Thực Trạng Mức Độ Thực Hiện Các Phương Pháp Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiểu Học Theo Chuẩn Nghề Nghiệp


2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Để đánh giá về mức độ thực hiện phương pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát 275 GV và CBQL giáo dục. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng


TT

Các phương pháp bồi dưỡng

Mức độ thường xuyên

𝑥̅

Thứ hạng

1

2

3

4

1.

Thuyết trình

173

79

23

0

3,55

5

2.

Trình bày trực quan

131

99

35

10

3,28

7

3.

Làm việc nhóm

94

144

32

5

3,19

8

4.

Nêu và giải quyết vấn đề -

Ơrixtic

198

45

31

1

3,60

4

5.

Trình diễn thao tác mẫu

52

66

147

10

2,58

9

6.

Trình diễn thí nghiệm

36

87

143

9

2,55

10

7.

Sử dụng giáo trình môn học/mô

đun, tài liệu

165

63

47

0

3,43

6

8.

Quan sát học viên thực hành

209

36

30

0

3,67

2

9.

Giải bài tập theo tình huống

62

32

162

18

2,50

11

10.

Tổ chức trò chơi theo chuyên đề

214

32

25

4

3,66

3

11.

Đóng vai theo chủ đề

231

26

18

0

3,77

1

12.

Nêu tình huống

31

32

146

66

2,10

12


Trung bình





3,16


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 7

Phân tích số liệu bảng trên cho thấy, các phương pháp bồi dưỡng được đưa ra để nghiên cứu đều được sử dụng để bồi dưỡng cho GV tiểu học và cán bộ quản lý với mức độ thường xuyên (điểm trung bình 3,16). Tuy nhiên, mức độ sử dụng thường xuyên của từng phương pháp bồi dưỡng có nhiều tỷ lệ đánh giá khác nhau. Mức độ đánh giá này phụ thuộc vào hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng GV và các chuyên gia giảng dạy các lớp này. Qua nghiên cứu cũng cho thấy GV, CBQL cho rằng các phương pháp bồi dưỡng truyền thống vẫn được sử dụng rất thường xuyên: Đóng vai theo chủ đề (𝑥̅ = 3,77), Quan sát học viên thực hành (𝑥̅ = 3,67), Tổ chức trò chơi theo chuyên đề (𝑥̅ = 3,66), Nêu và giải quyết vấn đề - Ơrixtic (𝑥̅ = 3,60), Thuyết trình (𝑥̅ = 3,55). Các phương pháp dạy học này được sử dụng thường xuyên là phù


hợp với đặc điểm học viên được bồi dưỡng và phù hợp với kiến thức, kỹ năng mà học viên cần nắm bắt. Tuy nhiên, một số phương pháp khác được đánh giá mức độ ít thực hiện như: Phương pháp giải bài tập tình huống (𝑥̅ = 2,50); Nêu tình huống (𝑥̅ = 2,10)... Đây cũng là các phương pháp bồi dưỡng hiện đại, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người học tuy nhiên được đánh giá mức độ sử dụng thỉnh thoảng. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp các phương pháp này cần phải được GV, các chuyên gia sử dụng nhiều hơn.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Trong luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp theo chức năng quản lý để đánh giá về thực trạng của công tác này tại địa phương.

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Để làm rõ thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã xin ý kiến của 275 CBQL và GV bằng bảng hỏi, kết quả thu được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


TT


Kế hoạch bồi dưỡng giáo viêntiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc

1.

Dự thảo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV

3,65

4

3,79

1

2.

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV làm

cơ sở lập kế hoạch

3,16

5

3,06

6

3.

Lấy ý kiến đóng góp của tổ trưởng chuyên môn, GV cho bản dự thảo kế hoạch bồi

dưỡng


2,98


6


3,14


8

4.

Lấy ý kiến đóng góp của đoàn thể, bộ phận khác cho bản dự thảo kế hoạch bồi

dưỡng GV


2,47


7


3,29


4

5.

Định hướng cho tổ chuyên môn xây dựng

kế hoạch bồi dưỡng GV của tổ

3,66

3

3,28

5




TT


Kế hoạch bồi dưỡng giáo viêntiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc

6.

Định hướng cho GV xây dựng kế hoạch

bồi dưỡng cá nhân

2,38

8

3,06

6

7.

Thống nhất kế hoạch bồi dưỡng và dự

kiến thời điểm triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV


3,79


2


3,65


3

8.

Phổ biến kế hoạch bồi dưỡng GV trong

toàn trường

3,86

1

3,67

2

9.

