Phương Pháp Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Của Giáo Viên Tiểu Học


* Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Đồng nghiệp

Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn vì thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết.

Phối hợp với các lực lượng khác như: bảo vệ, thư viện, y tế, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể và bộ phận giám thị... để giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần phản ánh nguyện vọng của học sinh, đề xuất yêu cầu và đề nghị các lực lượng này cùng phối hợp tác động tới học sinh, hỗ trợ các hoạt động của lớp khi cần thiết.

* Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng

Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp...)

Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người giáo viên chủ nhiệm? Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta. Hãy đến nhà của các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng ngồi chờ phụ huynh học sinh đến rồi mới phản ánh ý kiến, khi thấy sự việc là cần thiết!

Hồ sơ về công tác chủ nhiệm lớp: Sổ chủ nhiệm lớp.

Kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng.

Sổ ghi các nội dung thu chi quỹ lớp và các khoản thu khác. Sổ liên lạc với gia đình học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Sổ theo dõi thi đua của lớp.

Các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm

Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 5

Sổ theo dõi chất lượng học sinh để phối hợp với giáo viên dạy lớp lên kế hoạch nâng học sinh kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Giáo án lên lớp tiết chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ: dùng thuật ngữ giáo án


để thể hiện tính nghiêm túc về mặt trách nhiệm chứ thật ra sự cần thiết ở đây chính là phải chắt lọc thông tin rõ ràng khúc chiết và tuyệt đối không được cháy giáo án.

Sổ lưu các bài kiểm tra chuyên môn

Sổ họp phụ huynh học sinh, Biên bản các cuộc họp phụ huynh học sinh.

Sổ theo dõi những các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi...

Ngoài ra còn có Sổ sinh hoạt huyên môn cá nhân, Sổ hội họp, Sổ dự giờ, Sổ phân phối chương trình, Sổ kế hoạch đổi mới cá nhân…

Khác với trung học, giáo viên (GV) dạy các môn học ở tiểu học cũng là giáo viên chủ nhiệm. Chính vì tập trung đầu tư công sức vào bài dạy của nhiều môn mà đa số thầy cô ở tiểu học gần như chỉ thực hiện công tác chủ nhiệm trên sổ chủ nhiệm và sổ liên lạc theo quy định.

Thực tế, công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng, nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thầy cô trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh (HS). Giáo viên tiểu học thường có thời gian gần gũi các em rất nhiều, một số trường hợp thầy cô tiếp xúc với học sinh còn nhiều hơn cha m . Vì vậy, thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đ p khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên có thể ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi hoang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo lực... đồng thời phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn.

Thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đ p khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất.

1.2.5. Phương pháp quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học

Nắm vững phương pháp quản lý hiện đại, để có thể điều hành các hoạt động trong vai trò chủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng yêu các mục tiêu, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương. Theo dõi sát sao tình hình chất lượng dạy học qua dự giờ thăm lớp, các đợt kiểm tra học kì 1, cuối năm.

Chỉ đạo Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đúng theo TT


30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 kết hợp với TT 22 ngày 16 tháng 11 năm 2016.

Khuyến khích việc tự học tự bồi dưỡng của GV bằng việc xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Quản lý hoạt động học của học sinh: Khơi dậy niềm say mê học tập, tính sáng tạo, tự giác, tự trọng, tự tin trong học tập thông qua học tập. Khuyến khích các em tự làm công cụ học tập, ý thức tự quản trong các giờ học. Động viên khen thưởng kịp thời khi các em có việc làm hay biểu hiện tốt.

Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục.

Kế hoạch của nhà trường là chương trình hành động tập thể sư phạm được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường. Chương trình hành động này bao gồm các chi tiết: Mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, hoạt động và phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm.

Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm.

Xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn bằng cách rút kinh nghiệm thường xuyên nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn… Tiếp nhận các nguồn bổ sung nhân sự, vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Huy động toàn bộ lực lượng trong trường tích cực hoàn thành công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng

Giám sát thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tháo


gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đúng quỹ đạo của chương trình chung

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch gồm: Kiểm tra đánh giá tình trạng ban đầu; kiểm tra đánh giá tiến độ công việc; phát hiện sai sót, lệch lạc; tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời; tổng kết rút kinh nghiệm theo học kỳ và cả năm học để có những bài học bổ ích cho việc kiểm tra ở các năm sau.

1.2.6. Hình thức quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học

Quá trình đổi mới chương trình giáo dục ở Tiểu học cũng đồng thời là quá trình đổi mới một cách mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo từ trung ương đến cơ sở. Quá trình đổi mới công tác quản lý phải được thực hiện trên tinh thần:

+ Phân cấp quản lý, nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của mỗi Giáo viên, mà người đứng đầu là Tổ khối trưởng.

+ Thực hiện tốt chức năng quản lý của các cấp và hoạt động kiểm tra, giám sát.

+ Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện thành công đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông.

Người hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng…

Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.

Tổ chức tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường…

Trước hết, người hiệu trưởng cần phải quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách có hệ thống, tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh và đảm bảo cho quá trình đó đạt được hiệu quả tối ưu. Hay nói cách khác, phải nhìn nhận quá trình đó ở trong trường dưới góc độ bao quát và toàn diện.


Cụ thể là, phải xác định được các thành tố trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp, gồm: Quản lý những con người cụ thể là các thầy, cô giáo làm chủ nhiệm lớp; quản lý hoạt động của người giáo viên; quản lý những công việc cụ thể.

Quản lý các mối quan hệ: Giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên khác, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, với xã hội.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh.

Quản lý hồ sơ của chủ nhiệm lớp; quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Để quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, đảm bảo hệ thống vận hành đúng yêu cầu người hiệu trưởng cần phải:

Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho giáo viên làm chủ nhiệm lớp một cách rõ ràng; Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;

Có hệ thống công cụ để theo dõi, kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và chất lượng các nhiệm vụ được giao;

Động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm, rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lệch một cách nghiêm túc, thường xuyên.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.

Hiệu trưởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa Công đoàn, Thanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nề nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

Hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp với lực lượng ngoài nhà trường như việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống quê hương, giáo dục những nét văn hoá quê


hương, làm tốt công tác an ninh, trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải báo cáo thường xuyên và định kỳ với hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc học sinh chuyển lên lớp trên thì giáo viên chủ nhiệm cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.

Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thưởng chung của nhà trường, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp

Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua

Hiệu trưởng tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, thông tư về quy chế quản lý giáo viên, quản lý học sinh và tổng hợp thành văn bản của đơn vị. Trong văn bản đó cần cụ thể hoá những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong nhà trường, ghi rõ nội dung công việc, đề ra yêu cầu cụ thể.

Tổ chức cho giáo viên thảo luận để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.

Tổ chức thực hiện theo quy trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, làm cơ sở rút kinh nghiệm qua các lần đánh giá.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi hằng năm. Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi.

1.2.7. Kiểm tra, đánh giá quản lí công tác chủ nhiệm

Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên là một bộ phận hợp thành trong các khâu của chu trình quản lý, là một thành tố quan trọng của quá trình kiểm tra đánh giá giáo viên. Kiểm tra được coi như một nguyên tắc của mối liên hệ ngược. Nguồn thông tin này giúp cho hiệu trưởng có cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, bổ sung kế hoạch.

Quá trình kiểm tra đánh giá giáo viên chủ nhiệm hiện nay được áp dụng trên cả nước là thực hiện theo Thông tư 30/2014, thông tư 22/2016 của Bộ giáo dục và


đào tạo. Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên. Bởi lẽ kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên là một phần năng lực chuyên môn và quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm từ: đầu năm học, những thành tích đạt được của cuối kỳ, cuối năm học. Kết quả các hoạt động của học sinh lớp chủ nhiệm...

Hiệu trưởng phải quản lý việc nhận xét đánh giá giáo viên chủ nhiệm đối với giáo viên trong trường mình quản lý, kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, tránh kiểm tra qua loa, hình thức, không đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để trên cơ sở ấy đánh giá. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm của giáo viên, yêu cầu kiểm tra theo đúng nội dung thông tư. Hiệu trưởng cần phân công bộ máy quản lý tổng hợp việc kiểm tra đánh giá kết quả theo định kỳ và chính hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thực kế hoạch kiểm tra định kỳ, đánh giá hệ thống của mình đối chiếu với kế hoạch. Chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực suy ngẫm, tự quản lý phát triển bản thân, năng lực siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ). Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham gia đánh giá - tự đánh giá).

Nội dung kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp bao gồm:

Kiểm tra việc thực hiện nề nếp của lớp hàng ngày: Như nề nếp đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, tập thể dục giữa giờ, truy bài, bảo vệ của công; căn cứ vào những quy định cụ thể của trường để đánh giá cho điểm; công bố công khai trước toàn trường.

Những quy định của trường về cách đánh giá được bàn bạc công khai, dân chủ Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ theo dõi chất lượng học sinh, Sổ

theo dõi học sinh trên trang ESAM của Sở GD&ĐT: Căn cứ vào kế hoạch được giao giáo viên chủ nhiệm phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ.

Nghe chủ nhiệm báo cáo về hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, diện con thương binh, hộ nghèo, con dân tộc, học sinh khuyết tật, những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, nghe giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh yếu, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.


Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh cuối học kỳ, cuối năm theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, những quy định cụ thể của trường về xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh.

Căn cứ vào yêu cầu nội dung các môn học, kiểm tra việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệm có đúng không.

Dự giờ thăm lớp đột xuất: Dự các giờ dạy trên lớp để đánh giá việc tổ chức giáo dục cho học sinh

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

Để thực hiện tốt quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học, CBQL cần chú ý:

- Thiết lập bộ máy, kiểm tra đánh giá, tổ chức chấm điểm, đánh giá kết quả các hoạt động chủ nhiệm trong nhà trường. Xây dựng tiêu chí đánh giá bằng hệ thống thang điểm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giáo viên căn cứ vào Điều lệ trường Tiểu học và những tiêu chuẩn xếp loại trong “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học”.

- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên chủ nhiệm, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, kiểm tra chương trình chủ nhiệm, nề nếp chủ nhiệm, phương pháp chủ nhiệm theo hướng đổi mới.

- Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra, đánh giá trong quản lý nhà trường là công việc không thể thiếu. Hoạt động này nhằm thu thập thông tin, tiếp nhận các dữ kiện, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, đối chiếu với mục tiêu để có những quyết định tiếp theo trong quá trình điều hành hoạt động dạy học. Khi kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm sẽ có những thông tin giúp cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường nắm bắt đầy đủ hơn về hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt hoạt động này, cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí