giá từ 60,0% đến 88,57%. Ý kiến của cán bộ, giáo viên đều thống nhất cho rằng “Mục tiêu trong kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên được xác định rõ ràng với thời gian thực hiện mục tiêu được xác định cụ thể”, đạt mức “tốt” với 88,57% ý kiến CBQL và 72,00% ý kiến giáo viên. Với nội dung “Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên được thực hiện theo chuẩn quy định và chuyên đề môn học”, đã nhận được 74,29% CBQL, 62,0% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”, nhưng cũng còn 8,57% CBQL, 10,00% giáo viên cho là “trung bình”.
Các ý kiến đánh giá cũng chưa thể hiện rõ sự đồng thuận về một số nội dung đánh giá như “Xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên để phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu trong kế hoạch một cách hợp lý”, vẫn còn tới 5,71% ý kiến CBQL, 8,00% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “yếu”. Cùng với đó là nội dung về “Xây dựng kế hoạch triển khai các công việc để thực hiện mục tiêu được lựa chọn phù hợp thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của kế hoạch”, vẫn còn 2,86% ý kiến CBQL, 2,00% số giáo viên đánh giá việc thực hiện này còn “yếu”. Đối với việc “Xây dựng kế hoạch cho giáo viên tự nghiên cứu phát triển năng lực của cá nhân theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)”, nhận được 71,43% ý kiến CBQL, 66,00% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ tốt, song cũng còn tới 8,57% CBQL, 8,00% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện chỉ đạt ở mức độ “trung bình” và 2,86% CBQL, 6,00% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “yếu”.
Từ những mặt đã đạt được và những hạn chế thiếu sót trong lập kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên, đòi hỏi CBQL ở trường THCS thành phố Cẩm Phả phải nghiên cứu một cách đầy đủ mọi mặt hoạt động của nhà trường, tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên để xây dựng và tổ chức kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên một cách chính xác và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện.
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||||
ĐT KS | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. | Thành lập Ban tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên | CB | 25 | 71.43 | 5 | 14.29 | 3 | 8.57 | 2 | 5.71 |
GV | 33 | 66.00 | 12 | 24.00 | 3 | 6.00 | 2 | 4.00 | ||
2. | Triển khai kịp thời các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đúng kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt | CB | 21 | 60.00 | 9 | 25.71 | 4 | 11.43 | 1 | 2.86 |
GV | 32 | 64.00 | 11 | 22.00 | 6 | 12.00 | 1 | 2.00 | ||
3. | Triển khai kế hoạch một cách đồng bộ từ nhà trường đến các tổ chuyên môn và giáo viên | CB | 25 | 71.43 | 7 | 20.00 | 3 | 8.57 | 0 | 0 |
GV | 31 | 62.00 | 15 | 30.00 | 3 | 6.00 | 1 | 2.00 | ||
4. | Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đến giáo viên, đoàn thể trong thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên | CB | 20 | 57.14 | 9 | 25.71 | 4 | 11.43 | 2 | 5.71 |
GV | 25 | 50.00 | 16 | 32.00 | 7 | 14.00 | 2 | 4.00 | ||
5. | Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao năng lực dạy học tích hợp | CB | 18 | 51.43 | 13 | 37.14 | 3 | 8.57 | 1 | 2.86 |
GV | 27 | 54.00 | 17 | 34.00 | 4 | 8.00 | 2 | 4.00 | ||
6. | Động viên giáo viên tích cực tham gia hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, tập huấn, đi học nâng cao trình độ phát triển năng lực dạy học tích hợp | CB | 19 | 54.29 | 9 | 25.71 | 5 | 14.29 | 2 | 5.71 |
GV | 28 | 56.00 | 15 | 30.00 | 5 | 10.00 | 2 | 4.00 | ||
7. | Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở từng giai đoạn cụ thể | CB | 20 | 57.14 | 10 | 28.57 | 4 | 11.43 | 1 | 2.86 |
GV | 27 | 54.00 | 12 | 24.00 | 7 | 14.00 | 4 | 8.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Cho Giáo Viên Thcs Thông Qua Sinh Hoạt Chuyên Môn
- Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Của Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Đề Xuất Các Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Biện Pháp 3: Tổ Chức, Triển Khai Có Hiệu Quả Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Luận Văn Đã Đề Xuất
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Trong quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS hiện nay thì quan trọng nhất là quản lý việc triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở các trường THCS đã được xây dựng ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát một số trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đạt chuẩn quốc gia, tác giả nhận thấy việc triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên của CBQL nhà trường bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song cũng còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế nhất định.
