Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Các Môn Xã Hội Cho Giáo Viên Thcs Thông Qua Sinh Hoạt Chuyên Môn

tích hợp dành cho GV THCS, chuyên viên phụ trách chuyên môn của Phòng GD&ĐT, CBQL, GV nòng cốt của các nhà trường.

- Chủ đề tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là các nhà quản lý. Tổ chức bồi dưỡng cho GV nói chung và tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV nói riêng là một chức năng quản lý. Tùy theo sự phân cấp quản lý mà chủ thể tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV có thể thay đổi dựa vào hoàn cảnh và quy mô.

1.4.3.2. Phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thông qua sinh hoạt chuyên môn

- Tổ chức đổi mới sinh hoạt tại tổ, nhóm chuyên môn theo trường; sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường THCS.

- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, ngoại khóa ở các cấp: Nhóm, tổ, trường, cụm trường, thành phố.

1.4.3.3. Phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm như thăm các di tích lịch sử văn hóa của địa phương

Nhà trường phối hợp công đoàn tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm của các trường với mô hình dạy tích hợp tiên tiến, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, nâng cao hiểu biết.

Dù là rất nhiều hình thức phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, tuy nhiên việc tự học, tự bồi dưỡng, đào tạo, phát triển tại chỗ theo đơn vị từng trường học là quan trọng, khả thi và cho hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc tự học được quán triệt không chỉ ở hình thức đơn vị, tại nhà, mà cả trong hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập trung theo từng đợt tại cấp Trung ương, cấp Sở, vùng miền. Hình thức thảo luận nhóm, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề theo các bài tập, đề án, dự giờ rút kinh nghiệm,… là các phương thức chủ yếu.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Cơ chế, chính sách

Phát triển năng lực dạy học tích hợp môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 6

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho GV THCS nói riêng.

Theo báo Tiền phong số ra ngày 20/11/2012, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển có phát biểu: “Giáo viên chính là lực lượng thực hiện đổi mới.

Nếu họ không làm, không tâm huyết thì làm sao đổi mới được? Trong các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chúng tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ tốt để từ đó tạo động lực cho giáo viên tích cực rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn” [Error! Reference source not found.].

Trong các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và CBQLGD, phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chế độ tiền lương (Từ 1.7.2017 lương CBGVNV tăng mức lương cơ sở lên 1.300.000đ), phụ cấp ưu đãi từ 25% đến 70% và phụ cấp thâm niên từ năm 2011 cho đến nay. Việc tăng lương cho giáo viên đã được đề cập rõ từ trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI, đó là lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng.

Với những chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên ngày càng phù hợp cộng với việc xây dựng quy chế làm việc tại các nhà trường hợp lý… chắc chắn sẽ tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, phát triển và cống hiến hết mình với nghề, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS của hiệu trưởng nhà trường.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhận thấy tuy Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới chính sách tiền lương đối với giáo viên nhưng quy chế tuyển dụng, sử dụng, thu hút người tài còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS tại các nhà trường.

1.5.1.2. Sự thay đổi của xã hội

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin, những thay đổi về nhu cầu của con người trong xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường,… tạo ra áp lực mạnh mẽ cho hệ thống giáo dục, buộc hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo- bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao để thích nghi với nhu cầu của xã hội hiện đại.

Muốn đào tào nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay cần phải quan tâm đến phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên nói chung và phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS nói riêng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Bởi vậy trong kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS, người hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu phát triển năng lực giáo viên THCS phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó lựa chọn các hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và các biện pháp phát triển năng lực giáo viên THCS cho phù hợp.

1.5.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong 3 điều kiện cần thiết ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS. Thực tế cho thấy, dù người hiệu trưởng có tài ba, đội ngũ GV có tâm huyết nhưng thiếu điều kiện cơ sở vật chất thì hiệu trưởng khó có thể xây dựng kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS có tính khả thi, khó tổ chức được thành công các hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS. Một trường học muốn có cơ sở vật chất đảm bảo, khang trang đòi hỏi các cấp, các ngành ở địa phương phải vào cuộc và coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường làm việc tốt, thuận lợi cho công tác phát triển năng lực giáo viên THCS.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhu cầu, động cơ phát triển năng lực

Giáo viên có vai trò quyết định trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp của mình, cụ thể giáo viên được tiếp thu cùng nội dung, hình thức bồi dưỡng, được hưởng cùng một chính sách nhưng trong một trường, mỗi giáo viên lại tiếp nhận nó khác nhau và tác động đến việc phát triển nghề nghiệp cũng khác nhau. Mặt khác niềm tin, sự hiểu biết, các kĩ năng và thái độ của giáo viên với cuộc sống, với công việc cũng như nhu cầu và quan niệm về việc học của giáo viên sẽ tác động đến việc học tập của họ. Cùng một cơ hội, môi trường học tập như nhau nhưng giáo viên có thể tích cực, tận dụng các cơ hội học tập nhưng có giáo viên lại thờ ơ, bỏ qua. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu, thái độ của mỗi giáo viên.

1.5.2.2. Văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường

Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của giáo viên. Các mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau là động lực thúc đẩy các cơ hội học tập cho giáo viên.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác như văn hóa học tập, sự sẵn sàng chia sẻ cũng có vai trò quan trọng đến việc học tập của giáo viên.

Một môi trường nhà trường tích cực, nền nếp chuyên môn tốt, các thành viên luôn hỗ trợ, cộng tác cùng nhau, ban giám hiệu tạo điều kiện, động viên, khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ ngay tại trường hoặc ngoài trường… sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

1.5.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự cần thiết phải phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS

Đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS, mỗi CBQL cần xác định quản lý hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS là một trong các nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý, bao gồm việc xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS, tổ chức, chỉ đạo hoạt động này sao cho có hiệu quả. Ở địa phương nào có được sự quan tâm đồng bộ của các cấp quản lý giáo dục thì năng lực GV ở đó sẽ phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

1.5.2.4. Năng lực tự học, tự bồi dưỡng

Có nhiều hình thức để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, song khả năng tự học, tự bồi dưỡng vẫn là thiết thực hơn cả đặc biệt là khả năng tự học qua mạng internet, ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác, quản lý, xử lý và sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin, phù hợp với quá trình dạy học, phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân. Đó là: Năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng; Năng lực khai thác, tra cứu, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin; Năng lực dạy học trên diễn đàn, chia sẻ tài nguyên, bài giảng lên website…

Kết luận chương 1


1. DHTH nói chung và DHTH các môn xã hội nói riêng là nhu cầu và xu hướng chung trên thế giới hiện nay và đã được nhiều nước áp dụng hiệu quả. DHTH đáp ứng yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm một cách linh hoạt, từ đó hình thành, phát triển đồng thời các năng lực chung và năng lực có tính chuyên biệt, đặc thù, Giá trị về lí luận và thực tiễn của GDTH đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công và triển khai đại trà, do vậy phát triển DHTH nói chung và phát triển DHTH các môn xã hội nói riêng cần được nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ năm học 2018 - 2019.

2. Năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của giáo viên THCS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc thành công việc đổi mới chương trình giáo dục từ năm học 2018-2019 do Bộ GD&ĐT đề ra. Năng lực dạy học tích hợp nói chung và năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội nói riêng của giáo viên THCS là một vấn đề đòi hỏi cần được nghiên cứu một cách sâu sắc từ các khâu: Tìm hiểu đặc điểm các môn xã hội ở trường THCS; năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của GV THCS. Hiểu và nắm rõ lý luận về năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội của GV THCS là tiền đề để khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó đề ra các biện pháp trong chương 2 và chương 3.

3. Nội dung phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS bao gồm các vấn đề sau: Mục tiêu phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS, phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS, các con đường phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS.

4. Ảnh hưởng đến phát triển năng lực nức dạy học tích hợp các môn xã hội cho GV THCS bao gồm yếu tố như: Cơ chế chinh sách; sự thay đổi của xã hội; điều kiện cơ sở vật chất; nhu cầu, động cơ phát triển năng lực dạy học tích hợp; văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường; nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về sự cần thiết phải phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội xho GV THCS; năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV. Các yếu tố này vừa tạo ra những thuận lợi, vừa tạo ra những thách thức cho công tác phát triển năng lực DHTH cho GV THCS. Vì vậy, các chủ thể quản lý cấn tính đến các yếu tố này trong công tác phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho GV THCS.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN XÃ HỘI CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CẢM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục bậc học trung học cơ sở của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội

Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nằm ở tọa độ: 20058’10’’ - 21012’ vĩ độ bắc, 107010’ - 107023’50’’ kinh độ đông, cách thành phố Hạ Long 30 km, Bắc giáp thành phố Ba Chẽ, Đông giáp thành phố Vân Đồn, Tây giáp thành phố Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc Thành phố Cẩm Phả là vịnh Bái Tử Long. Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623 ha. Địa hình đồi núi với núi non chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,3%, đồng bằng 15,0% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Về dân cư, theo số liệu thống kế đến ngày 30/7/2010, thành phố Cẩm Phả có số dân 176.005 người, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại là người Sán Dìu (3,9%), người Dao, người Hoa, mật độ dân số xấp xỉ 517 người/km2. Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số thành phố Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%).

