Địa Bàn, Khách Thể Và Phương Pháp Nghiên Cứu Thực Trạng


Thực hiện phụ cấp trách nhiệm chức vụ với 205 CBQL, 234 tổ trưởng, 234 tổ phó chuyên môn; phụ cấp trách nhiệm cho 78 kế toán, 59 nhân viên thư viện; 88 Chủ tịch Công đoàn các trường trên địa bàn.

2.2. Địa bàn, khách thể và phương pháp nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này tác giả nghiên cứu tại 10 trường. Tất cả các trường này đều nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là 275 người. Cụ thể:

- Tiến hành điều tra trên tổng số 30 CBQL giáo dục: Trong đó gồm 2 lãnh đạo phòng giáo dục huyện; 28 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của 10 trường tiểu học.

- Tiến hành điều tra khảo sát 245 GV của 10 trường tiểu học.

- Tiến hành phỏng vấn sâu 12 CBQL và 10 GV các trường tiểu học được nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu lấy từ khách thể điều tra bảng hỏi.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Để giải quyết được nhiệm vụ chỉ ra thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này tác giả đã sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Luận văn sẽ xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để xin ý kiến đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. Tác giả xây dựng thang đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này như sau:


+ Nhận thức về mức độ gồm 4 mức độ: Rất thường xuyên, Thường xuyên, Thỉnh thoảng; Không thường xuyên.

+ Nhận thức về tính cần thiết 4 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết.

+ Nhận thức về tính khả thi 4 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi.

+ Nhận thức về tính hiệu quả 04 mức độ: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu.

Sau khi khảo sát các ý kiến đánh giá bằng bảng hỏi, tác giả gán điểm theo các mức độ sau:

+ Mức độ 1: Rất thường xuyên; Rất cần thiết; Rất khả thi; Tốt: 4 điểm;

+ Mức độ 2: Thường xuyên; Cần thiết; Khả thi; Trung bình: 3 điểm;

+ Mức độ 3: Thỉnh thoảng; Ít cần thiết; Ít khả thi; Trung bình: 2 điểm;

+ Mức độ 4: Không thường xuyên; Không cần thiết; Không khả thi; Yếu: 1 điểm.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xây dựng phiếu phỏng vấn sâu để tìm hiểu sâu hơn ý kiến của CBQL và GV tiểu học về thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được tác giả xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Trong đó chủ yếu sử dụng điểm trung bình số học và sử dụng tần suất, tỷ lệ phần trăm.Quy ước cách xử lý số liệu: TB: là trung bình cộng; N: là số khách thể tham gia đánh giá: 𝑥̅ từ 3,5 đến 4: Rất thường xuyên; Rất cần thiết; Rất khả thi và Tốt; 𝑥̅ từ 2,5 đến 3,49: Thường xuyên; Cần thiết; Khả thi và Khá; 𝑥̅ từ 1,5 đến 2,49: Thỉnh thoảng; Ít cần thiết; Ít khả thi và Trung bình; 𝑥̅dưới 1,49: Không bao giờ, Không cần thiết; Không khả thi và Yếu.

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức Spearman:


𝑥̅ =

∑ X𝑖K𝑖

∑ K𝑖 =

∑ X𝑖K𝑖

𝑛


𝑥̅ : Điểm trung bình; Xi : Điểm ở mức độ Xi; Ki: Số người cho điểm ở mức Xi; n: Tổng số người tham gia đánh giá.

Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: hàm RANK (number, ref, order), (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc). Trên cơ sở tổng hợp kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.3.1. Nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

2.3.1.1. Đánh giá sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Để đánh giá về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tác giả tiến hành khảo sát 275 CBQL và GV, kết quả thu được tại bảng

2.4 cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Sự cần thiết bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


STT

Mức độ

N

%

1.

Rất cần thiết

209

76,0

2.

Cần thiết

55

20

3.

Ít cần thiết

9

3,27

4.

Không cần thiết

2

0,7


Tổng cộng

275

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 6

Kết quả khảo sát có 245 GV cho là rất cần thiết và cần thiết, chiếm tỉ lệ 96%, qua đó có thể GV đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công việc, đáp ứng được quy định của chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn 09 GV (chiếm 3,27%) cho là ít cần thiết và 02 GV (chiếm 0,7%) không cần thiết. Qua đó cũng có thể thấy vẫn còn tồn tại là một bộ phận nhỏ GV với tư tưởng trung bình chủ nghĩa, ngại học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Do đó, cần có biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần ham học hỏi, bồi dưỡng vươn lên của những GV này để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo.