Ngay từ đầu năm học việc triển khai kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đã được thực hiện thông qua các đợt tập huấn đầu năm học, sinh hoạt chuyên môn. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy, hầu hết các trường đã lập được kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, với 7 nội dung điều tra về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đều nhận được sự đánh giá của CBQL, giáo viên với mức thực hiện “tốt”, đều chiếm tỷ lệ từ 50,0% đến 71,43%. Tuy nhiên, các mức độ đánh giá kết quả thực hiện ở mức “trung bình” và “yếu” vẫn còn cao. Cụ thể như nội dung “Thành lập Ban tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên”, mặc dù 71,43% ý kiến cán bộ, 66.00% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”, nhưng cũng còn tới 5,10% CBQL, 4,00% giáo viên thừa nhận việc thực hiện này đạt ở mức độ “yếu”; nếu CBQL cho rằng việc “Triển khai kế hoạch một cách đồng bộ từ nhà trường đến các tổ chuyên môn và giáo viên” là “tốt” với 71,43% ý kiến đánh giá, thì ở nội dung này chỉ có 62,00% giáo viên đánh giá thực hiện “tốt” và 2,00% đánh giá việc thực hiện là “yếu”.
Các nội dung như “Động viên giáo viên tích cực tham gia hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, tập huấn, đi học nâng cao trình độ phát triển năng lực dạy học tích hợp”; “Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở từng giai đoạn cụ thể”; “Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao năng lực dạy học tích hợp”; và “Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đến giáo viên, đoàn thể trong thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên”, tỷ lệ CBQL, giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt” chỉ đạt từ 50,00% đến 57,00%, đặc biệt nội dung “Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở từng giai đoạn cụ thể”, còn tới 2,86% CBQL, 8,00% giáo viên đánh giá kết quả thực hiện ở mức “yếu”. Điều này phản ánh một thực tế trong triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường nói chung, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên nói riêng của CBQL nhà trường
còn mang tính hành chính sự nghiệp, không thực sự quan tâm đến nhu cầu thực tế của người được thụ hưởng lợi ích từ việc thực hiện kế hoạch mang lại. Đây là thực tế trả lời cho việc đa số CBQL khi xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, đã không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào các nội dung, yêu cầu hoạt động của nhà trường hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên. Về phía đội ngũ giáo viên, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực.
2.4.3. Thực trạng về tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả hiện nay
Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS
Nội dung | Mức độ thực hiện | |||||||||
Đối tượng khảo sát | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Phụ cấp ngoài lương | CB | 39 | 65.0 | 17 | 28.3 | 3 | 5.0 | 1 | 1.7 |
GV | 55 | 55.0 | 30 | 30.0 | 10 | 10.0 | 5 | 5.0 | ||
2 | Thực hiện thường xuyên kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với GV | CB | 42 | 70.0 | 12 | 20.0 | 5 | 8.3 | 1 | 1.7 |
GV | 73 | 73.0 | 17 | 17.0 | 8 | 8.0 | 2 | 2.0 | ||
3 | Chính sách, chế độ cho đào tạo, bồi dưỡng | CB | 40 | 66.7 | 13 | 21.7 | 5 | 8.3 | 2 | 3.3 |
GV | 60 | 60.0 | 25 | 25.0 | 11 | 11.0 | 4 | 4.0 | ||
4 | Thực hiện khen thưởng cho hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp | CB | 39 | 65.0 | 17 | 28.3 | 3 | 5.0 | 1 | 1.7 |
GV | 55 | 55.0 | 30 | 30.0 | 10 | 10.0 | 5 | 5.0 | ||
5 | Động viên, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên | CB | 38 | 63.3 | 17 | 28.3 | 3 | 5.0 | 2 | 3.3 |
GV | 54 | 54.0 | 33 | 33.0 | 10 | 10.0 | 3 | 3.0 | ||
6 | Thực hiện chế độ đối với GV sau đạo tạo, bồi dưỡng | CB | 40 | 66.7 | 13 | 21.7 | 4 | 6.7 | 3 | 5.0 |
GV | 58 | 58.0 | 29 | 29.0 | 9 | 9.0 | 4 | 4.0 |
Kết quả điều tra thực tế CBQL, giáo viên cho thấy hầu hết các ý kiến đều đánh giá khá cao đối với những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay. Qua 6 nội dung đánh giá nhận thức về tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS, đều nhận được kết quả trả lời là các chính sách trên đều được thực hiện với kết quả trả lời của CBQL, giáo viên là 54% đến 73%. Tuy nhiên, việc “Thực hiện khen thưởng cho hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp”, thì có sự khác biệt nhất định, trong khi 65% CBQL, chuyên viên nhận thức đúng về mục tiêu này, thì chỉ có 55% giáo viên nhận thức đúng về nội dung này. Có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL, giáo viên là do CBQL nhận thức đúng về biện pháp khen thưởng nhằm khích lệ hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên sẽ có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và đưa ra được các giải pháp phù hợp để phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên. Đối với giáo viên, khi nhận thức đúng về cách thức thực hiện động viên, khuyến khích phát triển năng lực dạy học tích hợp sẽ có tác động đến việc nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên và ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng giảng dạy trên lớp và giáo dục học sinh ở bậc THCS hiện nay.