Cẩm Phả là một thành phố trẻ, thành phố công nghiệp khai thác than lớn nhất của cả nước (chiếm 65-70% sản lượng khai thác than toàn quốc), là thành phố có vị trí quan trọng về địa lý, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh. Trải qua các thời kỳ cách mạng, nhân dân các dân tộc thành phố Cẩm Phả đã phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh giành chính quyền làm chủ hầm mỏ, nhà máy từ tay chủ mỏ. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với cả nước, Cẩm Phả tự hào là địa phương luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cẩm Phả đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Cẩm Phả trở thành phố công nghiệp, cảng biển hiện đại, văn minh.

2.1.2. Tình hình ngành giáo dục thành phố Cẩm Phả

Ngành Giáo dục thành phố Cẩm Phả hiện có 62 trường, trong đó có 16 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường THCS, 7 trường trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Những năm vừa qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng thành phố vẫn dành sự đầu tư thích đáng cho giáo dục. 5 năm qua, thành phố đã dành trên 560 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường học trên địa bàn, đã có 60/62 trường cao tầng hoá, đạt tỷ lệ 96,77%; cơ sở vật chất trường lớp học đã từng bước được xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và đẩy mạnh, huy động các nguồn lực cho giáo dục một cách hiệu quả, thiết thực. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được Đảng bộ thành phố Cẩm Phả đặc biệt quan tâm chỉ đạo, coi là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Đến nay đã có 50/62 trường chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 80,64%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2011 - 2016) đề ra. Chính sự đầu tư đó đã làm thay da đổi thịt nhiều ngôi trường, từ đó động viên, thúc đẩy tinh thần giảng dạy của đội ngũ giáo viên, tinh thần học tập của học sinh, cũng như sự vui mừng, phấn khởi của nhân dân trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân khi gửi gắm con em vào theo học các trường.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Số giáo viên dạy giỏi đạt trên 50%; số CBQL giáo dục trên chuẩn đạt 100%; 100% cán bộ, giáo viên đã qua chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo được yêu cầu quản lý, chỉ đạo và điều hành các hoạt động trong nhà trường với đội ngũ nhà giáo ngày càng phát triển về số lượng, từng bước đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn. Đã chú trọng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn, tay nghề cho trên 1.100 lượt CBQL và giáo viên; thực hiện bồi dưỡng hè cho 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên; định kỳ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi hàng năm; chú trọng việc giáo dục ý thức, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh về chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm; đảm bảo các kỳ thi và công tác đánh giá xếp loại học sinh cuối năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Chính từ những nền tảng quan trọng đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường trên địa bàn thành phố, góp phần huy động học sinh ở các cấp học đến trường, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi là trên 70%. Bên cạnh đó, chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo ở các cấp học được củng cố rõ nét và nâng dần chất lượng.

Đặc biệt, công tác giáo dục toàn diện được nâng cao rõ rệt, trong năm học 2016 - 2017, tỷ lệ lên lớp thẳng cấp THCS đạt 97,15%, tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 99,76%. Công tác xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiếp tục được giữ vững. Công tác giáo dục mũi nhọn được tăng cường với việc chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đạt kết quả cao, thực sự trở thành đơn vị mạnh của tỉnh, trong 5 năm vừa qua giáo dục của thành phố Cẩm Phả đã có trên 2.600 học sinh đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. Đặc biệt số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp qua từng năm tăng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Cẩm Phả, của tỉnh Quảng Ninh cũng như của đất nước.

Có thể nói, đạt được những thành tích trong sự nghiệp giáo dục, trước hết có sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy đảng, các ngành các cấp, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố. Với trách nhiệm “trồng người”, ngành GD&ĐT thành phố Cẩm Phả liên tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường; chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; lấy kỷ cương, trách nhiệm làm đòn bẩy để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm học, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, hết lòng thương yêu học sinh và được học sinh yêu quý, tôn trọng. Giáo dục TP đã từng bước đổi mới và thực hiện tốt Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, từng bước đưa sự nghiệp giáo dục phát triển vững chắc, đáp ứng ngày càng cao về yêu cầu nguồn nhân lực, dân trí và nhân tài cho thành phố Cẩm Phả và đất nước.

2.2. Giới thiệu khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng, nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về năng lực DHTH, đánh giá năng lực DHTH các môn xã hội của đội ngũ GV THCS, nội dung, phương pháp, những hình thức và biện pháp đã tiến hành bồi dưỡng năng lực DHTH nói chung và bồi dưỡng năng lực DHTH các môn xã hội nói riêng cho GV THCS của thành phố Cẩm Phả trong thời gian qua.

Qua khảo sát cũng xác định các nguồn lực, mối liên quan giữa các yếu tố, thấy được những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS của thành phố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022