Gắn việc ra đề thi kiểm tra đánh giá, xây dựng ngân hàng đề thi với thực tiễn địa phương và theo hướng xã hội học tập.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Về chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Các thông tư, văn bản, nghị quyết của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội và các Sở... có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến qúa trình dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dấn đến việc tổ chức hoạt động nói chung và dạy học nói riêng ở trung tâm đi không đúng hướng sự phát triển của đất nước, theo mục đích hành động của trung tâm và hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào quản lý, kinh tế, xã hội
Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đó có giáo dục; sự phát triển của khoa học kĩ thuật và áp dụng ở tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý dạy học ở trung tâm với nội dung quản lý các chương trình học dài hạn và ngắn hạn đem lại các kiến thức nghề nghiệp trực tiếp cho người học, sẽ giúp cho người học lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức nghề nghiệp trực tiếp vào thực tiến cuộc sống đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhờ vậy việc quản lý dạy học theo hướng xã hội học tập sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Phẩm chất năng lực của lãnh đạo Trung tâm GDNN - GDTX:
Điều đầu tiên bàn đến lãnh đạo của các nhà quản lý ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên: nhận thức của các nhà quản lý ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
- Để quản lý dạy học cho người lớn tuổi, nhà quản lý trung tâm cần phải có tri thức, kinh nghiệm quản lý, kĩ năng và năng lực quản lý dạy học. Ở đây cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên phải có các phẩm chất nghề nghiệp của các nhà: nhà quản lý - nhà sư phạm - nhà hoạt động xã hội.
Một vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy học cho người lớn tuổi hướng đến là đưa tri thức gắn với thực tiễn địa phương, thực tiễn cuộc sống; đưa cơ sở giáo dục Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên gắn với thị trường lao động, nhu cầu xã hội với các cơ sở lao động sử dụng thụ hưởng thành quả, sản phẩm của trung tâm. Muốn làm được điều này các nhà quản lý ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cần có năng lực thiết kế, năng lực xác lập quan hệ giữa lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo địa phương, Trung tâm GDNN - GDTX và địa phương. Sự nhanh nhạy, sự linh hoạt, sáng tạo của nhà quản lý trung tâm khi hòa nhập với địa phương (xã hội thu nhỏ). Khả năng nhanh nhạy, nắm bắt, phân tích tình hình, đưa ra quyết định đúng đắn. Sự quyết đoán năng động của người lãnh đạo sẽ hạn chế được những mặt tồn đọng của đơn vị mình và trong quản lý quá trình dạy học đầu vào, đầu ra, qui trình mà còn nâng cao được chất lượng quản lý dạy học: làm cho quản lý chương trình dạy học, người dạy, người học, cơ sở vật chất, tài chính; tổ chức hoạt động dạy và học tốt hơn, đa dạng hóa được người dạy, người học, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp... để nâng cao được chất lượng dạy học theo hướng xây dựng xã hội học tập.
Chất lượng đội ngũ giáo viên:
Người GV có trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giáo viên, GV được đào tạo chuyên sâu, có năng lực, kinh nghiệm đồng thời có tinh thần trách nhiệm với nghề dạy học,... sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, số lượng GV trong trường so với số lượng HV ít hơn, chất lượng không đảm bảo như độ tuổi GV còn trẻ, kinh nghiệm còn non yếu, phương pháp giảng dạy còn thiên về lý luận, thiếu thực tiễn, chưa tìm ra và áp dụng những phương pháp giúp người lớn tuổi chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, tuổi nghề tương đối cao song kiến thức chuyên môn chưa cập nhật với tình hình hiện nay để đáp ứng được yêu cầu của học viên... điều này có ảnh hướng lớn đến chất lượng giảng dạy.
Yếu tố thuộc về môi trường Trung tâm GDNN - GDTX:
Một yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học cho người lớn tuổi phải kể đến môi trường tâm lý, sự hợp tác làm việc, sự đồng thuận của cán bộ giáo viên ở Trung tâm GDNN - GDTX với lãnh đạo trung tâm trong việc quản lý dạy học dạy học cho người lớn tuổi cần xây dựng môi trường làm việc - xây dựng văn hóa tổ chức và môi trường vật chất - điều kiện cơ sở vật chất (công nghệ thông tin, phòng học,phòng máy, phương tiện dạy học...), phương tiện và cơ sở vật chất phù hợp với dạy học.
Kết luận chương 1
Dạy học cho người lớn tuổi ở TTGDNN - GDTX là hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm cung cấp cho học viên những tri thức phổ thông, kĩ năng cơ bản giúp học viên có khả năng thích ứng với những đòi hỏi khác nhau của xã hội, cũng như của bản thân trong điều kiện nhất định của tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ.
Quản lý dạy học cho người lớn tuổi TTGDNN - GDTX là tác động có mục đích, định hướng của các nhà quản lý (Ban giám đốc trung tâm) thông qua quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; hoạt động dạy học của học viên và khai thác, đầu tư cơ sở vật chất cho quá trình dạy học, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đã đặt ra.