2.3.1.2. Đánh giá sự cần thiết về chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Để đánh giá về sự cần thiết của GV tiểu học về công tác bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp tác giả tiến hành khảo sát 245 GV. Kết quả phân tích tìm hiểu sự cần thiết và mức độ hài lòng của GV về một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng được trình bày trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của chương trình đào tạo, bồi dưỡng


STT

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Mức độ cần thiết

𝑥̅

Thứ

hạng

1

2

3

4

1

Đào tạo nâng chuẩn (đạt bằng

cấp cao hơn)

85

129

24

7

3,19

3


2

Đào tạo, bồi dưỡng có thêm bằng cấp, chứng chỉ khác (trung/cao cấp chính trị, quản lý,

ngành khác)


131


98


16


0


3.47


2


3

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ, Sở, Phòng

GD&ĐT tổ chức


202


38


5


0


3,80


1

4

Bồi dưỡng, tập huấn do Trường

tổ chức

3

114

77

23

2,62

4


Trung bình





3,27


- Về sự cần thiết của chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Kết quả bảng 2.5 cho thấy mức độ cần thiết được đánh giá ở mức điểm trung bình là 3,27 (mức cần thiết). Như vậy đa số đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá sự cần thiết của chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, "Chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức" được đánh giá ở mức rất cần thiết (𝑥̅= 3,80). Kết quả này cũng cho thấy GV tham gia khảo sát đánh giá cao sự cần thiết của chương trình tập huấn, bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. Bởi lẽ các đơn vị này đã xác định tương đối đầy đủ, sát thực những nội dung, vấn đề cần thiết, phù hợp điều kiện thực tiễn để chủ động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả phân tích số liệu cho thấy đối với một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng được đánh giá ở mức tương đối cần thiết như: “Đào tạo, bồi dưỡng có thêm bằng cấp, chứng chỉ khác” (𝑥̅ = 3,47), "Đào tạo nâng chuẩn (đạt bằng cấp cao hơn)" (𝑥̅ = 3,19). Bởi lẽ, đa số tiểu học đều có trình độ đào tạo đạt


chuẩn trở lên, trong đó trên 90% vượt chuẩn trình độ đào tạo (thông tin Bảng 2.3 ở trên), do vậy việc tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thêm bằng cấp chứng chỉ đối với nhóm này có thể chưa phải là vấn đề cần thiết. Qua kết quả phân tích cũng cho thấy "Bồi dưỡng, tập huấn do Trường tổ chức" được đánh giá không cao (𝑥̅

= 2,62) mức ít cần thiết. Kết quả này xuất phát từ những nguyên nhân cho rằng các hoạt động bồi dưỡng cho GV tiểu học do các cấp trên tổ chức đã tương đối đầy đủ theo các yêu cầu nhiệm vụ mà mỗi GV tiểu học cần phải đáp ứng do vậy nhiều GV cho rằng ít cần thiết. Tuy nhiên, đây là một thực trạng mà các nhà quản lý cần quan tâm chú ý, bởi lẽ bồi dưỡng, tập huấn do cấp cơ sở (cấp nhà trường) tổ chức là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng và có hiệu quả thiết thực nhưng chưa được các GV quan tâm, đánh giá cao hiệu quả của công tác này.

Phỏng vấn sâu cô giáo Đ.Th.H.L cho biết: “Chúng tôi cũng thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng do Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục thành phố tổ chức. Việc tập huấn các lớp này tôi được những kiến thức mới, kỹ năng và phương pháp dạy học mới, được trao đổi, học hỏi với các thầy cô các trường khác để dạy học và giáo dục HS tốt hơn”, (Cô giáo Đ.Th.H.L trường tiểu học T.P, huyện Thường Tín).

2.3.2. Mức độ tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp

Khảo sát về mức độ tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học về công tác bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát 275 GV và CBQL giáo dục. Kết quả thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Mức độ tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

STT

Mức độ tổ chức

N

%

1.

Rất thường xuyên

221

80,3

2.

Thường xuyên

44

16,0

3.

Thỉnh thoảng

10

3,7

4.

Không bao giờ

0

0


Tổng

275

100,0

Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL giáo dục, GV tiểu học được khảo sát cho rằng các trường tiểu học đã rất thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho


GV theo chuẩn nghề nghiệp (80,3%). Kết quả này khẳng định, hiệu trưởng các trường đã rất quan tâm chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV nhằm giúp GV nhà trường đáp ứng được chuẩn về kiến thức, chuẩn về kỹ năng, đạo đức, lối sống theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học đã quy định. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, có một số CBQL giáo dục, GV cho rằng hoạt động bồi dưỡng cho GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp thỉnh thoảng mới được thực hiện trong nhà trường. Như vậy, GV tiểu học có nhu cầu được tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp bồi dưỡng cho GV tiểu học để được trang bị, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng mà họ còn thiếu,còn yếu so với chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Phỏng vấn sâu của đề tài cũng cho thấy một số GV tiểu học có nguyện vọng này. Cô giáo Ng.Th. H. cho biết: “Hàng năm chúng tôi được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng do Phòng và Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Tuy nhiên tôi thấy số lượng các lớp tập huấn này còn chưa nhiều, bản thân tôi mong muôn tham gia nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, lối sống để phục vụ giảng dạy được tốt hơn”, (Cô giáo Ng.Th. H. trường tiểu học N.D, huyện Thường Tín).

2.3.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng


TT

Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thường xuyên

𝑥̅

Thứ

hạng

1

2

3

4

1.

Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sống

151

102

24

0

3, 48

3

2.

Lĩnh vực kiến thức

246

15

14

0

3,84

1

3.

Lĩnh vực kỹ năng sư phạm

204

43

28

0

3,64

2


Trung bình





3,66


Qua khảo sát thấy rằng, thực hiện nội dung bồi dưỡng việc đạt mức độ rất thường xuyên với điểm trung bình 3,66. Trong đó 02 nội dung bồi dưỡng "Lĩnh vực kiến thức" "Lĩnh vực kỹ năng sư phạm" đạt mức độ rất thường xuyên (điểm trung bình GV, CBQL đánh giá mức độ thực hiện lần lượt 𝑥̅ = 3,84 và 𝑥̅= 3,64). Như vậy, CBQL và GV tiểu học huyện Thường Tín thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng sư phạm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao. Hai lĩnh vực này được bồi dưỡng thường xuyên xuất phát


từ đòi hỏi của thực tiễn nó là rất cần thiết và thiết thực cho mỗi GV trong công tác giảng dạy ở các trường tiểu học. Các GV cho rằng, các lĩnh vực này thường xuyên phải được trang bị, bổ sung để GV tiểu học cập nhật những kiến thức mới, phương pháp giảng dạy hiện đại để đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra.

Đối với lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mặc dù rất quan trọng tuy nhiên mỗi người GV đều đã và đang có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của người GV. Việc bồi dưỡng, hoàn thiện những phẩm chất này có nhiều hình thức, trong đó có học tập bồi dưỡng thường xuyên và cả việc tự rèn luyện tu dưỡng của mỗi GV. Tuy nhiên, qua khảo sát việc đánh giá của GV, CBQL giáo dục, lĩnh vực thực hiện nội dung này thực hiện mới chỉ thực hiện ở mức thường xuyên với điểm trung bình 𝑥̅= 3,64. Như vậy, các nhà trường tiểu học ở huyện Thường Tín đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về lĩnh vực kiến thức và kỹ năng sư phạm là rất tốt, đáp ứng các nhu cầu của GV và theo chuẩn nghề nghiệp đã quy định. Tuy vậy, đối với việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đây là nội dung mà các nhà quản lý cần quan tâm chú ý để có được biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả.

2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Khảo sát về mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng



STT


Các hình thức bồi dưỡng

Mức độ thường xuyên


𝑥̅

Thứ hạng

1

2

3

4

1.

Hình thức bồi dưỡng thường

xuyên

223

52

0

0

3,81

1

2.

Hình thức bồi dưỡng tại chỗ

181

66

28

0

3,56

2

3.

Hình thức bồi dưỡng thông qua

tự học

68

122

69

16

2,88

3

4.

Hình thức bồi dưỡng từ xa

28

143

85

19

2,65

4




STT


Các hình thức bồi dưỡng

Mức độ thường xuyên


𝑥̅

Thứ hạng

1

2

3

4


Trung bình





3,23


Qua khảo sát cho thấy, CBQL giáo dục và GV tiểu học được nghiên cứu khẳng định các hình thức bồi dưỡng thường xuyên với điểm trung bình là 3,23. Trong đó các hình thức "Bồi dưỡng thường xuyên", "Bồi dưỡng tại chỗ"được đánh giá mức độ rất thường xuyên thực hiện (điểm đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên lần lượt 𝑥̅ = 3,84 và 𝑥̅= 3,64). Qua đó có thể thấy rằng, đây là hình thức bồi dưỡng phù hợp đối với GV tiểu học và được các CBQL và GV đánh giá rất thường xuyên thực hiện. Việc tổ chức bồi dưỡng cho GV thông qua các hình thức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại chỗ đã được các nhà quản lý quan tâm tổ chức thực hiện theo các chương trình, kế hoạch của Phòng và Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy các hình thức "Bồi dưỡng thông qua tự học" và "Bồi dưỡng từ xa" cũng được đánh giá ở mức độ thường xuyên (điểm đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên lần lượt 𝑥̅ = 2,88 và 𝑥̅= 2,65).Với những đặc thù của GV tiểu học, là những người đạt chuẩn trình độ đào tạo, có kinh nghiệm nghề nghiệp và do thời gian của họ phần lớn là dành cho hoạt động dạy học ở nhà trường. Bởi lẽ đó, việc GV tiểu học tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa là một trong những hình thức tối ưu, phù hợp nhất với họ và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, hoạt động này mới đạt ở mức thường xuyên. Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân: Một là, một số GV tiểu học còn chưa cập nhật theo sự phát triển của CNTT, phương tiện kỹ thuật, Internet…trong học tập bồi dưỡng; Hai là, một số GV tiểu học không có nhiều thời gian để tiếp cận, học tập, bồi dưỡng theo hình thức này, vì ngoài giờ lên lớp, GV tiểu học (đa phần là nữ) còn phải lao động phụ giúp gia đình, nuôi dạy con, chăm sóc gia đình… do đó có ít thời gian học tập bồi dưỡng theo hình thức này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023