Trung bình

3,24


3,37


Kết quả tổng hợp từ bảng 2.10 cho thấy: Điểm trung bình mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp còn chưa cao (TB = 3,24), tương đương với mức thường xuyên. Các nội dung của chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV được phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện với số điểm trung bình đạt từ 3,65 đến 3,86, tương ứng mức độ rất thường xuyên. Trong đó nhiệm vụ “Phổ biến kế hoạch bồi dưỡng GV trong toàn trường” (điểm trung bình 3,86) có điểm trung bình và số lượt ý kiến đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên cao nhất. Ngược lại, nội dung “Định hướng cho GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân” có số điểm trung bình thấp nhất (𝑥̅ = 2,38) đồng thời có tỷ lệ ý kiến cho rằng mức độ thực hiện từ không thực hiện, ít khi và thỉnh thoảng cao nhất. Tìm hiểu thêm về vấn đề này, qua trao đổi với bà N.Th.H.X (trường tiểu học L.P) cho biết: “Trong thực tế, đa số GV tiểu học rất ít khi được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch này thường là do Ban Giám hiệu xây dựng. Điều này dẫn đến thực tế một bộ phận không nhỏ GV không nêu được những nguyện vọng của mình trong việc được cử tham gia các chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế của bản thân.” Ý kiến của ông K.X.D (Phó Hiệu trưởng trường tiểu học T.H) chia sẻ: “Tình trạng nhiều trường tiểu học chưa thật chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng GV tại trường còn khá phổ biến. Nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ việc chờ đợi sự hướng dẫn của cấp trên, phụ thuộc vào cơ chế quản lý. Một số CBQL còn chưa thực sự


quan tâm tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của các đối tượng GV trong trường một cách cụ thể, rõ ràng để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.

Khi tiến hành phân tích tính hiệu quả thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, số liệu bảng 2.14 còn phản ánh một số nội dung như:Các nội dung cụ thể của chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được đa số CBQL và GV đánh giá cao về mức độ thực hiện, có số điểm trung bình 𝑥̅ từ 3,14 đến 3,79. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp chưa cao. Cụ thể là điểm trung bình tính hiệu quả xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 3.37, chỉ đạt mức tương đối hiệu quả.Như vậy có thể nhận định rằng, dù thực hiện khá thường xuyên song hiệu quả xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp còn có hạn chế và chưa đạt được yêu cầu đặt ra.

Tìm hiểu về vấn đề này, bà P.Th.N.T (Hiệu trưởng trưởng tiểu học N.T A) cho biết: “Hiệu quả thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV khó có thể đánh giá ngay được, đánh giá tính hiệu quả quản lý cần phải trải qua thời gian lâu dài vì chúng chịu sự chi phối với các chức năng khác đồng thời ảnh hưởng, tác động lâu dài đến quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Qua nghiên cứu có thể nhận định, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu nêu trên, cần tạo điều kiện thu hút GV tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tính khoa học, tính khả thi của kế hoạch bồi dưỡng GV, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của GV nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Phân tích số liệu thống kê về thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp của 275 CBQL và GV tiểu học. Số liệu thu được thể hiện trong bảng 2.11.


STT

Tổ chức hoạt động

bồi dưỡng giáo viêntiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc


1.

Sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh phí, thời

gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị…) phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV


3,53


1


3,43


2

2.

Sắp xếp, lựa chọn, cử GV tham gia đào tạo,

bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn

3,37

2

3,67

1


3.

Sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV

tham gia tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo theo kế hoạch do Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT tổ chức


2,97


7


3,37


3


4.

Chuẩn bị điều kiện thuận lợi để GV được cử đi học, bồi dưỡng về triển khai bồi

dưỡng lại cho GV toàn trường và tại từng tổ/khối


3,30


3


3,20


4


5.

Phân công, giao việc, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể cho cá nhân, bộ phận,

đoàn thể tham gia hoạt động bồi dưỡng GV


3,03


6


2,97


7


6.

Lựa chọn, bố trí GV có chuyên môn vững, giỏi về phương pháp, giàu kinh nghiệm

thực tế, nhiệt huyết làm nòng cốt trong hoạt động bồi dưỡng GV


3,20


5


3,30


5


7.

Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nội dung, phương tiện, điều kiện cần thiết cho GV thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hội thảo chuyên đề, hội

giảng tại trường


2,83


8


2,93


8


8.

Định hướng nội dung, hình thức tổ chức, điều kiện cho GV tham quan,giao lưu, nghiên cứu học tập các trường/cơ sở giáo

dục khác


3,27


4


3,10


6


9.

Sắp xếp, tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi thu hút sự tham gia rộng rãi của lực lượng,

cộng đồng xã hội vào hoạt động bồi dưỡng GV


2,80


9


2,77


9


Trung bình

3,14


3,19


Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp


Qua nghiên cứu bảng 2.11 cho thấy: Nhìn chung, những nội dung tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đều được đa số đối tượng tham


gia khảo sát đánh giá chưa cao mức độ thực hiện, có điểm trung bình đạt 3,14, tương ứng với mức thường xuyên. Cụ thể là:

Công việc “Sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị…) phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV” có điểm trung bình cao nhất,

𝑥̅ = 3,53 tương ứng với mức rất thường xuyên. Đây là một trong những nội dung được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện xắp xếp, bố trí các nguồn lực để hoạt động bồi dưỡng GV đạt hiệu quả và được đa số ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên cao. Số liệu trên phản ánh quan điểm đánh giá của CBQL và GV tiểu học về việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở mức độ thường xuyên khá cao. Nhất là trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV, cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; phân công, giao việc rõ ràng, cụ thể và bố trí GV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng, đồng thời triển khai nghiêm túc các nội dung đã bồi dưỡng liên quan đến hoạt động bồi dưỡng GV của trường đạt hiệu quả. Phân tích tính hiệu quả thực hiện chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, kết quả trong bảng 2.11 còn cho thấy: Các nội dung cụ thể của chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được đa số lượt ý kiến đánh giá cao về mức độ hiệu quả, điểm trung bình đạt 3,19 (tương đương mức hiệu quả). Tuy nhiên, một số nội dung hiệu quả đạt được từ việc thực hiện chức năng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp không cao. Cụ thể như nội dung "Sắp xếp, tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi thu hút sự tham gia rộng rãi của lực lượng, cộng đồng xã hội vào hoạt động bồi dưỡng GV" chỉ đạt điểm trung bình 𝑥̅ = 2,77 (mức ít hiệu quả).

Qua nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp có thể thấy, công tác này được các trường tiểu học tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã được quan tâm tổ chức thực hiện. Hoạt động này đã được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số nội dung của tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cũng cần phải được chú ý để hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn.


2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp



TT

Chỉ đạo hoạt động

bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

𝑥̅

Thứ

bậc

𝑥̅

Thứ

bậc


1.

Phát huy vai trò của GV, tổ chuyên môn và

các cấp quản lý nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng GV


3,49


3


3,61


1

2.

Chỉ dẫn, giúp đỡ GV, tổ chuyên môn xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân, tổ

3,52

2

3,24

6


3.

Hướng dẫn, động viên GV, tổ chuyên môn

tiến hành kèm cặp, hỗ trợ, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau


3,21


4


3,23


7


4.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chuyên đề tập

huấn, bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường


3,53


1


3,57


2


5.

Mở/tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ, hội thảo… cho GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (tại

trường, mạng internet, các phương tiện truyền thông khác)


3,09


7


3,15


8

6.

Làm gương, khích lệ GV, tổ chuyên

môntrong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

3,04

9

3,00

9

7.

Vận động, huy động các đoàn thể, tổ chức,

lực lượng xã hội tham gia bồi dưỡng GV

3,10

6

3,17

5


8.

Hỗ trợ kịp thời cho GV, tổ chuyên môn trong

công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng


3,19


4


3,25


4


9.

Chỉ đạo xây dựng môi trường lành mạnh,

hợp tác, tạo động lực cho GV tích cực tham gia bồi dưỡng


3,08


8


3,26


3


Trung bình

3,25


3,26


Số liệu thống kê từ bảng 2.12 cho thấy: Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp của các nhà quản lý được đánh giá ở mức thường xuyên với điểm trung bình 3,25. Đối với mức độ thực hiện nội dung “Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường” có điểm trung bình cao nhất (𝑥̅ = 3,53); tiếp theo là nội dung


Chỉ dẫn, định hướng, giúp đỡ GV, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân, tổ” có điểm trung bình (𝑥̅ = 3,52), và nội dung “Hướng dẫn, động viên GV, tổ chuyên môn tiến hành kèm cặp, hỗ trợ, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau” có điểm trung bình (𝑥̅ = 3,49) cùng tương ứng với mức độ thực hiện rất thường xuyên.

Tuy nhiên, nội dung “Vận động, huy động các đoàn thể, tổ chức, lực lượng xã hội tham gia bồi dưỡng GV” có điểm trung bình (𝑥̅ = 3,10), tương ứng mức độ thỉnh thoảng thực hiện; và nội dung "Chỉ đạo xây dựng môi trường lành mạnh, hợp tác, tạo động lực cho GV tích cực tham gia bồi dưỡng"thì có đến hơn 50% lượt ý kiến đánh giá từ mức không thực hiện đến thỉnh thoảng thực hiện với điểm trung bình (𝑥̅ = 3,08). Trong thực tiễn cho thấy, việc xây dựng môi trường lành mạnh, tạo động lực cho GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng là một trong những nội dung có hiệu quả cao, có môi trường bồi dưỡng tốt, có động lực để GV biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng nâng cao hiệu quả công tác này. Tuy nhiên nội dung này các ý kiến cho rằng còn thực hiện ở mức độ thường xuyên. Qua nghiên cứu phân tích tính hiệu quả thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, kết quả bảng 2.12 thể hiện: Điểm trung bình chung các nội dung đạt 3,26 (mức hiệu quả). Trong đó nội dung "Phát huy vai trò của GV, tổ chuyên môn và các cấp quản lý nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng GV" được các ý kiến đánh giá cao nhất, điểm trung bình (𝑥̅ = 3,61) tương ứng với mức rất hiệu quả. Một số nội dung cụ thể của chức năng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được đa số lượt ý kiến đánh giá tính hiệu quả khá thấp như: “Mở/tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ, hội thảo… cho GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (tại trường, mạng internet, các phương tiện truyền thông khác)” có điểm trung bình (𝑥̅ = 3,15); "Làm gương, khích lệ GV, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng" có điểm trung bình (𝑥̅ = 3,15), tương ứng với mức hiệu quả.

Như vậy có thể nhận xét rằng, dù được thực hiện khá thường xuyên song hiệu quả thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp vẫn còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023