Mục tiêu dạy học cho người lớn ở TTGDNN - GDTX nhằm Hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội cho mọi người. Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các địa phương, vùng sâu, vùng xa. Tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người, tạo điều kiện thuận lợi để có một xã hội học tập.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện bao gồm: 1) Quản lý thực hiện chương trình, nội dung; 2). Quản lý hoạt động dạy của GV; 3). Quản lý hoạt động học tập; 4). Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học; 4). Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện bao gồm Tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào quản lý, kinh tế, xã hội; Phẩm chất năng lực của lãnh đạo Trung tâm GDNN - GDTX; Chất lượng đội ngũ giáo viên; Yếu tố thuộc về môi trường Trung tâm GDNN - GDTX.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CHO NGƯỜI LỚN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng và về Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng
Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2.
- Khí hậu: Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.
* Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như sắt, mangan, chì, kẽm,... trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang...
Về kinh tế:
Giai đoạn 2016 - 2018, Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 - 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng.
* Giới thiệu về các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tỉnh Cao Bằng
Ngày 29/4/2016, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Bảo Lâm.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên của huyện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Giáo dục; Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BNV.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện có Giám đốc và không quá 02 phó Giám đốc.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục Thường xuyên; các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề (nếu có).
Bảng 2.1: Kết quả về học lực của học viên tại Trung tâm GDNN-GDTX
Tổng số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
2015-2016 | 1475 | 0 | 0 | 120 | 8,1 | 1054 | 71,5 | 271 | 18,4 | 30 | 2 |
2016-2017 | 1161 | 0 | 0 | 109 | 9,4 | 764 | 65,8 | 263 | 22,7 | 25 | 2,1 |
2017-2018 | 907 | 0 | 0 | 124 | 13,7 | 617 | 68,0 | 165 | 18,2 | 01 | 0,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng - 3
- Hoạt Động Dạy Học Cho Người Lớn Ở Trung Tâm Gdnn-Gdtx Cấp Huyện
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Trung Tâm Gdnn-Gdtx Cấp Huyện
- Thực Trạng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ở Trung Tâm Gdnn- Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Cho Người Lớn Ở Các Trung Tâm Gdnn-Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Và Các Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Ở Trung Tâm Gdnn- Gdtx Cấp Huyện Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng
Bảng 2.2: Kết quả về hạnh kiểm của học viên tại Trung tâm
Tổng số | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
2015-2016 | 1475 | 751 | 51 | 542 | 36,7 | 182 | 12,3 | 0 | 0 |
2016-2017 | 1133 | 576 | 50,8 | 369 | 32,6 | 169 | 14,91 | 19 | 1,67 |
2017-2018 | 907 | 465 | 51,2 | 321 | 35,4 | 120 | 13,3 | 01 | 0,1 |
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng đạt hiệu quả.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
- Thực trạng về HĐDH cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng.
- Thực trạng quản lý HĐDH cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát 45 CBQL, GV và 50 học viên tại 05 trung tâm. Cụ thể số lượng khảo sát như sau:
Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV và học viên trong các Trung tâm (Mẫu phiếu tại Phụ lục 1, và Phụ lục 2).
Cách đánh giá:
Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
Chuẩn đánh giá (theo điểm):
Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
- Mức 1: Tốt (Hoàn toàn đạt được; Rất hiệu quả; Rất tốt; Rất ảnh hưởng):
3.26 ≤ X ≤ 3.99.
- Mức 2: Khá (Về cơ bản đạt được; Khá hiệu quả; Khá tốt; Ảnh hưởng): 2.51 ≤ X ≤ 3.25.
- Mức 3: Trung bình (Đạt được một phần nhỏ; Ít hiệu quả; Trung bình;
Phân vân): 1.76 ≤ X ≤ 2.50.
- Mức 4: Yếu, kém (Không đạt được; Không hiệu quả; Không tốt; Không ảnh hưởng): 1.00 ≤ X ≤ 1.75.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học cho người lớn ở Trung tâm GDNN-GDTX
cấp huyện, tỉnh Cao Bằng
2.3.2. Thực trạng về nội dung chương trình dạy học cho người lớn tuổi tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng
Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về về nội dung chương trình dạy học cho người lớn tuổi tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tỉnh Cao Bằng
Nội dung, chương trình | Kết quả thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Chưa đạt yêu cầu | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chương trình bồi dưỡng | 13 | 22.2 | 10 | 22.2 | 12 | 26.7 | 10 | 28.9 | 2.42 | 3 |
2 | Chương trình dạy hướng nghiệp | 16 | 20.0 | 14 | 31.1 | 6 | 13.3 | 9 | 35.6 | 2.18 | 6 |
3 | Chương trình dạy nghề | 2 | 44.4 | 18 | 40.0 | 5 | 11.1 | 20 | 4.4 | 2.96 | 1 |
4 | Chương trình dạy chuyên đề chuyên sâu | 16 | 15.6 | 16 | 35.6 | 6 | 13.3 | 7 | 35.6 | 2.09 | 7 |
5 | Thực hiện các chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau khi biết chữ | 10 | 11.1 | 18 | 40.0 | 12 | 26.7 | 5 | 22.2 | 2.27 | 5 |
6 | Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ | 16 | 24.4 | 5 | 11.1 | 13 | 28.9 | 11 | 35.6 | 2.42 | 3 |
7 | Tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập | 13 | 15.6 | 3 | 6.7 | 22 | 48.9 | 7 | 28.9 | 2.51 | 2 |
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm