên cho biết: “việc DHTH sẽ khiến GV vất vả hơn trong việc soạn Giáo án chuẩn bị bài dạy nhưng mang lại hiệu quả dạy học rất cao, phát huy hứng thú học tập, tính tích cực của HS, và giảm tải được nội dung, thời gian môn học. Một vấn đề đặt ra là năng lực DHTH của GV còn hạn chế. Nên việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV là rất cần thiết và quan trọng”.

2.3.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Đề tài sử dụng câu hỏi số 2 tại phục lục 1 nhằm nêu thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn

huyện Định Hóa



Mục tiêu

Hoàn toàn không

đồng ý


Không đồng ý


Phân vân


Đồng ý

Rất đồng ý


Điểm TB


Thứ bậc

Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về DHTH qua đó giúp cho giáo viên củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về DHTH và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản

phẩm nghề nghiệp của mình


9


10


41


65


142


4,2


2

Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến,

kiến thức còn thiếu trong DHTH

6

25

51

100

85

3,87

3

Chủ yếu bồi dưỡng kiến thức

chuyên môn

9

32

61

132

33

3,55

5

Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, giáo viên được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

hiện nay


10


18


30


45


164


4,25


1

Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức

nhà giáo

9

32

52

78

96

3,82

4

Điểm trung bình






3,94


Kết quả khảo sát đạt điểm trung bình là 3,94 điểm, xếp mức đồng ý, nghĩa là cho rằng các mục tiêu mà nhà trường đặt ra cho bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa được CBQL và GV cho là đạt được theo yêu cầu mà ngành đặt ra, cụ thể:

Mục tiêu “Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, giáo viên được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” đạt 4,25 điểm và mục tiêu “Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về DHTH qua đó giúp cho giáo viên củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về DHTH và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình” đạt 4,2 điểm. Có thể thấy rằng, quá trinh bồi dưỡng năng lực DHTH làm cho GV có cơ hội trải nghiệm, từ đó mới phát hiện ra lỗ hổng mà mình còn thiếu sót. Từ việc xác định đúng mục tiêu, sẽ tạo cơ sở lý luận đúng đắn và động lực tích cực cho CBQL và GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nâng cao được chất lượng hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV. Cán bộ giáo viên khi được phỏng vấn đều cho biết, “qua việc thực hiện và bồi dưỡng kỹ năng bản thân được trau dồi, củng cố, có điều kiện phát huy và nâng cao nghề nghiệp của bản thân chúng tôi, khiến chúng tôi chủ động và làm tốt vai trò là người truyền thụ kiến thức cho các em”.

Mục tiêu “Chủ yếu bồi dưỡng kiến thức chuyên môn” đạt 3,55 điểm, xếp mức thấp nhất, chương trình bồi dưỡng cho GV còn thêm các kỹ năng cho việc dạy học tích hợp, giáo viên cho biết thêm “Ngoài kiến thức phải đạt chuẩn chúng tôi được có cơ hội để thực hiện kỹ năng đánh giá, phân tích sự hấp thụ kiến thức của các em học sinh, không chỉ bằng trực giác mà còn nắm bắt được tâm lý, phản ứng của học sinh khi tiếp nhận chương trình DHTH”.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Luận văn sử dụng câu hỏi 3 tại phụ lục 1 để khảo sát thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả thể hiện bảng sau đây:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa


Nội dung bồi dưỡng

Không bao

giờ

Thỉnh thoảng

Phân vân

Thường xuyên

Rất thường

xuyên

Điểm TB

Thứ bậc

Năng lực hiểu biết về

DHTH

5

10

50

90

112

4,1

3

Năng lực phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương

trình môn học


6


16


34


140


71


3,95


5

Năng lực xây dựng

kế hoạch DHTH

18

36

44

104

65

3,61

7

Năng lực vận dụng

các phương pháp DHTH


10


28


70


88


71


3,68


6

Năng lực sử dụng các

phương tiện DHTH

12

18

52

70

115

3,97

4

Năng lực tổ chức giờ

DHTH

6

15

44

72

130

4,14

1

Năng lực kiểm tra,

đánh giá giờ DHTH

12

16

34

72

133

4,12

2

Điểm trung bình






3,93


Bảng số liệu 2.6 cho biết điểm trung bình chung các nội dung đạt 3,93 điểm, đạt mức thường xuyên, nghĩa là các trường THCS trên địa bàn có thực hiện triển khai nhưng ở mức là thường xuyên, điểm đạt trung bình ở ngưỡng không phải là quá cao. Kết quả phản ánh như sau:

- Năng lực tổ chức giờ DHTH đạt điểm trung bình là 4,14 điểm

- Năng lực kiểm tra, đánh giá giờ DHTH đạt 4,12 điểm

- Năng lực hiểu biết về DHTH đạt 4,1 điểm

- Năng lực sử dụng các phương tiện DHTH đạt 3,97 điểm

- Năng lực phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương trình môn học đạt 3,95 điểm

- Năng lực vận dụng các phương pháp DHTH đạt 3,68 điểm

- Năng lực xây dựng kế hoạch DHTH đạt 3,61 điểm

Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu nhận thấy việc GV bày tỏ quan điểm “Quá trình DHTH đã thực hiện nhưng triển khai bồi dưỡng thành phần năng lực hạn chế, mức độ thỉnh thoảng đến thường xuyên, nguyên nhân là do các GV tham gia bồi dưỡng được chú ý đến nội dung hơn là hình thức, phương pháp,kiểm tra đánh giá”. Có thể thấy các thành phần năng lực được đưa ra theo hướng tiếp cận hệ thống từ năng lực về mặt nhận thức đến định hướng, xây dựng kế hoạch, vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện, đến năng lực tổ chức và cuối cùng là năng lực kiểm tra đánh giá. Nhưng triển khai bồi dưỡng các thành phần năng lực này chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng đến thường xuyên. Những nội dung bồi dưỡng được chú trọng hơn là những thành phần năng lực về nhận biết, phát hiện, phân loại và thành phần năng lực về kiểm tra đánh giá trong DHTH. Bên cạnh đó thành phần năng lực về tổ chức giờ DHTH thì chưa được chú trọng, mức độ tổ chức còn chưa lớn.

2.3.2.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên

Đề tài sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1) để đánh giá phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả phản ánh qua bảng 2.7 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023