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả có nhiều nguyên nhân chi phối. Đề tài tập trung tiến hành khảo sát để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, kết quả được thể hiện qua bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.8. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Không ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp giáo dục về phát triển năng lực dạy học tích hợp | / | 0.0 | 5 | 8.3 | 8 | 13.3 | 47 | 78.3 | 3.70 | 1 |
2 | Nhận thức của CBQL, GV về phát triển năng lực dạy học tích hợp | / | 0.0 | 24 | 40.0 | 25 | 41.7 | 11 | 18.3 | 2.78 | 6 |
3 | Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên | / | 0.0 | 15 | 25.0 | 18 | 30.0 | 27 | 45.0 | 3.20 | 3 |
4 | Ý thức, động cơ và thái độ thực hiện phát triển năng lực dạy học tích hợp | 3 | 5.0 | 2 | 3.3 | 12 | 20.0 | 43 | 71.7 | 3.58 | 2 |
5 | Đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình phát triển | / | 0.0 | 26 | 43.3 | 12 | 20.0 | 22 | 36.7 | 2.93 | 4 |
6 | Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng | / | 0.0 | 26 | 43.3 | 17 | 28.3 | 17 | 28.3 | 2.85 | 5 |
7 | Các điều kiện về nguồn lực khác phục vụ việc phát triển năng lực | / | 0.0 | 30 | 50.0 | 22 | 36.7 | 8 | 13.3 | 2.63 | 7 |
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố trên đều ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cấp giáo dục về phát triển năng lực dạy học tích hợp” có X =
3.70. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 3.58 là nội dung “Ý thức, động cơ và thái độ thực hiện phát triển năng lực dạy học tích hợp” và “Năng lực dạy học tích hợp của
giáo viên” có X = 3.20. Xếp thứ 4 với điểm trung bình X = 2.93 là nội dung “Đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình phát triển"..
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy: đa số GV còn cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của người QL và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đạt hiệu quả; còn nội dung, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhưng không đáng kể, có thể khắc phục được. Điều đó chứng tỏ mức độ các nguyên nhân đều ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV. Đặc biệt đáng chú ý là năng lực, phẩm chất của chủ thể QL, GV, nội dung, hình thức tổ chức… cần có những giải pháp tác động vào các nguyên nhân để đạt được kết quả như mong muốn.
Như vậy, để thực hiện việc phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, QL. Bên cạnh đó, cần có các chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV giỏi đạt thành tích cao, hay các chính sách đãi ngộ đặc thù cho GV tham gia tích cực hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp. Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 của đề tài.
2.6. Đánh giá chung thực trạng về phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Việc tổ chức phát triển năng lực dạy học tích hợp những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo triển khai hầu hết trong các trường THCS ở thành phố Cẩm Phả và đã đạt được những kết quả nhất định. Cán bộ quản lý, các lực lượng trong các nhà trường đã quan tâm thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực DHTH cho GV trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Công tác phát triển năng lực DHTH đã đi vào nền nếp ở một số nhà trường và mang lại kết quả cao trong công tác dạy và học tại nhà trường, đóng góp chung cho ngành GD&ĐT thành phố. Tuy nhiên, nhìn chung công tác này vẫn chưa được các nhà trường chú trọng và đầu tư thích đáng và bộc lộ một số hạn chế:
- Về nhận thức: Còn một số CBQL GD và GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển năng lực DHTH cho GV THCS nói chung và phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS nói riêng.
- Năng lực DHTH của GV còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ GV ngại thay đổi, lười tiếp cận với cái mới gây cản trở cho quá trình phát triển NLDHTH cho GV.
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá công tác phát triển NLDHTH còn mờ nhạt, chưa có nhiều dấu ấn tổ chức của nhà quản lý: Các lớp bồi dưỡng GV THCS của thành phố Cẩm Phả thường được tổ chức dưới dạng bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, công tác quản lý,…), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng… Tuy nhiên còn có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng được cán bộ quản lý và GV đánh giá là chưa phù hợp. Mặc dù trong những năm qua kết quả cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” đã thu hút GV tham gia và đạt kết quả khả quan, có nhiều giải cấp thành phố, cấp tỉnh nhưng năng lực DHTH cho tất cả GV THCS vẫn còn thấp. Các kĩ năng DHTH của GV còn yếu nhất là kĩ năng thiết kế kế hoạch DHTH, kỹ năng xác định chủ đề tích hợp và nội dung tích hợp, kỹ năng vận dụng các phương pháp...